HỘI THẢO

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày đăng: 31 | 08 | 2011

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2015, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 2,4 lần so với hiện nay.

Tính đến hết quí 2/2011, tổng số doanh nghiệp đăng ký (DNĐK) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 2.574 đơn vị, với số vốn đăng ký(ĐK) trên 14. 400 tỷ đồng; trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là 2.497 đơn vị, chiếm 97%. Ngoài ra còn có 471 đơn vị đăng ký các chi nhánh, văn phòng đại diện, riêng trong giai đoạn 2006- 2010 đã có 1.730 đơn vị được thành lập mới, gấp 2,3 lần giai đoạn 2001-2005.
Sự phát triển doanh nghiệp nói chung và các DNNVV có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh (Tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào GDP của tỉnh chiếm 35%). Các DNNVV có số vốn đầu tư ban đầu không lớn, nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp ở cả đô thị và nông thôn; ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực; có khả năng huy động và khai thác các nguồn lực, tiềm năng, tạo cơ hội cho nhiều tầng lớp dân cư có thể tham gia đầu tư, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hơn giữa các thành phần kinh tế. Những năm qua tỷ trọng đóng góp của DNNVV trong GDP của tỉnh là 30%; giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho 88.090 người lao động; chiếm tỷ trọng 17,1% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Sự phát triển và kết quả hoạt động của các DNNVV trong những năm qua đã huy động được các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Kết quả trên đã tạo thêm cơ sở, động lực cho phát triển mạnh DNNVV của tỉnh Bắc Giang đến năm 2015. Với mục tiêu tăng tốc độ phát triển DNNVV cả về số lượng và chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần tăng thu ngân sách, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh; gải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Số lương doanh nghiệp được thành lập mới tăng 2,4 lần, mỗi năm đăng ký thành lập mới khoảng 600 DN; mỗi năm tạo thêm khoảng 9.000 chỗ làm mới. Hàng năm có trên 10% số DN được hỗ trợ đổi mới nâng cao năng lực, công nghệ, trình độ kỹ thuật; 30% DN được trợ giúp pháp lý; trên 40% DN được hỗ tợ thông tin và tư vấn doanh nghiệp. Tỷ trọng đóng góp của DNNVV vào GDP của tỉnh chiếm từ 35%.
11 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển DNNVV ở Bắc Giang, trước hết là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện và thực hiện tôt cơ chế "một cửa", cơ chế "một cửa liên thông" nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV để giúp các DNNVV có thêm điều kiện vay vốn khi không có đủ tài sản thế chấp, khơi thêm nguồn vốn tín dụng giúp các DN tăng cường năng lực tài chính để sản xuất kinh doanh; thành lập quỹ phát triển DNNVV. công bố công khai quỹ đất, đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề cho các DNNVV thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các DNNVV phát triển và mở rộng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Cung cấp thông tin thị trường trong nước và nước ngoài về giá cả, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, trang thiết bị công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh. Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho các DNNVV trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư; thuê đất đai; quản trị doanh nghiệp; quyết toán thuế; kỹ năng hội nhập kinh tế. Hình thành mạng lưới tư vấn pháp luật, nhất là pháp luật kinh doanh...
Để thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển DNNVV đến năm 2015, tỉnh Bắc Giang xác định 50 đầu việc phải làm và giao cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành chức năng tổ chức thực hiện. Trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư có 10 việc phải làm, như được tỉnh giao làm đầu mối, chủ trì phới hợp với các ban, ngành xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm và 5 năm; các chính sách phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy chế phới hợp liên ngành trong quản lý doanh nghiệp; xây dựng quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; thực hiện kết nối thông tin trong hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia; tư vấn pháp lý, đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư và các thủ tục hành chính khác để trợ giúp phát triển doanh nghiệp .
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=475648

NỘI DUNG KHÁC

Bảo vệ, phát triển rừng và đa dạng sinh học

30-8-2011

Tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ngay từ bây giờ chúng ta phải có hành động cụ thể để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, một trong những giải pháp quan trọng là phải bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Xây dựng NTM ở Vĩnh Long: Tạo chuyển biến về nhận thức trong cán bộ và nhân dân

30-8-2011

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa IX đề ra mục tiêu phấn đấu năm 2015 toàn tỉnh có trên 20% xã đạt tiêu chí xã NTM. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị. Ông Trương Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, Phó ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh trả lời NNVN về vấn đề này.

An Giang: Tiếp sức cho làng nghề phát triển

30-8-2011

Theo thống kê, tỉnh An Giang hiện có 34 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) , trong đó có 24 làng nghề được UBND tỉnh An Giang công nhận, trong số này có 14 làng nghề truyền thống có bề dày hoạt động từ 50 năm đến trên 100 năm, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư, sản xuất nhỏ lẻ, lao động tay nghề kém…

800 triệu đồng hỗ trợ xây dựng “làng sinh thái”

30-8-2011

Với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 800 triệu đồng từ Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), sau một năm triển khai, dự án “Xây dựng làng sinh thái tại thôn Tiên Chương, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh” đã đạt những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Giúp nông dân xóa nghèo bền vững

30-8-2011

Được sự hỗ trợ của Chương trình Heifer Việt Nam, tháng 6.2008, Hội ND tỉnh Bến Tre chọn 2 ấp Xương Thạnh B, Xương Hòa II, thuộc xã Thới Thạnh, để thực hiện chương trình hỗ trợ con giống, vốn.

Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam”

25-8-2011

Sáng nay, ngày 25/08/2011, tại Viện Chính sách và chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) đã diễn ra hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam” do Trung tâm Thông tin phát triển NNNT tổ chức, nhằm báo cáo các kết quả nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng lương thực – thực phẩm (LTTP) tại một số đô thị lớn của miền Bắc và miền Nam.

Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Tân (Thái Bình)

17-8-2011

Đảng bộ Thanh Tân xây dựng NTM với chủ trương là phải thực hiện hai biện pháp song hành. Đó là về cơ bản phải thực hiện xây dựng phát triển địa phương theo đúng 19 tiều chí; vấn đề thứ hai là tiến tới hoàn thiện dần việc thực hiện 19 tiêu chí và nâng cấp phát triển cao hơn.

Các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

17-8-2011

Theo đó, những giải pháp tập trung chính vẫn là kiềm chế lạm phát, tiết kiệm chi ngân sách, hạn chế mua sắm tài sản công.

Động lực để làm ăn lớn

17-8-2011

Được Ngân hàng CSXH cho vay vốn, nhiều hộ nghèo ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đã đầu tư vào chăn nuôi, mở xưởng mộc, làm gạch vồ… và tạo việc làm cho nhiều lao động.

Quảng Ninh ưu tiên xã đảo, huyện nghèo

17-8-2011

Cùng lúc triệu tập toàn bộ Bí thư, Chủ tịch cấp huyện, xã về tỉnh để bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM là cách làm quyết liệt, thống nhất của Quảng Ninh. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kì nên không lãnh đạo địa phương nào vắng mặt…

Sóc Trăng: Chuẩn bị tốt cho Festival Lúa gạo lần 2

17-8-2011

Hôm 16/8, tại Tp.HCM, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức họp báo giới thiệu về Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 do tỉnh này đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 8 - 14/11 tại Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt, TP. Sóc Trăng với chủ đề “Môi trường xanh cho cánh đồng vàng” và “Vinh danh hạt ngọc Việt”.

Bứt phá từ những “cánh đồng trăm triệu”

8-8-2011

Hưng Yên là tỉnh nông nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 50% lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh Hưng Yên đã chọn hướng đi đột phá là những “cánh đồng trăm triệu”.