HỘI THẢO

Thanh Hóa: Xả lũ hồ Yên Mỹ, dân nghèo ngắc ngoải

Ngày đăng: 14 | 09 | 2011

Đến thời điểm này, mưa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ngớt song nước trên các cánh đồng lúa ở Tĩnh Gia, Nông Cống, Quảng Xương rút rất chậm. Hàng ngàn ha lúa mùa và hoa màu vẫn đang bị chìm trong nước.

Toàn bộ diện tích lúa bị ngập úng mấy ngày liền coi như mất trắng. Ngoài ra có 714 nhà dân bị ngập, 561ha nuôi trồng thủy sản bị nước tràn qua. Hệ thống đê bao, đê cầu Hung, cầu Fe bị vỡ 6 đoạn dài 43m và đê sông Con bị sạt, tràn cuốn trôi 22.000 m3 đất đá. Thiệt hại dự tính lên đến 385 tỷ đồng.
Tại Nông Cống, tâm điểm của những thiệt hại do mưa lũ, để cắt nghĩa thêm vì sao nơi đây liên tục bị ngập úng mỗi khi có mưa lớn. Câu trả lời mà chúng tôi nhận được từ chính người dân sống trong các vùng ngập úng cho đến vị Chủ tịch UBND huyện đều có chung một lời đáp là do việc quy hoạch đầu tư cho thủy lợi chưa đến nơi đến chốn, chưa đồng bộ. Thêm nữa là việc xả lũ của hồ Yên Mỹ không tuân thủ đúng các quy định là những nguyên nhân chính gây ra ngập úng nặng trong mấy ngày qua.
Hồ Yên Mỹ xả lũ bất chấp quy định
 
Thông tin xả lũ ở hồ Yên Mỹ chúng tôi được ông Lê Xuân Thủy- TGĐ Cty TNHH MTV thủy lợi Sông Chu, đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành hồ cho biết: “Do mưa lớn, nước trong hồ vượt quá cao trình thiết kế, để đảm bảo an toàn cho hồ, chúng tôi đã cho xả lũ. Việc xã lũ được bắt đầu 20h ngày 9/9 và kết thúc lúc 9h sáng 10/9. Tốc độ xả lũ đạt 82m3/s”. Như vậy, chừng ấy thời gian đã có hơn 3 triệu m3 nước tuồn xuống vùng hạ lưu thuộc các xã vùng trũng của huyện Nông Cống. Cùng với lượng mưa 300mm và hơn 3 triệu m3 nước từ hồ Yên Mỹ trút xuống đã nhấn chìm 1.491ha lúa mùa của nông dân trong huyện và 288 nhà dân bị ngập úng, trong đó 100% diện tích lúa và hoa màu của xã Tượng Sơn bị mất trắng.
Ông Trần Văn Thuấn- Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho hay: “Sáng 10/9, tôi có mặt ở hồ Yên Mỹ và tỏ thái độ rất kiên quyết thì phía Cty Sông Chu mới chịu đóng cửa van lại, không cho xả lũ tiếp nữa. Thực tình mà nói, nếu cứ để cho họ xả hết ngày hôm đó thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”. Ông Tiến- Phó chủ tịch UBND huyện có mặt trong đoàn kiểm tra thiệt hại mưa lũ lúc đó nói thêm rằng: “Việc xả lũ đúng ra phải kiểm soát được hạ lưu, đằng này người ta chưa kiểm soát được hạ lưu mà vội cho xả lũ như vậy sẽ vừa nguy hiểm và thiệt hại sẽ khôn lường. Một thực tế là hàng năm cứ khi có mưa lớn là hồ Yên Mỹ lại xả lũ và khi xả lũ là ngập úng xảy ra trên diện rộng. Năm ngoái cũng vì xả lũ mà ngoài nhà dân và lúa bị ngập còn có 3 người dân của xã Tượng Sơn bị nước lũ cuốn trôi”.
Ông Lê Xuân Chung- Bí thư chi bộ làng Phú Triều xã Tượng Sơn ngậm ngùi nhìn người dân đi vớt lúa, xót xa: “Nếu không kịp thời lên ngăn việc xả lũ ở hồ thì đồng nghĩa cả dân làng chúng tôi sẽ bị nhấn chìm sâu dưới biển nước chứ đừng nói chỉ mình lúa bị ngập. Bởi lẽ, toàn bộ khu vực này nằm lọt thỏm ở giữa như một cái lòng chảo mà một bên là núi và một bên là đê ngăn lũ thuộc huyện Tĩnh Gia”.
Chúng tôi đã liên lạc với Văn phòng BCH PCLB Thanh Hóa thì được biết BCH PCLB tỉnh không có lệnh xả lũ đối với hồ Yên Mỹ. Như vậy, việc xả lũ ở đây do phía Cty TNHH MTV thủy nông Sông Chu tự ý thực hiện. Vấn đề này tỉnh Thanh Hóa cần phải làm rõ trách nhiệm đối với Cty.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/48/48/48/83721/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Đưa nghề trồng nấm về khu phố

14-9-2011

10 năm lại đây, bà con khối phố 3, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam ngoài làm nông còn có thu nhập thêm nhờ trồng nấm rơm.

Vang danh nhờ dâu tây VietGAP

14-9-2011

1.000m2 dâu tây của gia đình anh Nguyễn Hữu Tuấn, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận ngày 7.1.2005. Đây là một trong những mô hình điển hình đầu tiên của tỉnh về sản xuất sạch và an toàn theo VietGAP.

Hải Phòng: Người trồng nấm lao đao

12-9-2011

Nhờ trồng nấm, hàng trăm hộ ND ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có của ăn của để. Song, thời gian qua, do mua phải giống nấm dính bệnh, nên năng suất thấp, thậm chí mất trắng khiến nhiều hộ lao đao.

Lào Cai: Đẩy mạnh thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu

12-9-2011

Phát triển kinh tế cửa khẩu để có nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) bền vững, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Chôm chôm Tân Phong mơ ra thế giới

8-9-2011

Xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là vùng trồng chôm chôm chuyên canh có tiếng của ĐBSCL, với diện tích trên 430ha, giống trồng chủ yếu là chôm chôm Java. Đây là giống chôm chôm phù hợp cho xuất khẩu nên được tỉnh chú ý đầu tư áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Diện mạo nông thôn mới ở TP.Hồ Chí Minh: Đổi thay lớn sau 2 năm

8-9-2011

Sau xã điểm Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), với sức mạnh về kinh tế, TP.Hồ Chí Minh đang thực hiện tiếp chương trình xây dựng NTM tại 5 xã điểm nữa. Trong tương lai không xa, sẽ có rất nhiều xã ở TP. Hồ Chí Minh đạt chuẩn về NTM.

Giúp dân mất đất chuyển nghề

8-9-2011

Nằm trong vùng quy hoạch khu đô thị Di Trạch - Kim Chung, nên hầu hết đất nông nghiệp của xã Kim Chung, Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội) bị thu hồi. Ngân hàng CSXH huyện Hoài Đức đã kịp thời cho người dân vay vốn để chuyển nghề...

Khổ vì rau an toàn

8-9-2011

Hàng trăm hộ nông dân của tỉnh Quảng Ngãi đang lâm vào cảnh dở khóc dở mếu vì trót tham gia trồng rau an toàn.

Nhiều giải pháp chống hạn cứu lúa ở Bình Định

7-9-2011

Từ nhiều tháng nay, nắng nóng kéo dài tại hầu hết các địa phương trong tỉnh Bình Định làm cho hàng chục ngàn hecta lúa, hoa màu bị hạn hán nghiêm trọng, hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình này, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp chống hạn…

Ô nhiễm môi trường sông Đồng Nai: Nghề cá chết dần

5-9-2011

Nước sông Đồng Nai ô nhiễm khiến nguồn lợi thủy sản phong phú vốn có trong tự nhiên mất dần theo thời gian. Bên cạnh đó, nhà lồng nuôi cá trên sông cũng điêu đứng vì nạn cá chết hàng loạt liên tục tái diễn.

Tích xu nhỏ, làm chuyện lớn

31-8-2011

Những đồng tiền gửi tiết kiệm ít ỏi do những người nông dân nghèo chắt chiu dành dụm ngày qua tháng đang kể một câu chuyện lớn: câu chuyện về quá trình thay đổi nhận thức của người dân, từ một sự để dành “có phong trào” đến chuyện nỗ lực tích cóp…

Lợi ích từ việc dạy nghề cho nông dân ở Ninh Bình

31-8-2011

Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ từng bước được triển khai đồng bộ, đúng hướng và đạt được kết quả tích cực.