HỘI THẢO

Lợi ích từ việc dạy nghề cho nông dân ở Ninh Bình

Ngày đăng: 31 | 08 | 2011

Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ từng bước được triển khai đồng bộ, đúng hướng và đạt được kết quả tích cực.

Đề án đã góp phần làm chuyển biến về nhận thức của toàn xã hội về vai trò của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực nông thôn, tạo ra một “cuộc đua” giữa các cơ sở đào tạo nghề, mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học. Thực tế cho thấy việc thực hiện Đề án đào tạo nghề đã góp phần hình thành hệ thống dạy nghề chính quy với ba cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) và dạy nghề thường xuyên (không chính quy), thay thế dạy nghề ngắn hạn và dài hạn, đồng thời chuyển dần sang dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Trong đó mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển nhanh, rộng khắp với 51 cơ sở dạy nghề, góp phần nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề năm 2010 lên mức 28%.
Năm 2010, thời điểm đề án dạy nghề cho lao động nông thôn bắt đầu được triển khai, nhưng chưa nhiềucơ sở dạy nghề trên địa bàn tham gia. Bước vào năm 2011, đã có sự gia tăng đột biến số lượng các cơ sở dạy nghề đăng ký mở lớp cho lao động nông thôn. Đến thời điểm này, đã có hơn 30 cơ sở dạy nghề nhập cuộc. Dạy nghề cho lao động nông thôn không chỉ thu hút sự quan tâm của các cơ sở dạy nghề, mà nhiều doanh nghiệp cũng tham gia vào lĩnh vực này. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh ta có khoảng 3000 doanh nghiệp. Gần 70% trong số đó có các ngành nghề phù hợp với lao động nông thôn. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ở huyện Yên Khánh chia sẻ: Khi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Và quan trọng là sau khi được đào tạo, chất lượng nguồn lao động được nâng cao sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của công ty.
Về kinh phí dành cho công tác dạy nghề ở tỉnh ta đã được cấp trực tiếp cho các cơ sở đào tạo nghề. Điều đó đã tạo được sự chủ động trong việc lập kế hoạch đào tạo nghề ở mỗi đơn vị. Mặt khác, tham gia vào Đề án dạy nghề lao động nông thôn, các cơ sở dạy nghề được hưởng lợi khá nhiều như: về kinh phí đào tạo, nâng cao chất lượng lao động… Ông Hà Đức Hải, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nho Quan cho biết: Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn thực sự trở thành cơ hội phát triển không chỉ về chuyên môn đào tạo mà còn ở nguồn thu cho các trường dạy nghề. Do vậy, tôi tin không một cơ sở dạy nghề nào có thể bỏ qua cơ hội dạy nghề cho lao động nông thôn. Nhất là khi cơ hội ấy ngày càng mang tính bền vững...
Cùng với việc đăng ký mở lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp rất tích cực nâng cấp cơ sở nhà xưởng, trang thiết bị dạy và học, bổ sung đội ngũ giáo viên, giáo trình... đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo nghề cho lao động nông thôn, kể cả các nghề mang tính đặc thù nông nghiệp. Mặt khác, điều này đã góp phần buộc các cơ sở dạy nghề phải chủ động vào “cuộc đua” tìm kiếm, thu hút người học. “Cuộc đua” này đang ngày càng quyết liệt hơn, khi rất nhiều cơ sở dạy nghề có chung một ngành nghề đào tạo. Theo đó, để nhận được các hợp đồng dạy nghề với địa phương, các cơ sở dạy nghề phải khẩn trương triển khai các hoạt động tiếp cận, biết cách quảng bá năng lực...
Ông Đào Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Ninh Bình, cho biết: Trung tâm từ trước đến nay vẫn tham gia đào tạo một số nghề, trong đó có những nghề Trung tâm đào tạo rất có uy tín, ví dụ như nghề may. Thế nhưng ngay sau khi có kế hoạch phân bổ kinh phí, Trung tâm vẫn phải nhanh chóng cho cán bộ đến các huyện, thị liên hệ, nắm bắt nhu cầu dạy nghề phù hợp với chiến lược phát triển của từng địa phương, nhu cầu học nghề của lao động bản địa và cam kết với họ về một cơ chế phối hợp hợp lý và hiệu quả.
Khi đã vào cuộc cạnh tranh thì các đơn vị dạy nghề của địa phương hoặc các đơn vị đóng tại địa phương chưa chắc đã chiếm ưu thế trong công tác dạy nghề cho địa phương ấy. Nhiều huyện, thị mặc dù trên địa bàn có cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, song vẫn ký các hợp đồng dạy nghề với các cơ sở bên ngoài, như huyện Gia Viễn, đối với nghề mây tre đan thì có thể nói nơi đây chính là cái nôi, là trung tâm với nhiều cơ sở có đủ năng lực tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, huyện vẫn duy trì hợp tác dạy nghề này với đầu mối cũ là Hội Nông dân Việt Nam (trụ sở tại Hà Nội). Tương tự như các lớp nghề đính hạt cườm, đan se cói trên cũi sắt, huyện cũng giao cho Doanh nghiệp Thành Hóa thực hiện…
Thực tế này chính là lực đẩy quan trọng nhất để các cơ sở dạy nghề tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn. Quan trọng hơn, những nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu mỗi năm tuyển sinh đào tạo cho khoảng 17.000 lượt người, đưa tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đến năm 2015 đạt 40% và đến năm 2020 đạt 55%. Đồng thời đảm bảo giai đoạn 2011-2015 có 70-80% và giai đoạn 2015-2020 có 80-90% số lao động học nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm./.
Theo Báo Ninh Bình

Nguồn: http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30361&cn_id=474264

NỘI DUNG KHÁC

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

31-8-2011

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2015, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 2,4 lần so với hiện nay.

Bảo vệ, phát triển rừng và đa dạng sinh học

30-8-2011

Tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ngay từ bây giờ chúng ta phải có hành động cụ thể để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, một trong những giải pháp quan trọng là phải bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Xây dựng NTM ở Vĩnh Long: Tạo chuyển biến về nhận thức trong cán bộ và nhân dân

30-8-2011

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa IX đề ra mục tiêu phấn đấu năm 2015 toàn tỉnh có trên 20% xã đạt tiêu chí xã NTM. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị. Ông Trương Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, Phó ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh trả lời NNVN về vấn đề này.

An Giang: Tiếp sức cho làng nghề phát triển

30-8-2011

Theo thống kê, tỉnh An Giang hiện có 34 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) , trong đó có 24 làng nghề được UBND tỉnh An Giang công nhận, trong số này có 14 làng nghề truyền thống có bề dày hoạt động từ 50 năm đến trên 100 năm, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư, sản xuất nhỏ lẻ, lao động tay nghề kém…

800 triệu đồng hỗ trợ xây dựng “làng sinh thái”

30-8-2011

Với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 800 triệu đồng từ Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), sau một năm triển khai, dự án “Xây dựng làng sinh thái tại thôn Tiên Chương, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh” đã đạt những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Giúp nông dân xóa nghèo bền vững

30-8-2011

Được sự hỗ trợ của Chương trình Heifer Việt Nam, tháng 6.2008, Hội ND tỉnh Bến Tre chọn 2 ấp Xương Thạnh B, Xương Hòa II, thuộc xã Thới Thạnh, để thực hiện chương trình hỗ trợ con giống, vốn.

Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam”

25-8-2011

Sáng nay, ngày 25/08/2011, tại Viện Chính sách và chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) đã diễn ra hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam” do Trung tâm Thông tin phát triển NNNT tổ chức, nhằm báo cáo các kết quả nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng lương thực – thực phẩm (LTTP) tại một số đô thị lớn của miền Bắc và miền Nam.

Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Tân (Thái Bình)

17-8-2011

Đảng bộ Thanh Tân xây dựng NTM với chủ trương là phải thực hiện hai biện pháp song hành. Đó là về cơ bản phải thực hiện xây dựng phát triển địa phương theo đúng 19 tiều chí; vấn đề thứ hai là tiến tới hoàn thiện dần việc thực hiện 19 tiêu chí và nâng cấp phát triển cao hơn.

Các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

17-8-2011

Theo đó, những giải pháp tập trung chính vẫn là kiềm chế lạm phát, tiết kiệm chi ngân sách, hạn chế mua sắm tài sản công.

Động lực để làm ăn lớn

17-8-2011

Được Ngân hàng CSXH cho vay vốn, nhiều hộ nghèo ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đã đầu tư vào chăn nuôi, mở xưởng mộc, làm gạch vồ… và tạo việc làm cho nhiều lao động.

Quảng Ninh ưu tiên xã đảo, huyện nghèo

17-8-2011

Cùng lúc triệu tập toàn bộ Bí thư, Chủ tịch cấp huyện, xã về tỉnh để bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM là cách làm quyết liệt, thống nhất của Quảng Ninh. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kì nên không lãnh đạo địa phương nào vắng mặt…

Sóc Trăng: Chuẩn bị tốt cho Festival Lúa gạo lần 2

17-8-2011

Hôm 16/8, tại Tp.HCM, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức họp báo giới thiệu về Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 do tỉnh này đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 8 - 14/11 tại Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt, TP. Sóc Trăng với chủ đề “Môi trường xanh cho cánh đồng vàng” và “Vinh danh hạt ngọc Việt”.