HỘI THẢO

Kon Tum tổng kết 10 năm chương trình cơ khí hóa nông nghiệp

Ngày đăng: 03 | 10 | 2011

Ngày 28-9, tại TP Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai thực hiện chương trình phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn (1991-2010). Đồng chí Phạm Thanh Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND 9 huyện, thành phố của tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Phạm Thanh Hà phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo tổng kết tại Hội nghị do lãnh đạo Sở Công thương Kon Tum trình bày khẳng định: Sau 10 năm triển khai thực hiện, Chương trìnhphát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn (1991-2010) đã từng bước đi vào cuộc sống, có tính thiết thực cao, phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế nông thôn của tỉnh. Đến nay, tổng tỉ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp của tỉnh đạt 138,8 HP (HP= tổng công suất máy móc nông nghiệp hiện có)/100ha. Hiện tại, tất cả diện tích canh tác tập trung tại các huyện, thành phố đã được sử dụng nguồn động lực chủ yếu từ 12-28 HP phục vụ khâu canh tác trên đồng. Đối với những diện tích chuyên canh và tập trung đã được cơ giới hóa 100% trong công tác tưới tiêu. Khâu chăm sóc diệt cỏ, trừ sâu đã được trang bị 100% loại hình bơm đeo vai thủ công. Đã trang bị 100% các máy đập lúa di động phục vụ khâu thu hoạch, sử dụng các máy sạ lúa rãi hàng tập trung tại các địa phương có diện tích trồng lúa nước lớn. Khâu chế biến nông sản, vận chuyển nông thôn đã từng bước được cơ giới hóa…
Báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại trong quá trình thực hiện Chương trình phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, đó là: còn thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành và chính quyền địa phương trong hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc phát triển cơ khí, dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, nơi không cần lại được cấp, nơi cần thì không có, có nơi được cung cấp trang thiết bị nhưng tính năng không phù hợp với điều kiện canh tác (như ruộng bậc thang lại cấp máy cày tay có rơ mooc, máy tuốt lúa gắn động cơ; hộ nghèo lại được cấp máy sấy nông sản nên dẫn đến tình trạng máy nhận về đã không được sử dụng…).
Bài học kinh nghiệm mà Hội nghị rút ra là: Trong quá trình thực hiện, các cơ quan hữu quan cấp tỉnh (như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Ban Dân tộc) cùng nhau phối hợp tốt với chính quyền cấp huyện và xã trong công tác hỗ trợ máy móc cơ khí phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ phải gắn với nhu cầu thiết thân của mỗi địa phương, người dân. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân nâng cao ý thức sử dụng, bảo quản để kéo dài tuổi thọ của máy móc…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Phạm Thanh Hà nhấn mạnh: Chương trình phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn là đề án có quy mô đầu tư rộng khắp, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn; qua đó cải thiện, nâng cao mức sống người dân ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới. Do đó, đồng chí Phó Chủ tịch yêu cầu từ bài học kinh nghiệm rút ra tại Hội nghị, các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương có những giải pháp khắc phục tồn tại, phát huy ưu điểm để thực hiện tốt hơn chương trình trong thời gian tới tại địa phương, góp phần đưa nhanh chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả./.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=481837

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất lúa lai F1: Thành công của Yên Định trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp

3-10-2011

Yên Định là một trong những huyện trọng điểm về canh tác lúa của Thanh Hoá. Trên cơ sở coi trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nên Yên Định đã trở thành địa phương sản xuất lúa lai F1 lớn nhất của Thanh Hoá. Qua đó, địa phương đã gia tăng được sản lượng trên một đơn vị diện tích, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho nông dân.

Phú Yên: Tạo điều kiện ngư dân phát triển nghề câu cá ngừ đại dương

3-10-2011

Câu cá ngừ đại dương là một trong những thế mạnh của kinh tế biển tỉnh Phú Yên với sản lượng hàng năm từ 4.600 tấn trở lên. Mùa câu cá ngừ đại dương năm nay, ngư dân tỉnh Phú Yên đã khai thác được 5.610 tấn, tăng 13,8% so cùng kỳ năm ngoái.

Bến Tre: Mùa chôm chôm nhiều vị "đắng"

3-10-2011

Hơn nửa tháng nay, nhiều nhà vườn ở các xã Tân Phú, Tiên Thủy, Tiên Long (Châu Thành) và Phú Phụng, Vĩnh Bình, Vĩnh Thành, Sơn Định (Chợ Lách)… vào vụ thu hoạch chôm chôm. Chôm chôm trúng mùa, nhưng mang nhiều vị “đắng”…

Đê vỡ liên tiếp ở ĐBSCL: Nhấn chìm hàng chục nghìn ha lúa

29-9-2011

Khoảng 3 giờ 30 ngày 28.9, tuyến đê bao Cả Mũi ở ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp đã bị vỡ khiến 500ha lúa thu đông bị nhấn chìm trong biển nước. Nhiều tuyến đê khác bị vỡ đe doạ hàng chục nghìn ha lúa thu đông ở các tỉnh ĐBSCL...

Hoang tàn làng KT mới Yên Giang: Trách nhiệm thuộc về ai?

29-9-2011

Dự án di dân phát triển kinh tế mới ở xã Yên Giang (Yên Định - Thanh Hóa) được triển khai từ năm 2000 nhằm giãn dân, giúp các gia đình ổn định cuộc sống. Nhưng hơn 10 năm trôi qua, những gì hiện hữu tại đây chỉ là những ngôi nhà xiêu vẹo, mục nát.

Đổi thay ở xã điểm Định Hòa

29-9-2011

Xã Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang) là một xã đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm trên 63,5%). Đây cũng là 1 trong 11 xã điểm được T.Ư chọn chỉ đạo xây dựng NTM.

Xây dựng vùng SX lúa giống chất lượng: Nhìn từ Ninh Bình

28-9-2011

Dự án xây dựng vùng SX lúa giống chất lượng cao (từ năm 2010 - 2012) tại xã Khánh Cường và Khánh Trung, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) do UBND huyện Yên Khánh làm chủ đầu tư. Mục tiêu của DA là hình thành mô hình SX giống lúa thuần chất lượng cao, chủ động cung cấp nguồn lúa giống SX hàng hóa cho nông dân…

Thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ ở Hải Phòng: Nông dân vẫn khó vay vốn

28-9-2011

Được hy vọng sẽ mang thêm nguồn vốn cho “tam nông” ở Hải Phòng, song kỳ thực việc thực hiện Nghị định 41 về chính sách tín dụng cho “tam nông” ở đây gặp khá nhiều khó khăn.

Khánh Hòa: Chuối phá... rừng, phá đường

28-9-2011

Được xác định là cây chủ lực, xóa đói giảm nghèo của huyện miền núi Khánh Sơn, cây chuối mốc (chuối sứ) đã được khuyến khích mở rộng diện tích làm phá vỡ quy hoạch, và đang gây tác hại không nhỏ tại địa phương này.

Tăng cường hợp tác sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề tỉnh Ninh Thuận

28-9-2011

Ngày 26/9, Sở Công thương Ninh Thuận phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề tỉnh Ninh Thuận”.

Bài toán kinh tế tập thể ở Vĩnh Long

28-9-2011

Có thể khẳng định rằng, kinh tế tập thể ở Vĩnh Long đang từng bước phát triển và xác lập được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức của người dân về kinh tế tập thể ngày càng rõ hơn, coi hợp tác là nhu cầu tất yếu của người sản xuất kinh doanh, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghệ, làng nghề truyền thống.

Hà Nội chuẩn bị cho vụ đông 2.000 tỉ

27-9-2011

Vụ đông đã thành một truyền thống, một thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của Hà Tây cũ và nay là Hà Nội mới. Năm 2010, tổng giá trị vụ đông của Hà Nội đạt tới 1.600 tỉ và vụ đông năm nay thủ đô phấn đấu kéo con số đó lên trên 2.000 tỉ.