HỘI THẢO

Ruộng lúa, bờ hoa thân thiện môi trường

Ngày đăng: 15 | 03 | 2012

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).

Mô hình ruộng lúa bờ hoa ở xã Mỹ Thành Nam
Xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang là một trong 2 xã đầu tiên ứng dụng mô hình RLBH. Trong giai đoạn thử nghiệm từ tháng 6/2009 đến tháng 7/2010 đã có 5 loại hoa được chọn trồng trên bờ ruộng ở mô hình. Đó là những loại hoa có màu sắc, hương thơm phù hợp, có nhiều mật, phấn hoa, dễ trồng, ít chăm sóc và có thể trổ hoa quanh năm, gồm: cúc gót, mè, đậu bắp, sao nhái và xuyến chi.
Kết quả thử nghiệm trong mấy năm qua cho thấy mật số các loài thiên địch chính của rầy nâu như nhện lớn bắt mồi, bọ xít mù xanh và ong ký sinh của rầy nâu ở khu mô hình luôn cao hơn so với khu ruộng đối chứng. Điều này đã làm cho rầy nâu ở các ruộng mô hình không có điều kiện bộc phát thành dịch.
Không những thế, mô hình RLBH ở Mỹ Thành Nam đã cho thấy những lợi ích thiết thực về mặt môi trường và kinh tế. Chẳng hạn, số lần sử dụng thuốc trừ sâu ở mô hình là 0,5 lần/vụ, thấp hơn so với trên ruộng đối chứng là 2,5 lần/vụ. Số lần phun thuốc trừ bệnh ở mô hình ở 3,7 lần/vụ, cũng thấp hơn so với ruộng đối chứng 4,6 lần/vụ. Như vậy, mô hình RLBH đã giảm được số lần sử dụng thuốc trừ sâu so với ruộng bình thường, qua đó giảm được ảnh hưởng xấu đối với môi trường.
Về mặt kinh tế, năng suất lúa ở mô hình RLBH tại Mỹ Thành Nam đạt bình quân 6,8 tấn/ha/vụ, chỉ kém 0,1 tấn/ha so với khu đối chứng. Trong khi đó, chi phí đầu tư ở ruộng mô hình là 8.201.700 đ/ha, ruộng đối chứng là 11.400.000 đ/ha. Giá thành 1 kg lúa ở ruộng mô hình là 1.200 đ/kg, ruộng đối chứng là 1.640 đ/kg. Giá bán lúa ở ruộng mô hình là 6.000 đ/kg, ruộng đối chứng là 4.525 đ/kg, do lúa ở mô hình được SX theo quy trình GlobalGAP và được các công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Doanh thu trên ruộng mô hình là 41 triệu đ/ha, lợi nhuận 32,82 triệu đ/ha. Còn ở ruộng đối chứng, doanh thu là 31,43 triệu đ/ha, lợi nhuận 20 triệu đ/ha. Như vậy có thể thấy sau mấy năm thử nghiệm, mô hình RLBH ở Mỹ Thành Nam đã cho thấy lợi ích rõ rệt từ phòng chống dịch bệnh đến bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa. 
Tham quan mô hình ruộng lúa bờ hoa ở Tiền Giang
Từ hiệu quả đó, Sở NN- PTNT Tiền Giang đã nhân rộng mô hình này ra nhiều địa phương khác trong tỉnh. Từ năm 2010- 2011, đã có 16 mô hình RLBH được ứng dụng tại các huyện như Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Đông và Gò Công Tây. Mô hình có quy mô nhỏ nhất là 10 ha, lớn nhất là 30 ha. Tổng diện tích RLBH được thực hiện trong mấy năm qua là 600 ha. Mỗi ha PLBH nông dân Tiền Giang tiết kiệm được chi phí ở mức 1,9- 2,5 triệu đồng so với ruộng lúa thường.
Trong năm nay, Tiền Giang tiếp tục nhân rộng mô hình RLBH ra nhiều huyện, thị xã. Trong vụ đông xuân 2011- 2012, có 5 mô hình được thực hiện tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Đông và Gò Công Tây, mỗi mô hình có quy mô 20 ha. Trong vụ xuân hè, có 1 mô hình quy mô 50 ha ở huyện Cái Bè. Sang vụ hè thu, sẽ có tổng cộng 6 mô hình ở các huyện Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Châu Thành và thị xã Gò Công.
Trong đó, 4 mô hình có quy mô 50 ha và 2 mô hình có quy mô 20 ha. Như vậy, trong năm nay, diện tích RLBH của toàn tỉnh Tiền Giang là 390 ha. Sở dĩ tổng diện tích RLBH vẫn còn khiêm tốn như vậy là vì việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Theo anh Phúc, cán bộ Phòng NN- PTNT huyện Chợ Gạo, khi xây dựng mô hình ở huyện này, việc đi tìm giống các loại hoa để nhân ra tốn rất nhiều thời gian. Rồi lại phải qua mấy vụ để đánh giá xem những loại hoa nào có tác dụng nhất trong việc thu hút thiên địch để duy trì và nhân rộng.
GS Nguyễn Thơ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học BVTV Việt Nam: Bộ NN- PTNT cần có kết luận về mô hình RLBH, qua đó có chủ trương nhân rộng, phát triển mô hình này trong SX lúa ở nước ta.
TS Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV đề nghị Bộ NN-PTNT đầu tư một chương trình quốc gia để đẩy mạnh việc ứng dụng mô hình công nghệ sinh thái trong SX lúa.
Còn những loại hoa nào không thích hợp thì phải loại bỏ. Do phải mất nhiều thời gian công sức như vậy, nên việc nhân rộng mô hình ra quy mô rộng hơn, lớn hơn không thể làm trong ngày một ngày hai. TS Lê Hữu Hải, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cai Lậy cũng cho rằng nếu mở rộng ra quy mô lớn ngay từ bây giờ thì sẽ làm không nổi, mà phải mở từ từ, từng chút một. Dù vậy, từ Tiền Giang, mô hình RLBH đang dần lan ra các tỉnh trồng lúa khác ở ĐBSCL.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/91718/Ruong-lua-bo-hoa-than-thien-moi-truong.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới: Lấy Nam Mẫu làm mẫu

15-3-2012

Là một xã nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Bể, xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể) được tỉnh Bắc Kạn chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới. Tuy còn nhiều khó khăn, song bước đầu Nam Mẫu đã dồn sức vào thực hiện chương trình để làm “mẫu” cho các xã khác.

Bắc Kạn: Nhiều diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị hạn

12-3-2012

Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Kạn, vụ đông - xuân 2012, toàn tỉnh có 1.319,82ha có nguy cơ bị hạn. Hiện nay đã đến thời vụ gieo trồng, nhưng số ruộng làm đất được mới vào khoảng 70% diện tích và gieo mạ được 60%. Số diện tích hạn trong công trình là 921,15ha, diện tích hạn ngoài công trình là 398,67ha, diện tích có khả năng khắc phục được bằng máy bơm là 878,00ha, diện tích chuyển đổi cây trồng là 414,82ha.

Hội thảo tổng kết dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp – giai đoạn 2 & 3”

27-2-2012

Hội thảo tổng kết dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp – giai đoạn 2 & 3” do Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tài trợ được tổ chức vào sáng thứ 2, ngày 27/2/2012 tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.

Đắk Lắk: Ổn định diện tích cây lương thực có hạt đến năm 2015

21-2-2012

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, đến năm 2015, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt trên địa bàn trên 200.000 ha và đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn lương thực, tăng gần 4.000 ha so với hiện nay. Đây cũng là địa phương đầu tiên của khu vực Tây Nguyên đạt sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn từ năm 2010 trở lại đây.

Biến đổi khí hậu: Muối thêm vị “đắng”!

21-2-2012

Bạc Liêu là tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn nhất nước. Hiện, diêm dân đang vào vụ sản xuất muối năm 2012. Nhiều cánh đồng thu hoạch chưa được bao nhiêu nhưng đã bị những cơn mưa trái mùa làm muối trôi về với biển.

HỘI THẢO TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2012

14-2-2012

Kể từ năm 2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo thường niên về Dự báo triển vọng thị trường ngành hàng cà phê và một số ngành hàng khác. Năm 2012, IPSARD phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ tổ chức Hội thảo triển vọng thị trường Nông nghiệp Việt Nam, tập trung vào các ngành hàng quan trọng như: gạo, chăn nuôi, thủy sản, cà phê và ca cao.

Ra ngõ gặp điển hình

10-2-2012

Ông Trần Quang Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Bố Trạch, cho biết: “Chương trình xây dựng NTM được triển khai chưa lâu nhưng tại xã Hoàn Trạch đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào. Ở đây cứ ra ngõ là gặp điển hình hiến đất làm đường".

Yên Khoái (Lạng Sơn): Đất và người đổi mới

10-2-2012

Cửa khẩu quốc tế Chi Ma mở rộng, diện tích đất nông nghiệp của xã Yên Khoái (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) phải thu hẹp, nhưng bù lại, những dự án dạy nghề tại chỗ, hướng dẫn kỹ thuật làm VAC đã giúp bà con xóa đói, giảm nghèo...

Hiệu quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Tân Hội

10-2-2012

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai rộng khắp trên cả nước, nhiều mô hình nông thôn mới đang phát huy hiệu quả cao, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân nông thôn. Mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) là một trong những mô hình như thế.

Xã điểm Tam Phước khoác “áo mới”

9-2-2012

Tam Phước (Phú Ninh, Quảng Nam) là một trong 11 xã điểm được T.Ư chọn đại diện cho khu vực duyên hải Nam Trung Bộ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới. Đến nay Tam Phước đã khoác lên mình một tấm áo mới…

Quảng Nam: Đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, nâng cao thu nhập cho người dân

9-2-2012

Quảng Nam là địa phương có sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu, nhưng tình trạng đất nông nghiệp rất manh mún và phân tán. Trước thực tế này, công tác dồn điền đổi thửa, gắn với quy hoạch sản xuất hàng hóa đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết liệt triển khai, đến nay việc dồn điền đổi thửa đã và đang phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

Hậu Giang: Đông Thạnh thoát nghèo nhờ cây trái

8-2-2012

Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.