HỘI THẢO

Giúp nông dân xóa nghèo bền vững

Ngày đăng: 30 | 08 | 2011

Được sự hỗ trợ của Chương trình Heifer Việt Nam, tháng 6.2008, Hội ND tỉnh Bến Tre chọn 2 ấp Xương Thạnh B, Xương Hòa II, thuộc xã Thới Thạnh, để thực hiện chương trình hỗ trợ con giống, vốn.

Mỗi năm bò “đẻ” 10 triệu đồng
Sau khi tập huấn kỹ thuật, mỗi hộ được hỗ trợ 500.000 đồng để làm chuồng trại, 300.000 đồng để làm hố ủ phân, 200.000 đồng cỏ giống, 1 con bò cái tơ khoảng 155-175kg. Sau 3 năm, các hộ này phải trả lại 1 con bò cái cho chương trình, để chuyển cho hộ khác chăn nuôi.
Anh Lê Hoàng Oai bên con bò của chương trình giao cho.
 
Ngoài ra, dự án còn cho mỗi hộ vay 1,5 triệu đồng để nuôi cá, nuôi tôm càng xanh, nuôi gà, vịt, nuôi dê, trồng bắp lai… trong thời gian chờ bò sinh sản. Hai nhóm có lịch sinh hoạt định kỳ hàng tháng. Các buổi sinh hoạt nhằm triển khai công việc của nhóm, nắm tình hình đàn bò và việc sử dụng vốn vay, để có hướng xử lý kịp thời. Mỗi kỳ sinh hoạt, mỗi thành viên trong nhóm góp 5.000 đồng vào quỹ tiết kiệm, để thăm hỏi và hỗ trợ nhau khi ốm đau, bệnh tật.
Ông Võ Văn Ân - Chủ tịch UBND xã Thới Thạnh cho biết: “Sau 3 năm, mỗi gia đình có thêm từ 3 - 4 con bò, trị giá khoảng 30 triệu đồng. Nếu nuôi bò tốt, mỗi năm, một hộ sẽ có thêm thu nhập từ 8-10 triệu đồng. Cái hay của dự án là nâng cao được ý thức tự vươn lên thoát nghèo của bà con, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, biết tích lũy trong chăn nuôi sản xuất, ý thức giữ vệ sinh môi trường".
Nhân rộng mô hình
Chúng tôi đến thăm gia đình các anh Lê Văn Kiêm, Lê Hoàng Oai, Hồ Văn Trang ở ấp Xương Thạnh B vào những ngày giữa tháng 8. Điều chúng tôi nhận thấy đầu tiên là khuôn viên nhà nào cũng sạch sẽ, khang trang. Các anh cho biết, từ ngày tham gia chương trình đến nay, hộ nào cũng đã bán 2 con bò và trả cho chương trình 1 con. Ngoài ra, các anh còn trồng dừa, nuôi cá, nuôi gà, vịt để tăng thêm thu nhập.
“Cái hay của dự án là nâng cao được ý thức tự vươn lên thoát nghèo của bà con, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, biết tích lũy trong chăn nuôi sản xuất và có ý thức giữ vệ sinh môi trường.” Ông Võ Văn Ân - Chủ tịch UBND xã Thới Thạnh.
"Gia đình tôi có 2 công đất (2.000m2) trồng dừa, mỗi tháng chỉ bán được 700-800 nghìn đồng, nên trong nhà cứ thiếu tới, hụt lui… Từ khi tham gia Chương trình "Phát triển chăn nuôi và Nâng cao mức sống cho nông hộ dựa trên các nhóm tương trợ", vừa có bò để nuôi, vừa có vốn nuôi cá, nuôi gà, vịt, nên cuộc sống của gia đình khá hơn trước nhiều…"- anh Oai tâm sự.
Sau thành công ở xã Thới Thạnh, đầu năm 2010, Hội ND tỉnh tiếp tục triển khai dự án tại xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú, với quy mô 5 nhóm, mỗi nhóm 24 hộ, kinh phí thực hiện trên 2,3 tỷ đồng. Mỗi hộ trong nhóm được đầu tư 1 con bò cái trị giá 8 triệu đồng, hỗ trợ sản xuất 2 triệu đồng và hỗ trợ 1 triệu đồng để xây chuồng trại.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh: “Hiện nay dự án đã đi được nửa chu kỳ, đàn bò đã sinh sản trên 20% so với tổng đàn, bà con tham gia chương trình rất phấn khởi, vì đây là điều kiện để bà con vươn lên thoát nghèo. Chúng tôi dự kiến, sau 3 năm sẽ chuyển chương trình cho 120 hộ kế tiếp, chủ yếu là những hộ có thu nhập thấp. Có thể khẳng định, đây là chương trình góp phần xóa nghèo bền vững, cần phải được nhân rộng nhiều nơi".
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam”

25-8-2011

Sáng nay, ngày 25/08/2011, tại Viện Chính sách và chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) đã diễn ra hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam” do Trung tâm Thông tin phát triển NNNT tổ chức, nhằm báo cáo các kết quả nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng lương thực – thực phẩm (LTTP) tại một số đô thị lớn của miền Bắc và miền Nam.

Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Tân (Thái Bình)

17-8-2011

Đảng bộ Thanh Tân xây dựng NTM với chủ trương là phải thực hiện hai biện pháp song hành. Đó là về cơ bản phải thực hiện xây dựng phát triển địa phương theo đúng 19 tiều chí; vấn đề thứ hai là tiến tới hoàn thiện dần việc thực hiện 19 tiêu chí và nâng cấp phát triển cao hơn.

Các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

17-8-2011

Theo đó, những giải pháp tập trung chính vẫn là kiềm chế lạm phát, tiết kiệm chi ngân sách, hạn chế mua sắm tài sản công.

Động lực để làm ăn lớn

17-8-2011

Được Ngân hàng CSXH cho vay vốn, nhiều hộ nghèo ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đã đầu tư vào chăn nuôi, mở xưởng mộc, làm gạch vồ… và tạo việc làm cho nhiều lao động.

Quảng Ninh ưu tiên xã đảo, huyện nghèo

17-8-2011

Cùng lúc triệu tập toàn bộ Bí thư, Chủ tịch cấp huyện, xã về tỉnh để bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM là cách làm quyết liệt, thống nhất của Quảng Ninh. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kì nên không lãnh đạo địa phương nào vắng mặt…

Sóc Trăng: Chuẩn bị tốt cho Festival Lúa gạo lần 2

17-8-2011

Hôm 16/8, tại Tp.HCM, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức họp báo giới thiệu về Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 do tỉnh này đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 8 - 14/11 tại Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt, TP. Sóc Trăng với chủ đề “Môi trường xanh cho cánh đồng vàng” và “Vinh danh hạt ngọc Việt”.

Bứt phá từ những “cánh đồng trăm triệu”

8-8-2011

Hưng Yên là tỉnh nông nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 50% lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh Hưng Yên đã chọn hướng đi đột phá là những “cánh đồng trăm triệu”.

Bạc Liêu: Giá muối tăng, diêm dân “giải phóng” lượng muối tồn đọng

8-8-2011

Sau nhiều tháng rớt giá thê thảm, hơn một tuần nay, giá muối thương phẩm ở Bạc Liêu đã tăng cao. Hiện giá muối đen thu mua tại nhà máy dao động từ 700-900 đồng/kg; đối với muối trắng giá bán từ 1.200- 1.500 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với đầu năm.

Hà Nội tìm giải pháp giảm sức nóng nhóm hàng thực phẩm

8-8-2011

Liên tục trong nhiều tháng qua, giá mặt hàng thực phẩm tại Hà Nội tăng mạnh và hiện đang đứng ở mức cao khiến thị trường đầy nhạy cảm này luôn nóng. Đời sống dân sinh bị ảnh hưởng. Trong lúc này, cùng với sự vào cuộc của các bộ ngành Trung ương, thành phố Hà Nội đang gấp sức thực hiện các giải pháp kiềm chế sức nóng của giá cả hàng hóa mà trọng tâm là nhóm hàng thực phẩm.

Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm: Cần có gói hỗ trợ riêng nông dân

5-8-2011

Sáng qua (4.8), các đại biểu (ĐB) Quốc hội đã thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách Nhà nước (KTXH - NSNN) 6 tháng đầu năm; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển KTXH - NSNN 6 tháng cuối năm 2011; quyết toán NSNN năm 2009.

Quảng Trị: Vì sao người dân vẫn không phát triển đàn lợn?

5-8-2011

Nguyên nhân chính là giá lợn giống quá cao, giá thức ăn cũng tăng đột biến, nên dù có vốn đầu tư, người dân vẫn không có lãi.

Thông cáo báo chí: Hội thảo "TRIỂN VỌNG CÂY TRÔNG BIẾN ĐỔI GEN TẠI VIỆT NAM"

19-7-2011

Hội thảo quốc tế về “Triển vọng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức sẽ cung cấp các thông tin khoa học về việc thương mại hóa cây trồng biến đổi gen với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quổc tế