HỘI THẢO

Ra ngõ gặp điển hình

Ngày đăng: 10 | 02 | 2012

Ông Trần Quang Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Bố Trạch, cho biết: “Chương trình xây dựng NTM được triển khai chưa lâu nhưng tại xã Hoàn Trạch đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào. Ở đây cứ ra ngõ là gặp điển hình hiến đất làm đường".

Tuyến đường được mở rộng ở xã Hoàn Trạch (Bố Trạch)
Những con đường của lòng dân
Hệ thống đường liên thôn của Hoàn Trạch gồm có 55 km với 5 tuyến dọc, 12 tuyến ngang, quy hoạch theo ô bàn cờ rất khoa học. Trước năm 2010, chiều rộng phổ biến của đường chính là 6m, đường phụ 4m. Hiện nay, thực hiện Chương trình xây dựng NTM, các tuyến đường đều được mở rộng thêm 2m.
Qua gặp gỡ, trao đổi với đại diện chính quyền địa phương và một số hộ dân ở đây, được biết đối với người dân Hoàn Trạch, không chỉ đến bây giờ mới thực hiện chủ trương mở rộng đường thôn, ngõ xóm. Thấy chúng tôi ngắm nghía một ngã tư được mở rộng như ở phố, ông Nguyễn Quyết, một đảng viên cao tuổi ở thôn 6, đến bắt chuyện. Ông Quyết hồ hởi: "Từ năm 2009, thực hiện theo quy hoạch mở rộng đường của xã, gia đình tôi đã tự giác hiến gần 100m2 đất".
Không chỉ vài hộ mà hầu hết các gia đình ở Hoàn Trạch đều cho rằng việc mở rộng đường là mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cho bộ mặt của địa phương. Dù mỗi lần hiến đất là tốn thêm một khoản kinh phí không nhỏ để xây dựng hàng rào nhưng tất cả các hộ dân đều tự giác trong phong trào này. "Năm nay, gia đình tôi lại tiếp tục dời hàng rào vào sâu hơn 1m nữa để bảo đảm tuyến đường dọc rộng 8m, đường ngang rộng 6m như quy hoạch chung", ông Quyết nói thêm.
Cùng tham gia góp chuyện với chúng tôi là anh Lê Văn Tư, thợ nề đang xây dựng hàng rào cho gia đình ông Quyết, cho  hay: “Nhà tôi ở thôn 7, năm trước đã phá hàng rào để hiến đất mở rộng đường. Năm nay lại hiến tiếp vì tiêu chuẩn đường rộng hơn. Hàng rào đành phá đi làm lại. Tính ra, gia đình hiến khoảng 120m2 đất vườn”.
Mỗi lần hiến đất, phá dỡ hàng rào, tốn kém không nhỏ, nhưng gia đình anh có yêu cầu hỗ trợ hay đền bù gì không? Nghe chúng tôi hỏi, anh Tư cười: “Cả làng cả xã tôi ai cũng làm vậy nên cũng chẳng ai nghĩ đến việc đòi hỏi chi cả. Cũng không có chi là điển hình mô. Nếu nói hiến đất làm đường để thực hiện Chương trình NTM là điển hình thì cả xã tôi có khoảng 95% số hộ điển hình. 5% số hộ còn lại là do không “dính” đến quy hoạch, chứ nếu có thì tôi tin họ cũng sẽ rất sẵn lòng hiến luôn thôi”.
Cũng như các gia đình nói trên, nhiều gia đình ở thôn 5 cũng đang trong quá trình xây mới hàng rào. Tại gia đình chị Trần Thị Hoa, mọi người đang khẩn trương hoàn thành nốt đoạn hàng rào vừa được phá dỡ cách đó mấy hôm và xây lại hàng rào mới. Theo thống kê sơ bộ, tổng diện tích đất được các hộ dân hiến để làm đường là hàng chục ngàn mét vuông. Những con đường liên thôn trở nên thoáng đãng, thẳng tắp. Hệ thống đường dọc, đường ngang được bố trí theo ô bàn cờ khiến cho người dễ lạc đường nhất cũng cảm thấy tự tin khi đến đây.
Làm tốt, thưởng ngay
Chúng tôi cũng đã có dịp về xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch). Phong trào hiến đất làm đường ở đây cũng được đánh giá rất cao. Ông Hồ Viết Lâm, Chủ tịch UBND xã Quảng Phương, cho hay: “Quảng Phương có gần 75 km đường giao thông. Nếu bỏ tiền giải phóng mặt bằng, làm đường theo quy chuẩn của NTM cho toàn bộ chiều dài này cũng phải mất chừng 60 tỷ đồng. Trong năm qua, bà con đã chung sức, chung lòng, tự nguyện hiến đất, tài sản làm đường được hơn 12 km theo đúng chuẩn".
Nói về phong trào hiến đất làm đường xây dựng NTM ở Quảng Bình, ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, cho hay: "Thời gian tới, tỉnh Quảng Bình tiếp tục phát động sâu rộng phong trào hiến đất làm đường giao thông trong toàn tỉnh, với sự nhập cuộc tích cực của các đoàn thể và chính quyền cơ sở. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ quan tâm, hỗ trợ bằng việc ưu tiên vốn để xây dựng hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi; biểu dương, khen thưởng những cá nhân hiến đất với diện tích lớn, những địa phương làm tốt công tác vận động, huy động sức dân trong xây dựng giao thông nông thôn”.
Phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn đã trở nên rộng khắp trong tỉnh Quảng Bình. Điển hình như xã Phong Thủy (huyện Lệ Thủy); Quảng Phương (huyện Quảng Trạch); Hoàn Trạch (Bố Trạch); Phong Hóa (Tuyên Hóa)...
Để khuyến khích phong trào này phát triển, nhiều địa phương đã có phương án thưởng điển hình bằng nhiều hình thức. Ông Lê Nam Giang,  Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa, cho biết: “Huyện đã có chủ trương thưởng ngay để động viên các địa phương làm tốt việc xây dựng đường giao thông nông thôn đúng quy chuẩn xây dựng NTM. Chúng tôi đang thưởng cho bà con ở xã Phong Hóa 100 tấn xi măng. Số xi măng thưởng này sẽ được bà con đưa vào làm đường bê tông. Những địa phương làm tốt tiếp theo cũng có những phần thưởng xứng đáng".
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/90029/Ra-ngo-gap-dien-hinh.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Yên Khoái (Lạng Sơn): Đất và người đổi mới

10-2-2012

Cửa khẩu quốc tế Chi Ma mở rộng, diện tích đất nông nghiệp của xã Yên Khoái (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) phải thu hẹp, nhưng bù lại, những dự án dạy nghề tại chỗ, hướng dẫn kỹ thuật làm VAC đã giúp bà con xóa đói, giảm nghèo...

Hiệu quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Tân Hội

10-2-2012

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai rộng khắp trên cả nước, nhiều mô hình nông thôn mới đang phát huy hiệu quả cao, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân nông thôn. Mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) là một trong những mô hình như thế.

Xã điểm Tam Phước khoác “áo mới”

9-2-2012

Tam Phước (Phú Ninh, Quảng Nam) là một trong 11 xã điểm được T.Ư chọn đại diện cho khu vực duyên hải Nam Trung Bộ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới. Đến nay Tam Phước đã khoác lên mình một tấm áo mới…

Quảng Nam: Đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, nâng cao thu nhập cho người dân

9-2-2012

Quảng Nam là địa phương có sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu, nhưng tình trạng đất nông nghiệp rất manh mún và phân tán. Trước thực tế này, công tác dồn điền đổi thửa, gắn với quy hoạch sản xuất hàng hóa đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết liệt triển khai, đến nay việc dồn điền đổi thửa đã và đang phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

Hậu Giang: Đông Thạnh thoát nghèo nhờ cây trái

8-2-2012

Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.

Chăn nuôi bò sữa giúp Vĩnh Thịnh thoát nghèo

2-2-2012

Về xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong những ngày này, có thể nhận thấy, chưa bao giờ khát vọng thoát nghèo lại trỗi dậy mạnh mẽ như bây giờ. Với nỗ lực bền bỉ của người dân xã Vĩnh Thịnh, khát vọng ấy nay đã trở thành hiện thực. Cả làng, cả xã đã có thu nhập cao, ổn định nhờ mạnh dạn đưa bò sữa vào chăn nuôi.

Nghệ An: Kinh tế hợp tác xã có bước phát triển mới

2-2-2012

Năm 2011, toàn tỉnh Nghệ An phát triển mới được 28 hợp tác xã (HTX), trong đó có 2 HTX phi nông nghiệp được thành lập tại huyện vùng cao Kỳ Sơn, 4 HTX dịch vụ nông nghiệp mới được thành lập ở huyện Quế Phong, đưa tổng số HTX lên 830 đơn vị. Hầu hết các HTX hoạt động có lãi và đã giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6,3 vạn lao động.

Hà Giang: Sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt gần 61.000 tấn

2-2-2012

Chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Hà Giang. Theo thống kê của ngành chức năng, trong năm 2011 năng suất chè bình quân đạt 38 tạ/ha và sản lượng chè búp tươi trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt gần 61.000 tấn.

Hợp tác xã sản xuất nấm, hướng liên kết hiệu quả của người trồng nấm tại Đà Nẵng

11-1-2012

Tại tổ 21, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng), mới đây 22 hộ dân trên địa bàn đã góp vốn thành lập Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đồng Thuận. Đây là Hợp tác xã sản xuất, chế biến nấm thứ 7 trên địa bàn TP, qua đó góp phần để Đà Nẵng hướng đến một nền nông nghiệp chất lượng cao với hai loại sản phẩm chủ yếu là hoa và nấm.

Bình Thuận: Tìm hướng xuất khẩu thanh long bền vững

11-1-2012

Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 15.500 ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 350.000 tấn. Tuy nhiên, để có thị trường ổn định cho trái thanh long hiện nay vẫn đang là vấn đề khó, và điệp khúc được mùa mất giá lập lại thường xuyên với người nông dân.

Đồng Nai: Phát triển diện tích cây thanh long ruột đỏ

11-1-2012

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh phát triển diện tích cây thanh long ruột đỏ - một loại cây trồng đã được khảo nghiệm thành công tại huyện Trảng Bom, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3,8 lần so với trồng ngô và 6,5 lần so với trồng mía mà bà con nông dân ở đây đang sản xuất.

Các tỉnh Tây Nguyên để cà phê chín đều mới thu hoạch

17-11-2011

Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2011-2012.