HỘI THẢO

Lô Giang: Ấm no với mùa hồng xiêm ngọt

Ngày đăng: 03 | 05 | 2012

Không chỉ “bén duyên” để tạo nên thương hiệu hoa thơm trái ngọt nổi tiếng khắp vùng, cây hồng xiêm còn giúp người dân xã Lô Giang (Đông Hưng - Thái Bình) có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định.

Bà Cưu giới thiệu về cây hồng xiêm "tổ" của làng.
Thấy quả lạ không dám ăn
Để tìm hiểu ngọn ngành câu chuyện cây hồng xiêm “bén duyên” và trở thành cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao ở Lô Giang, chúng tôi tìm đến gia đình bà Đinh Thị Cưu, 65 tuổi, ở thôn Hoàng Nông, nơi được coi là phát tích “cây hồng xiêm tổ” của làng. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà xây khang trang, bà Cưu cho biết: “Khi tôi lớn lên đã thấy cây hồng xiêm cổ thụ ngay trước cửa nhà. Mẹ tôi kể rằng, đó là cây do ông nội tôi - cụ Đinh Văn Sách, trồng cách đây hơn trăm năm. Khi đó, ông còn trẻ, nhân một chuyến đi làm ăn ở Xiêm (Thái Lan – PV), thấy loại cây lạ nên cất công đem một cây về trồng thử. Cây lớn nhanh và cho quả ngay từ vụ đầu tiên. Ông tôi đã hái quả và đi khắp làng trên, xóm dưới để giới thiệu về giống hồng xiêm của mình. Thế nhưng, do chưa biết là quả gì nên không ai dám ăn. Thấy vậy, ông nội tôi bổ ra ăn thử, 3 ngày sau thấy ông vẫn khỏe mạnh bình thường, mọi người mới dám ăn”.
Từ cây hồng xiêm ban đầu, ông Sách cho chiết cành và trồng thêm 4 cây xung quanh nhà. Dân làng cũng dần bị hương vị của loại quả này mê hoặc, mọi người rủ nhau đến xin ông cây giống về trồng rồi dần dần hồng xiêm lan ra khắp làng trên, xóm dưới. Đưa chúng tôi đi thăm cây hồng xiêm “tổ”, bà Cưu cho biết thêm: “Dù đã hơn trăm tuổi, nhưng cây vẫn giữ được những phẩm chất tốt nhất như quả to, vị ngọt, quả đều nhau, trung bình 8 – 10 quả/kg. Chất lượng đường cũng ở mức tốt nhất”.
Nguồn sống của làng
Đến nay, hồng xiêm đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực ở Lô Giang. Trên thực tế, đã có nhiều gia đình thoát nghèo, làm giàu nhờ hồng xiêm. Không chỉ cung cấp một lượng quả lớn cho thị trường, nơi đây còn xuất hiện thêm một nghề mới là ghép, chiết và nhân giống hồng xiêm.
Trong số những hộ trồng hồng xiêm hiệu quả có ông Lương Văn Hiến. Giới thiệu mô hình kinh tế của mình, ông Hiến cho biết: “Trước đây, gia đình tôi có truyền thống buôn hoa quả. Trong số những loại hoa quả bán chạy nhất và được ưa thích nhất có hồng xiêm Lô Giang nên hơn ai hết tôi là người hiểu rõ giá trị và thị trường tiêu thụ của loại quả này. Chính vì vậy, tôi đã dành toàn bộ vườn quanh nhà để trồng 110 cây hồng xiêm, hàng năm đến mùa quả chín, tôi lại sắm sửa xe thồ đem hồng đi bán”.
Không như ông Hiến, chị Lương Thị Chiến ở thôn Phú Nông lại có cách làm khác. Từ 50 cây trong vườn, chị đã lập một vườn ươm để cung cấp giống hồng xiêm mang thương hiệu Lô Giang cho người dân trong vùng. Với khả năng ươm chiết trên 3.000 cành mỗi năm, bán với giá 20.000 đồng/cành, gia đình chị thu lãi hàng chục triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Tín, Chủ tịch Hội Làm vườn xã Lô Giang tự hào nói: “Nhờ trồng hồng xiêm mà những năm gần đây, đời sống người dân đã được nâng cao. Ngày càng có nhiều nông dân và hội viên HLV vươn lên làm kinh tế giỏi từ loại cây này. Hiện, niềm mong ước lớn nhất của chúng tôi là làm thế nào xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho hồng xiêm Lô Giang, giúp đặc sản này vươn xa, đến được với người tiêu dùng trong và ngoài nước”.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/4/33823.html

NỘI DUNG KHÁC

Bắc Hà tạo đầu ra ổn định cho cây chè Shan

25-4-2012

Mùa thu hoạch chè trên rẻo cao Bắc Hà (Lào Cai) đã bắt đầu. Chính quyền huyện Bắc Hà, đặc biệt là các xã trồng chè như Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Nậm Khánh…, đang chủ động triển khai một số biện pháp giúp người dân tiêu thụ chè, bảo đảm giá chè ổn định, có lợi cho người dân trồng chè.

Vải thiều Lục Ngạn bị "ăn theo" thương hiệu

25-4-2012

Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.

Quảng Ngãi: Cho xã vay 64 tỷ đồng làm nông thôn mới

25-4-2012

Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Thiên Tân (TIC) vừa cam kết cho xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, vay 64 tỷ đồng với lãi suất 0% để làm nông thôn mới (NTM).

Tây Nguyên: nông dân đổ xô trồng hồ tiêu

24-4-2012

Do chạy theo lợi nhuận, những năm gần đây, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng. Đến nay, diện tích hồ tiêu của Tây Nguyên đã tăng lên trên 15.300ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào khai thác, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tan hoang đầm tôm vì dịch bệnh

24-4-2012

Đứng trước cảnh hoang tàn của những đầm tôm thuộc xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), ông Nguyễn Văn Bền, phó chủ tịch UBND xã Mỹ Long Nam, nhớ lại: “Mùa tôm năm ngoái, vùng nuôi tôm Mỹ Long Nam trúng đậm với tổng sản lượng thu hoạch gần 5.000 tấn tôm. Còn năm nay, tôm chết thành dịch, người nuôi gần như trắng tay”.

Người chăn nuôi được tiếp vốn

24-4-2012

Thông qua Dự án “Chăn nuôi lợn nái sinh sản”, 22 hộ ở xã miền núi Quân Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã được tiếp vốn để tu sửa, xây mới chuồng trại, mua thêm lợn giống.

Người chăn nuôi được tiếp vốn

24-4-2012

Thông qua Dự án “Chăn nuôi lợn nái sinh sản”, 22 hộ ở xã miền núi Quân Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã được tiếp vốn để tu sửa, xây mới chuồng trại, mua thêm lợn giống.

Bình Định: Ớt trúng mùa, được giá

24-4-2012

Giá ớt tươi tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định đang ở mức cao. Thêm vào đó, nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất, sản lượng ớt tăng, nông dân có nguồn thu nhập không nhỏ...

Đồng bằng sông Cửu Long chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động

24-4-2012

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, từ năm 2006 đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho 3,6 triệu hộ nghèo vay 24.000 tỉ đồng thực hiện hiệu quả các dự án nhỏ giải quyết việc làm trong các ngành trồng lúa, màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, làm nghề thủ công, mua bán nhỏ… 535.000 lượt hộ tại các địa phương đã được giúp thoát nghèo, một bộ phận trong số này có cuộc sống ổn định vươn lên khá giả.

ĐBSCL: Đồng tâm, hợp lực để phát triển bền vững

23-4-2012

Ngày 22-4, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Đài Truyền hình VTV Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phát triển nhanh và bền vững ĐBSCL”. Tham dự buổi tọa đàm có Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Bùi Ngọc Sương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Thành Lập.

Bước phát triển mới của ngành nông nghiệp Ninh Bình

23-4-2012

Tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển (1/4/1992-1/4/2012). Nhìn lại chặng đường này, nét nổi bật là sự chuyển dịch tương đối toàn diện của cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực.

Hội nông dân Hà Tĩnh: Đổi mới hỗ trợ nông dân

19-4-2012

Hướng dẫn ND tham gia liên kết 4 nhà dưới hình thức tổ nhóm sản xuất, tổ hợp, HTX để xây dựng thương hiệu nông sản; giúp ND vay vốn sản xuất, khâu nối thị trường xuất khẩu... là cách hỗ trợ ND của các cấp Hội ND Hà Tĩnh.