HỘI THẢO

Xã điểm Tam Phước khoác “áo mới”

Ngày đăng: 09 | 02 | 2012

Tam Phước (Phú Ninh, Quảng Nam) là một trong 11 xã điểm được T.Ư chọn đại diện cho khu vực duyên hải Nam Trung Bộ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới. Đến nay Tam Phước đã khoác lên mình một tấm áo mới…

3 năm nhiều đổi thay
Cho đến năm 2009, Tam Phước vẫn còn là một xã nghèo của huyện Phú Ninh. Người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, nhưng hệ thống kênh mương thủy lợi lại không được đầu tư nên năng suất cây trồng kém, thu nhập nông dân thấp, bình quân chỉ đạt 8 triệu đồng/người/năm, đặc biệt cả xã có đến 13,54% hộ nghèo.
Nhiều máy móc được đầu tư cho nông dân Tam Phước nhằm cải tiến ngành nông nghiệp.
 
Ông Võ Thanh Anh- Chủ tịch UBND xã Tam Phước, cho biết: “Lúc đó, cơ sở hạ tầng của xã thấp kém, đường giao thông có tổng chiều dài 94km, nhưng chỉ mới nhựa hóa được 5,4km; hệ thống kênh mương thủy lợi dài 57km, nhưng chỉ mới kiên cố hóa được 2km; hệ thống điện chỉ có 5 trạm biến áp, 16km đường dây hạ thế nhưng đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân...”.
Thế nhưng, chỉ sau 3 năm làm nông thôn mới (NTM), hiện tại Tam Phước đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các tuyến giao thông nông thôn được bê tông hóa, nhựa hóa 100%, người dân đã an cư lạc nghiệp với trên 1.600 hộ có nhà đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, sản xuất phát triển, môi trường nông thôn đảm bảo.
Cơ cấu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp- xây dựng của Tam Phước tăng lên 37,24%, nông nghiệp từ chỗ chiếm tỷ trọng kinh tế chính, nay giảm chỉ còn 34,49%, thương mại - dịch vụ đạt 28,27%. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,91% (giảm 8,63%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 19,2 triệu đồng/người/năm, tăng 11 triệu đồng so với năm 2008, gấp 1,4 lần so với bình quân chung khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Nam.
Đi tìm sự “đổi đời”
Để đạt được các mục tiêu trên, Tam Phước đã thực hiện dồn điền đổi thửa ruộng đồng trên toàn xã. Chính quyền đã hỗ trợ 85 hộ dân mua 92 máy nông cụ phục vụ sản xuất với cơ chế hỗ trợ 30% giá trị (bình quân trên 50 triệu đồng/máy). Bên cạnh đó, hàng chục lớp đào tạo nghề cho nông dân đã được mở ra ở Tam Phước , giúp hơn 1.000 lao động phổ thông của xã có nghề vững chắc.
Hiện tại, Tam Phước có 18/19 tiêu chí xã NTM đã hoàn thành và chỉ còn tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động, Tam Phước chưa đạt. Theo UBND huyện Phú Ninh, để thực hiện được tiêu chí còn lại thì cùng lúc phải làm được hai việc: Cơ giới hóa nông nghiệp - nông thôn, sau đó tranh thủ thời gian nông nhàn để đào tạo nghề cho lao động, hướng họ đi theo một nghề mới.
Mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm xã NTM Tam Phước. Tổng Bí thư bày tỏ ấn tượng trước những kết quả mà Tam Phước đạt được, đồng thời đề nghị chính quyền cần chủ động, sáng tạo, huy động thêm nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đạt các tiêu chí xây dựng NTM bền vững.
“Tất cả những tiêu chí đã hoàn thành đều là phương tiện để hỗ trợ cho mục tiêu cuối cùng này. Khi cuộc sống người dân đã được cải thiện, cơ sở vật chất được hoàn thành, điều kiện có đầy đủ thì mới có thể chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn được. Chúng tôi sẽ phấn đấu, từ nay đến năm 2013, xã NTM Tam Phước là sẽ hoàn thành tất cả các tiêu chí” - ông Huỳnh Tấn Đức- Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh, cho biết.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Quảng Nam: Đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, nâng cao thu nhập cho người dân

9-2-2012

Quảng Nam là địa phương có sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu, nhưng tình trạng đất nông nghiệp rất manh mún và phân tán. Trước thực tế này, công tác dồn điền đổi thửa, gắn với quy hoạch sản xuất hàng hóa đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết liệt triển khai, đến nay việc dồn điền đổi thửa đã và đang phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

Hậu Giang: Đông Thạnh thoát nghèo nhờ cây trái

8-2-2012

Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.

Chăn nuôi bò sữa giúp Vĩnh Thịnh thoát nghèo

2-2-2012

Về xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong những ngày này, có thể nhận thấy, chưa bao giờ khát vọng thoát nghèo lại trỗi dậy mạnh mẽ như bây giờ. Với nỗ lực bền bỉ của người dân xã Vĩnh Thịnh, khát vọng ấy nay đã trở thành hiện thực. Cả làng, cả xã đã có thu nhập cao, ổn định nhờ mạnh dạn đưa bò sữa vào chăn nuôi.

Nghệ An: Kinh tế hợp tác xã có bước phát triển mới

2-2-2012

Năm 2011, toàn tỉnh Nghệ An phát triển mới được 28 hợp tác xã (HTX), trong đó có 2 HTX phi nông nghiệp được thành lập tại huyện vùng cao Kỳ Sơn, 4 HTX dịch vụ nông nghiệp mới được thành lập ở huyện Quế Phong, đưa tổng số HTX lên 830 đơn vị. Hầu hết các HTX hoạt động có lãi và đã giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6,3 vạn lao động.

Hà Giang: Sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt gần 61.000 tấn

2-2-2012

Chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Hà Giang. Theo thống kê của ngành chức năng, trong năm 2011 năng suất chè bình quân đạt 38 tạ/ha và sản lượng chè búp tươi trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt gần 61.000 tấn.

Hợp tác xã sản xuất nấm, hướng liên kết hiệu quả của người trồng nấm tại Đà Nẵng

11-1-2012

Tại tổ 21, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng), mới đây 22 hộ dân trên địa bàn đã góp vốn thành lập Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đồng Thuận. Đây là Hợp tác xã sản xuất, chế biến nấm thứ 7 trên địa bàn TP, qua đó góp phần để Đà Nẵng hướng đến một nền nông nghiệp chất lượng cao với hai loại sản phẩm chủ yếu là hoa và nấm.

Bình Thuận: Tìm hướng xuất khẩu thanh long bền vững

11-1-2012

Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 15.500 ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 350.000 tấn. Tuy nhiên, để có thị trường ổn định cho trái thanh long hiện nay vẫn đang là vấn đề khó, và điệp khúc được mùa mất giá lập lại thường xuyên với người nông dân.

Đồng Nai: Phát triển diện tích cây thanh long ruột đỏ

11-1-2012

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh phát triển diện tích cây thanh long ruột đỏ - một loại cây trồng đã được khảo nghiệm thành công tại huyện Trảng Bom, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3,8 lần so với trồng ngô và 6,5 lần so với trồng mía mà bà con nông dân ở đây đang sản xuất.

Các tỉnh Tây Nguyên để cà phê chín đều mới thu hoạch

17-11-2011

Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2011-2012.

Triển vọng trồng thanh long ruột đỏ trên cao nguyên Lâm Đồng

17-11-2011

Vốn quen với trồng cà phê, dâu tằm từ lâu nay nhưng một số hộ dân ở xã Nam Hà (Lâm Hà, Lâm Đồng) đã mạnh dạn thử nghiệm một mô hình làm kinh tế khá mới. Đó là đưa thanh long ruột đỏ được trồng nhiều ở Bình Thuận và một số tỉnh ven biển khác về trồng tại địa phương.

Đồng Tháp: Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa

17-11-2011

Nhằm hỗ trợ người sản xuất lúa khắc phục những thiệt hại tài chính do thiên tai, dịch bệnh gây ra, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa, giai đoạn 2011 – 2013.

Hòa Bình nhân rộng mô hình trồng rau hữu cơ

13-11-2011

Rau hữu cơ hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại hóa chất nào. Việc diệt sâu bệnh được trị bằng thuốc sinh học gừng, tỏi, ớt, ngải cứu, rượu…