HỘI THẢO

An Giang: Tiếp sức cho làng nghề phát triển

Ngày đăng: 30 | 08 | 2011

Theo thống kê, tỉnh An Giang hiện có 34 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) , trong đó có 24 làng nghề được UBND tỉnh An Giang công nhận, trong số này có 14 làng nghề truyền thống có bề dày hoạt động từ 50 năm đến trên 100 năm, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư, sản xuất nhỏ lẻ, lao động tay nghề kém…

Để tiếp sức cho các làng nghề trụ vững và phát triển, 3 năm trở lại đây tỉnh An Giang đã có nhiều chính sách ưu tiên như đầu tư 60,35 tỷ đồng triển khai 9 dự án phát triển làng nghề mới, 11 dự án làng nghề gắn với du lịch và 22 dự án bảo tồn - phát triển làng nghề. Qua đó đã tập trung hỗ trợ kỹ thuật như: nhuộm Mỹ A cho làng nghề dệt tơ lụa Tân Châu; giới thiệu sản phẩm và mô hình dệt thổ cẩm truyền thống cho đồng bào Khơme xã văn Giáo (Tịnh Biên) và tổ chức thường xuyên các lớp dạy nghề làm rập chuột, mộc, thiết kế mẫu dệt thổ cẩm; tập huấn về “Các biện pháp giảm chi phí sản xuất và thân thiện với môi trường”; hỗ trợ xây dựng dây chuyền sấy viên đường thốt lốt, sấy bánh phồng, máy dệt tơ tằm….tạo điều kiện cho các làng nghề đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao. Đặc biệt, tỉnh tạo điều kiện để các làng nghề tham gia các hội chợ có qui mô lớn giới thiệu sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế, góp phần mở rộng phát triển làng nghề, giải quyết được nhiều lao động tại chỗ...
Theo Sở Công thương, làng nghề TTCN ở tỉnh An Giang hiện giải quyết trên 18.000 lao động có thu nhập ổn định trên 1,3 triệu đồng/người/tháng, với phong phú mô hình sản phẩm như làng nghề đan đát, mộc (huyện Chợ Mới), làng nhang Bình Đức, lưỡi câu Mỹ Hòa (Long Xuyên), bánh phồng nếp (Phú Tân), làng nghề chế biến mắm (thị xã Châu Đốc), làng nghề chế biến đường thốt lốt (Tịnh Biên), dệt gấm Mỹ A (Tân Châu)… Cái hay của các làng nghề TTCN truyền thống ở An Giang phần lớn đều tập trung ở khu vực nông thôn, tạo được việc làm quanh năm, không chỉ giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động mà còn tạo việc làm cho trẻ em hay người lớn tuổi cũng làm được. Rất phấn khởi là sản phẩm làm ra không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn xuất khẩu bằng nhiều hình thức trực tiếp, xuất qua đường tiểu ngạch sang Campuchia hay thông qua việt kiều mang ra nước ngoài làm quà tặng người thân, bạn bè…Từ đầu năm đến nay các làng nghề TTCN trong tỉnh đã làm ra giá trị sản xuất trên 300 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 6.300 hộ với trên 18.600 lao động tại địa phương.
Tuy nhiên, làng nghề TTCN ở tỉnh An Giang phát triển chưa đúng tầm, còn nhiều bất cập, hạn chế, hiện mới có 23% lao động qua đào tạo; phần lớn hoạt động có qui mô nhỏ lẻ, làm thủ công, các hộ chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất nên sức cạnh tranh kém, thị trường bấp bênh.../.
Theo TTXVN

Nguồn:http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=476072

NỘI DUNG KHÁC

800 triệu đồng hỗ trợ xây dựng “làng sinh thái”

30-8-2011

Với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 800 triệu đồng từ Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), sau một năm triển khai, dự án “Xây dựng làng sinh thái tại thôn Tiên Chương, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh” đã đạt những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Giúp nông dân xóa nghèo bền vững

30-8-2011

Được sự hỗ trợ của Chương trình Heifer Việt Nam, tháng 6.2008, Hội ND tỉnh Bến Tre chọn 2 ấp Xương Thạnh B, Xương Hòa II, thuộc xã Thới Thạnh, để thực hiện chương trình hỗ trợ con giống, vốn.

Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam”

25-8-2011

Sáng nay, ngày 25/08/2011, tại Viện Chính sách và chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) đã diễn ra hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam” do Trung tâm Thông tin phát triển NNNT tổ chức, nhằm báo cáo các kết quả nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng lương thực – thực phẩm (LTTP) tại một số đô thị lớn của miền Bắc và miền Nam.

Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Tân (Thái Bình)

17-8-2011

Đảng bộ Thanh Tân xây dựng NTM với chủ trương là phải thực hiện hai biện pháp song hành. Đó là về cơ bản phải thực hiện xây dựng phát triển địa phương theo đúng 19 tiều chí; vấn đề thứ hai là tiến tới hoàn thiện dần việc thực hiện 19 tiêu chí và nâng cấp phát triển cao hơn.

Các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

17-8-2011

Theo đó, những giải pháp tập trung chính vẫn là kiềm chế lạm phát, tiết kiệm chi ngân sách, hạn chế mua sắm tài sản công.

Động lực để làm ăn lớn

17-8-2011

Được Ngân hàng CSXH cho vay vốn, nhiều hộ nghèo ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đã đầu tư vào chăn nuôi, mở xưởng mộc, làm gạch vồ… và tạo việc làm cho nhiều lao động.

Quảng Ninh ưu tiên xã đảo, huyện nghèo

17-8-2011

Cùng lúc triệu tập toàn bộ Bí thư, Chủ tịch cấp huyện, xã về tỉnh để bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM là cách làm quyết liệt, thống nhất của Quảng Ninh. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kì nên không lãnh đạo địa phương nào vắng mặt…

Sóc Trăng: Chuẩn bị tốt cho Festival Lúa gạo lần 2

17-8-2011

Hôm 16/8, tại Tp.HCM, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức họp báo giới thiệu về Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 do tỉnh này đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 8 - 14/11 tại Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt, TP. Sóc Trăng với chủ đề “Môi trường xanh cho cánh đồng vàng” và “Vinh danh hạt ngọc Việt”.

Bứt phá từ những “cánh đồng trăm triệu”

8-8-2011

Hưng Yên là tỉnh nông nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 50% lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh Hưng Yên đã chọn hướng đi đột phá là những “cánh đồng trăm triệu”.

Bạc Liêu: Giá muối tăng, diêm dân “giải phóng” lượng muối tồn đọng

8-8-2011

Sau nhiều tháng rớt giá thê thảm, hơn một tuần nay, giá muối thương phẩm ở Bạc Liêu đã tăng cao. Hiện giá muối đen thu mua tại nhà máy dao động từ 700-900 đồng/kg; đối với muối trắng giá bán từ 1.200- 1.500 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với đầu năm.

Hà Nội tìm giải pháp giảm sức nóng nhóm hàng thực phẩm

8-8-2011

Liên tục trong nhiều tháng qua, giá mặt hàng thực phẩm tại Hà Nội tăng mạnh và hiện đang đứng ở mức cao khiến thị trường đầy nhạy cảm này luôn nóng. Đời sống dân sinh bị ảnh hưởng. Trong lúc này, cùng với sự vào cuộc của các bộ ngành Trung ương, thành phố Hà Nội đang gấp sức thực hiện các giải pháp kiềm chế sức nóng của giá cả hàng hóa mà trọng tâm là nhóm hàng thực phẩm.

Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm: Cần có gói hỗ trợ riêng nông dân

5-8-2011

Sáng qua (4.8), các đại biểu (ĐB) Quốc hội đã thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách Nhà nước (KTXH - NSNN) 6 tháng đầu năm; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển KTXH - NSNN 6 tháng cuối năm 2011; quyết toán NSNN năm 2009.