HỘI THẢO

Các tỉnh phía Nam bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 24 | 09 | 2012

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tại các tỉnh, thành phía Nam bước đầu có sự khởi sắc, trong đó đổi thay lớn nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn.

Tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng
Báo cáo của Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) cho biết, sau 2 năm thực hiện, tại 32 tỉnh, thành phía Nam (từ TP.Đà Nẵng trở vào), bước đầu Chương trình xây dựng NTM đã phát huy hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện tại, có 1.037/3.198 xã phê duyệt xong đồ án quy hoạch NTM (đạt 33%). Trong đó, TP.Đà Nẵng, Gia Lai, An Giang, Đăk Nông, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng… đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết.
Làm đường giao thông nông thôn là hoạt động được các tỉnh phía Nam triển khai hiệu quả.
 
Với tổng vốn đầu tư 10.090 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư và địa phương, các tỉnh phía Nam đã chỉnh trang, nâng cấp gần 26.000km đường giao thông nông thôn (gồm đường xã, thôn, ấp); 8.000km kênh mương và gần 2.000 công trình cầu, cống các loại. Đặc biệt, các tỉnh Quảng Nam, Đồng Nai, Bến Tre, Long An, Sóc Trăng, Đồng Tháp… do có chính sách hỗ trợ từ ngân sách phù hợp nên đã huy động được sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng trong tu sửa, nâng cấp đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa, trường học...
Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai đã giúp tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch tăng lên đáng kể. Hiện tại, vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90% (cao hơn trung bình cả nước 10%); khu vực Tây Nguyên đạt 72%.
Nông dân là chủ thể
Trong 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM vừa qua, người dân đã nhận thức rõ hơn về chủ trương, chính sách trong xây dựng NTM. Ban chỉ đạo T.Ư cho rằng, các cuộc vận động đã được người dân hưởng ứng tích cực. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, người dân đã đóng góp hàng chục tỷ đồng, hiến hàng nghìn m2 đất ở, cây cối, hoa màu để mở rộng đường giao thông, chỉnh trang thôn, ấp…
Thời gian qua một số tỉnh, thành đã tổ chức nhiều hình thức thi đua, tuyên truyền, thông qua đó đào tạo kiến thức sâu rộng đến người lao động. TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thi tìm hiểu NTM, thi mẫu kiến trúc nhà ở và bố trí khuôn viên hộ gia đình nông thôn, xuất bản ấn phẩm hướng dẫn xây dựng đường giao thông, sản xuất hoa lan, cây cảnh, nuôi bò sữa… Nhiều tỉnh đã xây dựng website riêng về NTM…
Tính đến hết tháng 8.2012, khu vực miền Nam đã triển khai trên 2.000 mô hình sản xuất. Trong đó, nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt, được nhiều địa phương nghiên cứu, nhân rộng như "Cánh đồng mẫu lớn", "Cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp".
Ông Cao Đức Phát- Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đánh giá: "Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, văn hóa và tiềm năng kinh tế- xã hội, việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở mỗi địa phương có khác nhau. Vì thế, thời gian tới, Ban chỉ đạo T.Ư sẽ tiến hành bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách, trình Thủ tướng phê duyệt về sửa đổi tiêu chí NTM; quy trình thủ tục xét duyệt, công nhận xã đạt chuẩn NTM; cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn. Phấn đấu đến cuối năm nay sẽ có 90% số xã ở các địa phương phía Nam hoàn thành quy hoạch NTM".
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo về đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam

20-9-2012

Chiều 19/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội thảo về “đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam”.Theo đánh giá của các chuyên gia, càphê đang là cây trồng quan trọng trong sinh kế của người dân Tây Nguyên. Sản phẩm của cây càphê có tính thương mại hóa rất cao.

Lâm Đồng: Phát huy thế mạnh từ nông nghiệp công nghệ cao

20-9-2012

Chương trình xây dựng NTM ở Lâm Đồng hiện đang triển khai ở 118 xã, trong đó có xã điểm Tân Hội (huyện Đức Trọng) do Ban Bí thư T.Ư chỉ đạo và 35 xã ưu tiên đầu tư của tỉnh (trong đó có 11 xã điểm cấp tỉnh).

Cánh đồng mẫu lớn góp phần xây dựng nông thôn mới

20-9-2012

“Chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là chủ trương lớn của Chính phủ cũng như của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế hàng hóa lớn, tập trung. Làm được như vậy thì mới có thể xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo của Việt Nam, khẳng định thế mạnh trên thị trường thế giới và thu nhập của người nông dân mới được nâng cao...” - ông Dương Nghĩa Quốc - GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp khẳng định.

Diên Khánh: Niềm vui được mùa

20-9-2012

Những ngày này, trên các cánh đồng của huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), người dân đang hối hả thu hoạch lúa. Niềm vui được nhân lên khi năng suất lúa đạt khoảng 350 - 400kg/sào (1.000m2), cao hơn so với các vụ trước.

Sơn Tây: Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa

11-9-2012

Đây đang là hướng đi trong xây dựng nông thôn mới ở một địa phương giàu bản sắc văn hóa làng quê đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ là thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

Đưa cánh đồng mẫu lúa nước lên Tây Nguyên: Lợi ích thấy rõ

29-8-2012

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thôn Tân Hưng, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) đã triển khai mô hình thí điểm cánh đồng mẫu lúa nước đầu tiên tại Tây Nguyên, với sự tham gia của 4 "nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp). Đây là mô hình được đánh giá có nhiều triển vọng, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bình Định tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía

28-8-2012

Theo Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO), bắt đầu từ vụ ép 2012-2013, đơn vị sẽ nâng công suất từ 3.500 tấn lên 5.000 tấn nguyên liệu mía/ngày. Thời gian qua, mặc dù doanh nghiệp đã nỗ lực phát triển vùng nguyên liệu nhưng do nhiều nguyên nhân, công tác này gặp khá nhiều khó khăn…

Dự án cao su Nghệ An sắp chết yểu

10-8-2012

Chính thức khởi động từ năm 2007, dự án đầu tư phát triển cao su ở Nghệ An được đánh giá là giải pháp cứu rừng nghèo kiệt. Để thực hiện dự án, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã vận động các đơn vị thành viên tham gia góp cổ phần thành lập Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An (Cty CP ĐTPTCS Nghệ An) với số vốn điều lệ 138 tỷ đồng. Thế nhưng, đã 5 năm trôi qua, dự án gần như vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Bắc Kạn: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

6-8-2012

Với gần 90% dân số làm nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của tỉnh. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, Bắc Kạn đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn.

Trả đất cho dân trồng lúa

6-8-2012

UBND tỉnh Long An vừa thu hồi, hủy bỏ ba dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa. Đây là một trong những địa phương đầu tiên ở ĐBSCL đang rà soát, thu hồi các dự án “treo” nhiều năm.

Tây Nguyên: “Đau đầu” vì giá phân bón tăng

6-8-2012

Hằng năm, cứ bước vào mùa mưa thì nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng của người dân ở các tỉnh Tây Nguyên lại tăng mạnh. Vì vậy, các đại lý, DN cũng đồng loạt đẩy giá các loại phân bón lên cao, làm bà con nông dân không khỏi “đau đầu”.

ĐBSCL: Không nên ép mía quá sớm!

6-8-2012

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (HHMĐVN) thì phần lớn diện tích mía ở ĐBSCL hiện nay mới vào khoảng 7-8 tháng tuổi, cây mía còn non, chữ đường rất thấp. Nếu vào vụ ép sớm sẽ gây thiệt hại lớn cho nông dân và nhà máy cũng không có lợi nhuận. Thế nhưng, một số nhà máy đường vẫn muốn vào vụ ép sớm với lý do ép mía chạy lũ cho nông dân.