HỘI THẢO

Tây Nguyên: “Đau đầu” vì giá phân bón tăng

Ngày đăng: 06 | 08 | 2012

Hằng năm, cứ bước vào mùa mưa thì nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng của người dân ở các tỉnh Tây Nguyên lại tăng mạnh. Vì vậy, các đại lý, DN cũng đồng loạt đẩy giá các loại phân bón lên cao, làm bà con nông dân không khỏi “đau đầu”.

Theo số liệu từ Sở NN-PTNT Đắk Lắk, kế hoạch vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh sẽ gieo trồng trên 55.000 ha lúa, và trên 138.000ha cây trồng các loại, với nhu cầu sử dụng phân bón đợt 1 trên từng loại cây trồng (kết hợp nhiều loại phân) như sau: Cây lúa bón khoảng 2,5- 3 tạ/ha, hoa màu 1,5- 2 tạ/ha…Đó là chưa kể đầu mùa mưa cũng là thời điểm tốt nhất để bà con tập trung bón thúc cho các loại cây trồng lâu năm khác như cà phê, tiêu, cây ăn quả, bón từ 5- 7 tạ/ha/đợt… Vì thế, tổng lượng phân bón trên địa bàn cần trong dịp này khá lớn. Hiện các loại phân bón, kể cả nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước đều tăng giá. Chẳng hạn, thời điểm cuối tháng 5 vừa qua, phân urê Phú Mỹ giá chỉ có 530 nghìn đồng/bao, nay tăng vọt lên 610 nghìn đồng/bao (loại 50 kg). Các loại phân khác như NPK Đầu Trâu màu vàng 16-8-16, NPK Đầu Trâu màu xanh 16-16-13, NPK Việt- Nhật… có giá giao động từ 600 nghìn đồng đến 715 nghìn đồng/bao loại 50 kg, tăng từ 35.000 đến 45.000 đồng/bao so với thời điểm cuối tháng 5.
Chị Lê Thị Lan Anh, một chủ đại lý phân bón tại thị xã Buôn Hồ cho biết, trước đây, mỗi khi bước vào vụ sản xuất mới là giá phân bón các loại có tăng nhưng không đáng kể, chỉ khoảng 5.000- 10.000 đồng/bao loại 50kg, nay, mới đầu vụ hè thu mà giá phân bón đã tăng ngất ngưởng, trung bình từ 15- 25% so với 2 tháng trước đó. Mặc dù phân bón tăng, nhưng người dân vẫn phải mua để bón cho cây trồng kịp thời vụ. Chị Trần Thị Minh, chủ đại lý phân bón ở xã Ea Toh, huyện Krông Năng cho hay, hơn một tháng nay, nhu cầu mua phân bón cho cây cà phê, lúa nước của bà con trên địa bàn tăng mạnh, nhiều hôm các đại lý không còn hàng để bán, nhất là phân urê, SA, NPK… Lý do tăng giá phân bón được các chủ hàng giải thích là chi phí vận chuyển từ các cảng biển lên khu vực Tây Nguyên cao. Bên cạnh đó cũng không loại trừ trường hợp một số chủ đại lý, cửa hàng kinh doanh "tát nước theo mưa", nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa.
 Ông Nguyễn Văn Quang, ở xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, cho biết, năm nào cũng vậy, vào thời điểm này ông đã mua đủ hai tấn phân vô cơ để bón cho rẫy cà phê, còn năm nay, do giá phân tăng cao nên chỉ đủ tiền mua một tấn. Ông đang dự định phải vay ngân hàng thì mới có tiền mua nốt số phân bón còn thiếu, chứ không thể để cây cà phê "đói" phân bón được.
Còn anh Nguyễn Đình Công, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana lại phân trần: Vụ hè thu hằng năm gia đình anh gieo cấy 2ha lúa, nhưng năm nay chỉ khoảng 1 ha. Với giá tăng như hiện nay, mỗi héc-ta lúa anh phải chi 2,5- 3 triệu đồng tiền phân bón. Nếu được mùa, năng suất đạt 6- 6,5 tấn/ha, với giá lúa như hiện tại, thu được 3- 3,5 triệu đồng. Trừ chi phí, tiền thuê máy móc cày xới đất..., coi như trồng lúa không có lãi. Vụ tới, anh đang cân nhắc  chuyển đổi cây trồng khác thay lúa...
Theo Sở NN-PTNT Đắk Lắk, với giá phân bón tăng cao như hiện nay, sở đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng triệt để nguồn phân hữu cơ từ chất thải gia súc, lá cây, bón cho đồng ruộng. Đồng thời triển khai có hiệu quả chương trình “ba giảm, ba tăng”. Ngoài ra, sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân giảm chi phí sản xuất...
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/98785/Dau-dau-vi-gia-phan-bon-tang.aspx

NỘI DUNG KHÁC

ĐBSCL: Không nên ép mía quá sớm!

6-8-2012

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (HHMĐVN) thì phần lớn diện tích mía ở ĐBSCL hiện nay mới vào khoảng 7-8 tháng tuổi, cây mía còn non, chữ đường rất thấp. Nếu vào vụ ép sớm sẽ gây thiệt hại lớn cho nông dân và nhà máy cũng không có lợi nhuận. Thế nhưng, một số nhà máy đường vẫn muốn vào vụ ép sớm với lý do ép mía chạy lũ cho nông dân.

Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP

27-6-2012

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

Đánh thức Bạch Long Vĩ

22-6-2012

Là một trong những huyện đảo có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng nhiều năm qua, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) vẫn chưa thực sự tạo được bước đột phá. Bởi thế, chuyến khảo sát của Đoàn công tác thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu dẫn đầu chính là cơ hội để nghiên cứu, xây dựng, triển khai nhiều dự án khoa học trên huyện đảo này.

Xã Nga Lĩnh (Nga Sơn, Thanh Hoá): Bứt phá từ kinh tế trang trại

20-6-2012

Tìm hướng đi mới để cải thiện đời sống nhân dân, xã Nga Lĩnh đã lựa chọn phát triển kinh tế trang trại làm "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế - xã hội, từ đó làm bước đệm vững chắc để xây dựng nông thôn mới (NTM).

Để nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay sản xuất

20-6-2012

Theo Chi nhánh các ngân hàng của tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, hiện nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn còn dư khá nhiều. Thế nhưng, nhiều nông dân lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất.

Phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch

18-6-2012

Không chỉ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Suối Cá Thần, Cửa Hà, chùa Ngọc Châu..., huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) còn có nhiều tiềm năng để phát triển công - nông - lâm nghiệp.

Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu

18-6-2012

Giá tiêu cao ngất ngưởng khiến cả ngàn hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng, thậm chí còn phá luôn cả cà phê để trồng.

Phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới

4-6-2012

Theo ông Đỗ Văn Thuận, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tiền Giang, nhằm phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh, tỉnh đang khắc phục các hạn chế, phát huy và nhân rộng bài học kinh nghiệm từ các hợp tác xã điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi.

Xây dựng nông thôn mới tại TPHCM - Dạy nghề, tạo việc làm, nâng chất đời sống văn hóa

4-6-2012

TPHCM đã triển khai xây dựng Chương trinh nông thôn mới được 3 năm. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được vẫn còn nhiều thách thức. Để đạt được mục tiêu hết năm 2015 sẽ xây dựng nông thôn mới ở 51 xã và hoàn thiện cơ bản ở 58 xã trong năm 2020, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị. Nhiều ý kiến của các đại biểu tham dự chương trình “Lắng nghe và Trao đổi” do HĐND TPHCM phối hợp Đài Truyền hình TPHCM tổ chức ngày 3-6 khẳng định như vậy.

Rác thải, “rào cản” xây dựng nông thôn mới

31-5-2012

Theo kế hoạch, TP. Hà Nội quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) vào năm 2015. Để cán đích như thời gian dự định, các địa phương trong diện XDNTM sẽ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề xử lý rác thải để đảm bảo tiêu chí về môi trường.

Long An: Tập trung cho sản xuất vụ hè-thu

14-5-2012

Hiện nay, các huyện Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đã đồng loạt xuống giống lúa vụ hè- thu xong đợt 1 và 2. Các ngành chức năng và địa phương của tỉnh này đang phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt đợt gieo sạ thứ 3, nhằm đạt được kết quả thắng lợi cao nhất của vụ lúa hè – thu 2012.

Phú Yên: Quy hoạch và bảo vệ môi trường vùng nuôi thủy sản trên biển

14-5-2012

Phú Yên là một trong những tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ phát triển mạnh nghề nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển. Trên địa bàn tỉnh có 25.132 lồng tôm hùm với 3.860 hộ nuôi thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Thị xã Sông Cầu và chiếm 94% số lồng nuôi thủy sản trên biển.