HỘI THẢO

Trả đất cho dân trồng lúa

Ngày đăng: 06 | 08 | 2012

UBND tỉnh Long An vừa thu hồi, hủy bỏ ba dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa. Đây là một trong những địa phương đầu tiên ở ĐBSCL đang rà soát, thu hồi các dự án “treo” nhiều năm.

Đầu tháng 8, chúng tôi trở lại ấp 1 và ấp 4, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa. Đây là nơi từng “nổi sóng” vì tỉnh Long An quy hoạch 280ha đất trồng lúa của dân làm sân golf. Sau khi bị dân phản ứng gay gắt, nhà đầu tư “lừng khừng”, tỉnh đã quyết định thu hồi, hủy bỏ dự án này trả lại đất cho dân.

Ông Nguyễn Văn Ái - nông dân xã Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An - nhổ cỏ trên thửa ruộng nằm trong khu quy hoạch sân golf vừa được xóa bỏ.

 

Niềm vui trở lại

Đi sâu vào cánh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt, chúng tôi gặp nhiều nông dân đang chăm sóc lúa. Ai cũng bày tỏ sự vui mừng khi nói về việc dự án sân golf bị hủy. Bà Tiêu Thị Thanh ở ấp 1, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa cho biết thửa đất hơn 6.000m2 của bà bị quy hoạch sân golf. Chính quyền thông báo không được thay đổi hiện trạng gì trên phần đất ruộng đang sản xuất lúa 2-3 vụ của bà.

Khi dự án quy hoạch sân golf được công bố năm 2008 sẽ giao cho một nhà đầu tư Hàn Quốc, bà Thanh và khoảng 600 hộ nông dân khác vẫn sản xuất lúa bình thường nhưng ai cũng lo lắng không biết ngày nào tỉnh thu hồi đất. “Lúc đó buồn ghê lắm. Làm lúa cũng không an tâm, sợ bị thu hồi đất lúc lúa chưa thu hoạch. Rồi sẽ đi đâu mua đất cất nhà, làm gì sinh sống...” - bà Thanh kể lại.

Thậm chí lúc đó gia đình bà dự kiến xây dựng căn nhà trên một phần đất ruộng để con trai ra riêng, nhưng chính quyền địa phương không cho xây dựng do đất thuộc vùng dự án sân golf đã cắm cọc, kiểm kê chuẩn bị bồi thường. Gia đình bà phải gom góp tiền, thậm chí vay mượn để mua nhà nơi khác cho con trai.

Tương tự, ông Lê Văn Cho ở ấp 4, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa cho hay cách đây năm năm, khi bị giải tỏa nhà ở phường 6, TP Tân An để UBND tỉnh quy hoạch xây dựng khu hành chính, gia đình đã mua gần 1ha đất ở khu vực xã Mỹ Phú để làm ruộng sinh sống. Tuy nhiên, chỉ làm được khoảng hai năm bất ngờ cơ quan chức năng vào kê biên đất đai, nhà cửa để quy hoạch làm sân golf. “Chúng tôi những tưởng họa vô đơn chí vì mỗi lần dời nhà dời cửa mỗi lần khó khăn” - ông Cho nói.

" Hiện giờ tôi an tâm phần nào vì mình đã già rồi, ở lại trên đất mình trồng lúa, hương khói cho ông bà, không còn cảnh nơm nớp lo bị thu hồi đất ". - Bà Tiêu Thị Thanh (xã Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An)

Nhưng rồi niềm vui vỡ òa với hàng trăm hộ nông dân ở đây khi tỉnh quyết định bỏ quy hoạch sân golf, trả lại đất trồng lúa cho họ. “Hiện giờ tôi an tâm phần nào vì mình đã già rồi, ở lại trên đất mình trồng lúa, hương khói cho ông bà, không còn cảnh nơm nớp lo bị thu hồi đất” - bà Tiêu Thị Thanh vui mừng nói.

Ngay sau khi tỉnh bỏ quy hoạch, người dân xã Mỹ Phú đầu tư sản xuất lúa, bỏ tiền xây dựng nhà cửa khang trang, lo cho con cái học hành. Ông Lý Văn Ca ngụ ấp 2, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa có 3 công đất trồng lúa tại ấp 4 cho biết từ khi nghe công bố bỏ quy hoạch, ông và mọi người trong gia đình đã thở phào nhẹ nhõm. “Đây chính là nguồn động lực rất lớn giúp chúng tôi an tâm canh tác trong thời gian tới” - ông Ca nhấn mạnh.

Trả hàng trăm hecta đất trồng lúa cho dân

Theo sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Long An, thời gian qua tỉnh đã thu hồi một số dự án và trả lại đất sản xuất lúa cho nông dân như cụm công nghiệp 168 ha tại xã Bình Lãng và Lạc Tấn (huyện Tân Trụ), sân golf 280ha tại xã Mỹ Phú (huyện Thủ Thừa), nhà máy sản xuất ván ép nhân tạo rộng 40ha tại xã Tân Đông (huyện Thạnh Hóa). Các dự án này đã công bố ra dân, kiểm kê bồi thường nhưng nhà đầu tư chậm triển khai hoặc do dân phản ứng nên tỉnh đã hủy bỏ.

Ông Lê Công Đỉnh, phó giám đốc sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Long An, cho biết tỉnh đã lập đoàn kiểm tra liên ngành rà soát tất cả dự án, quy hoạch trên địa bàn để quyết định cho triển khai tiếp hay thu hồi, xóa quy hoạch. Trên cơ sở báo cáo của nhà đầu tư và UBND các huyện về tiến độ triển khai dự án, đoàn kiểm tra sẽ làm việc trực tiếp với nhà đầu tư để giải quyết các khó khăn. Sau khi làm việc với từng nhà đầu tư, đoàn sẽ họp thống nhất phương án giải quyết cụ thể đối với từng dự án, gồm thu hồi, điều chỉnh quy mô hay gia hạn.

Đối với diện tích đất trồng lúa, ông Đỉnh cho biết tỉnh sẽ thực hiện những nguyên tắc quản lý và sử dụng đất lúa đã quy định. Đặc biệt là chủ trương hạn chế đến mức tối đa việc chuyển mục đích đất trồng lúa năng suất cao vào các mục đích sử dụng khác và xóa quy hoạch đối với những dự án sử dụng đất lúa năng suất cao.

Theo ông Đỗ Hữu Lâm - chủ tịch UBND tỉnh Long An, đối với những dự án sau khi thu hồi thì tỉnh sẽ xem xét quyết định có tiếp tục giữ quy hoạch để kêu gọi đầu tư hay xóa hẳn.

Trường hợp tiếp tục giữ quy hoạch để kêu gọi đầu tư thì người dân trong vùng dự án vẫn được thực hiện các quyền cơ bản theo quy định đối với quyền sử dụng đất và quyền xây dựng, sửa chữa các công trình thiết yếu. Nhà đầu tư mới tiếp nhận dự án phải chuyển một khoản tiền nhất định vào tài khoản của tổ chức làm nhiệm vụ chi trả (tối đa 30 ngày kể từ ngày UBND tỉnh ký văn bản thỏa thuận đầu tư) để kịp thời trả cho người dân. Nếu không có khả năng chuyển tiền, UBND tỉnh sẽ thu hồi chủ trương đầu tư. Còn trường hợp xét thấy cần phải bỏ quy hoạch thì khẩn trương lập các thủ tục cần thiết và công khai cho dân biết để an tâm làm ăn sinh sống.

Đã thu hồi 3.085ha đất của 57 dự án

Không phải bây giờ tỉnh Long An mới thu hồi dự án “treo” và xóa quy hoạch không khả thi mà từ năm 2009 đã làm việc này. Riêng năm đó thu hồi 11 dự án với diện tích 537ha.

Năm 2010, tỉnh tiếp tục thu hồi 13 dự án với diện tích 534ha. Năm 2011 thu hồi 12 dự án với diện tích 565ha. Tuy nhiên mạnh tay nhất là năm 2012. Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2012 đã thu hồi 21 dự án với diện tích 1.450ha. Tính ra trong ba năm qua, Long An đã thu hồi 57 dự án với tổng diện tích hơn 3.000ha.

 

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Nguồn: http://sgtt.vn/Thoi-su/166853/Tra-dat-cho-dan-trong-lua.html

NỘI DUNG KHÁC

Tây Nguyên: “Đau đầu” vì giá phân bón tăng

6-8-2012

Hằng năm, cứ bước vào mùa mưa thì nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng của người dân ở các tỉnh Tây Nguyên lại tăng mạnh. Vì vậy, các đại lý, DN cũng đồng loạt đẩy giá các loại phân bón lên cao, làm bà con nông dân không khỏi “đau đầu”.

ĐBSCL: Không nên ép mía quá sớm!

6-8-2012

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (HHMĐVN) thì phần lớn diện tích mía ở ĐBSCL hiện nay mới vào khoảng 7-8 tháng tuổi, cây mía còn non, chữ đường rất thấp. Nếu vào vụ ép sớm sẽ gây thiệt hại lớn cho nông dân và nhà máy cũng không có lợi nhuận. Thế nhưng, một số nhà máy đường vẫn muốn vào vụ ép sớm với lý do ép mía chạy lũ cho nông dân.

Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP

27-6-2012

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

Đánh thức Bạch Long Vĩ

22-6-2012

Là một trong những huyện đảo có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng nhiều năm qua, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) vẫn chưa thực sự tạo được bước đột phá. Bởi thế, chuyến khảo sát của Đoàn công tác thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu dẫn đầu chính là cơ hội để nghiên cứu, xây dựng, triển khai nhiều dự án khoa học trên huyện đảo này.

Xã Nga Lĩnh (Nga Sơn, Thanh Hoá): Bứt phá từ kinh tế trang trại

20-6-2012

Tìm hướng đi mới để cải thiện đời sống nhân dân, xã Nga Lĩnh đã lựa chọn phát triển kinh tế trang trại làm "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế - xã hội, từ đó làm bước đệm vững chắc để xây dựng nông thôn mới (NTM).

Để nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay sản xuất

20-6-2012

Theo Chi nhánh các ngân hàng của tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, hiện nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn còn dư khá nhiều. Thế nhưng, nhiều nông dân lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất.

Phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch

18-6-2012

Không chỉ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Suối Cá Thần, Cửa Hà, chùa Ngọc Châu..., huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) còn có nhiều tiềm năng để phát triển công - nông - lâm nghiệp.

Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu

18-6-2012

Giá tiêu cao ngất ngưởng khiến cả ngàn hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng, thậm chí còn phá luôn cả cà phê để trồng.

Phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới

4-6-2012

Theo ông Đỗ Văn Thuận, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tiền Giang, nhằm phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh, tỉnh đang khắc phục các hạn chế, phát huy và nhân rộng bài học kinh nghiệm từ các hợp tác xã điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi.

Xây dựng nông thôn mới tại TPHCM - Dạy nghề, tạo việc làm, nâng chất đời sống văn hóa

4-6-2012

TPHCM đã triển khai xây dựng Chương trinh nông thôn mới được 3 năm. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được vẫn còn nhiều thách thức. Để đạt được mục tiêu hết năm 2015 sẽ xây dựng nông thôn mới ở 51 xã và hoàn thiện cơ bản ở 58 xã trong năm 2020, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị. Nhiều ý kiến của các đại biểu tham dự chương trình “Lắng nghe và Trao đổi” do HĐND TPHCM phối hợp Đài Truyền hình TPHCM tổ chức ngày 3-6 khẳng định như vậy.

Rác thải, “rào cản” xây dựng nông thôn mới

31-5-2012

Theo kế hoạch, TP. Hà Nội quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) vào năm 2015. Để cán đích như thời gian dự định, các địa phương trong diện XDNTM sẽ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề xử lý rác thải để đảm bảo tiêu chí về môi trường.

Long An: Tập trung cho sản xuất vụ hè-thu

14-5-2012

Hiện nay, các huyện Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đã đồng loạt xuống giống lúa vụ hè- thu xong đợt 1 và 2. Các ngành chức năng và địa phương của tỉnh này đang phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt đợt gieo sạ thứ 3, nhằm đạt được kết quả thắng lợi cao nhất của vụ lúa hè – thu 2012.