HỘI THẢO

Xây dựng nông thôn mới ở Từ Liêm: Khó huy động sức dân

Ngày đăng: 09 | 05 | 2012

Sau hơn 2 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ở Từ Liêm - huyện ven đô của TP.Hà Nội vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Nguyên nhân chính là do Từ Liêm khó huy động sức dân tham gia xây dựng nông thôn.

Lúng túng trong thực hiện
Theo quy hoạch của TP. Hà Nội, Từ Liêm là huyện “vùng lõi” của thành phố có 16 xã, thị trấn với nhiều đặc điểm khác biệt so với những địa phương khác khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM). Do tốc độ đô thị hóa nhanh, nên hiện Từ Liêm chỉ còn khoảng 400ha đất nông nghiệp, chủ yếu được trồng hoa, rau màu với khoảng 8,7% lao động làm nông nghiệp. Tuy nhiên, huyện lại hướng vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, từ đó làm “đòn bẩy” cho việc xây dựng NTM.
Sau hơn 2 năm xây dựng NTM, xã Phú Diễn chỉ có thêm 2 cái ao, hồ là được nạo vét, kè lại.
Trong số các xã của huyện Từ Liêm, hiện có nhiều xã không còn là… xã mà chuyển thành “phố không ra phố, làng không ra làng” như Phú Diễn, Xuân Phương, Tây Tựu. Như ở xã Tây Tựu, dù một số tuyến đường chính đang được cải tạo nâng cấp, nhưng vẫn rất hẹp không đạt tiêu chuẩn của NTM. Trong làng, đường sá càng trở nên chật hẹp hơn, nhà san sát, rãnh mương thì tắc nghẽn ô nhiễm.
Còn tại xã Phú Diễn, hình ảnh xây dựng NTM chỉ là cái ao đang kè dở. Hầu hết đường làng ngõ xóm vẫn y nguyên, chưa hề có dấu hiệu sự vào cuộc của nhân dân và chính quyền. Ông Phí Lê Bình- Chủ tịch UBND xã Phú Diễn cho biết: “Năm 2010, khi chúng tôi xây dựng NTM, xã đã đạt 15/19 tiêu chí như: Thu nhập đầu người, cơ cấu lao động, đường giao thông nông thôn… chỉ còn 4 tiêu chí chưa đạt được là: Môi trường, nhà văn hóa thôn, bưu điện văn hóa, trung tâm văn hóa. Song từ 2 năm qua, Phú Diễn vẫn chưa đạt thêm được tiêu chí nào”.
Vì sao nhân dân ngại đóng góp?
Theo đánh giá, hầu hết các xã của huyện Từ Liêm đều đang nhập cuộc xây dựng NTM rất chậm chạp. Một trong những nguyên nhân là do không thực hiện được việc dồn điền đổi thửa, không huy động được sự đóng góp của người dân, mà chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp là chính. Ông Phí Lê Bình nói thẳng: “Chúng tôi chỉ huy động được người dân đóng góp ngày công để quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, chứ tiền đóng góp thì dường như không có. Ngay như doanh nghiệp, nếu có ủng hộ cũng chỉ ở mức 300.000 – 500.000 đồng. Do đó, việc xây dựng NTM của xã chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của huyện, thành phố là chính”.
“Nguồn lực thực hiện xây dựng NTM chủ yếu vẫn dựa vào nguồn đầu tư của ngân sách, việc huy động đóng góp của dân và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đa dạng phương thức huy động nguồn lực trong dân. Việc lập Đề án xây dựng NTM ở các xã chưa sát thực tiễn, chưa đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ và nhân dân...”. - TS Hoàng Thanh Vân - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội
Trái với đánh giá của phía chính quyền, nhiều hộ dân ở thôn Đức Diễn (xã Phú Diễn) đều khẳng định, sẵn sàng đóng góp tiền, nếu chính quyền sử dụng đồng tiền đúng mục đích. Thậm chí, với nhiều đoạn kênh mương chưa được xây dẫn đến nhiều hộ lấn chiếm hoặc vứt rác gây ô nhiễm, nhiều hộ đã đề nghị xã chỉ cần đứng ra “làm chứng”, còn họ sẽ bỏ 100% kinh phí để xây dựng. Tuy nhiên không hiểu sao chính quyền xã vẫn không đồng ý và họ trả lời dân rằng, do đoạn mương này vẫn còn tranh chấp.
Ông Lê Văn Thư- Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cho biết: “Một trong những khó khăn của huyện là tiến hành quy hoạch và dồn điền đổi thửa. Việc dồn điền đổi thửa của huyện là 0% và việc quy hoạch nhà ở, khu sản xuất cũng gặp rất nhiều khó khăn, do đất chật, đa số người dân muốn giữ đất, nên rất khó thực hiện”.
Theo Nông thôn ngày nay
 

NỘI DUNG KHÁC

“Mùi” ô nhiễm của làng nghề

9-5-2012

Hơn chục năm nay, nghề thủ công mỹ nghệ tre, nứa ghép đã giúp hàng nghìn hộ dân sống trên địa bàn xã Yên Tiến, Ý Yên (Nam Định) giàu lên nhanh chóng, nhưng cũng từng ấy năm trôi qua môi trường nơi đây đã bị huỷ hoại ghê gớm.

Hỗ trợ nông dân làm ăn lớn

4-5-2012

Hội Nông dân (ND) huyện Ứng Hoà (Hà Nội) là một trong những đơn vị rất chú trọng công tác đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng gắn liền với nhu cầu thiết thực của hội viên, ND.

Thị xã Sông Cầu: Khởi sắc nhờ chương trình giảm nghèo

4-5-2012

Xác định việc chung tay xóa nghèo cho các xã miền núi, hải đảo là nhiệm vụ cấp thiết, từ năm 2011 đến nay, chương trình giảm nghèo ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) được các cấp, ngành triển khai tích cực, trong đó việc hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở, đầu tư xây dựng hạ tầng cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Để nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên bền vững: Tuân thủ quy hoạch

3-5-2012

Sau cú sốc tôm hùm nuôi ở các xã Xuân Thịnh, Xuân Phương (thị xã Sông Cầu), Vũng Rô, Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa) của tỉnh Phú Yên chết hàng loạt, nông dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn. Không những thế, giá tôm còn giảm mạnh.

Miền Trung-Tây Nguyên: Trúng đậm lúa đông xuân

3-5-2012

Vụ đông xuân 2011 - 2012, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trúng đậm bởi năng suất, sản lượng lúa cao kỷ lục, trong đó Gia Lai là tỉnh có năng suất lúa tăng đột biến, từ 46,2 tạ/ha lên 58 tạ/ha; Quảng Nam thường thấp nhất khu vực thì vụ này cũng tăng từ 47 tạ/ha lên 51,7 tạ/ha.

Lô Giang: Ấm no với mùa hồng xiêm ngọt

3-5-2012

Không chỉ “bén duyên” để tạo nên thương hiệu hoa thơm trái ngọt nổi tiếng khắp vùng, cây hồng xiêm còn giúp người dân xã Lô Giang (Đông Hưng - Thái Bình) có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định.

Bắc Hà tạo đầu ra ổn định cho cây chè Shan

25-4-2012

Mùa thu hoạch chè trên rẻo cao Bắc Hà (Lào Cai) đã bắt đầu. Chính quyền huyện Bắc Hà, đặc biệt là các xã trồng chè như Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Nậm Khánh…, đang chủ động triển khai một số biện pháp giúp người dân tiêu thụ chè, bảo đảm giá chè ổn định, có lợi cho người dân trồng chè.

Vải thiều Lục Ngạn bị "ăn theo" thương hiệu

25-4-2012

Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.

Quảng Ngãi: Cho xã vay 64 tỷ đồng làm nông thôn mới

25-4-2012

Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Thiên Tân (TIC) vừa cam kết cho xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, vay 64 tỷ đồng với lãi suất 0% để làm nông thôn mới (NTM).

Tây Nguyên: nông dân đổ xô trồng hồ tiêu

24-4-2012

Do chạy theo lợi nhuận, những năm gần đây, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng. Đến nay, diện tích hồ tiêu của Tây Nguyên đã tăng lên trên 15.300ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào khai thác, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tan hoang đầm tôm vì dịch bệnh

24-4-2012

Đứng trước cảnh hoang tàn của những đầm tôm thuộc xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), ông Nguyễn Văn Bền, phó chủ tịch UBND xã Mỹ Long Nam, nhớ lại: “Mùa tôm năm ngoái, vùng nuôi tôm Mỹ Long Nam trúng đậm với tổng sản lượng thu hoạch gần 5.000 tấn tôm. Còn năm nay, tôm chết thành dịch, người nuôi gần như trắng tay”.

Người chăn nuôi được tiếp vốn

24-4-2012

Thông qua Dự án “Chăn nuôi lợn nái sinh sản”, 22 hộ ở xã miền núi Quân Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã được tiếp vốn để tu sửa, xây mới chuồng trại, mua thêm lợn giống.