HỘI THẢO

Dự án cao su Nghệ An sắp chết yểu

Ngày đăng: 10 | 08 | 2012

Chính thức khởi động từ năm 2007, dự án đầu tư phát triển cao su ở Nghệ An được đánh giá là giải pháp cứu rừng nghèo kiệt. Để thực hiện dự án, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã vận động các đơn vị thành viên tham gia góp cổ phần thành lập Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An (Cty CP ĐTPTCS Nghệ An) với số vốn điều lệ 138 tỷ đồng. Thế nhưng, đã 5 năm trôi qua, dự án gần như vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Tiến độ… rùa
Lật lại hồ sơ dự án, tính đến thời điểm này, tổng diện tích đất rừng nghèo kiệt được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt cho Cty CP ĐTPTCS Nghệ An khảo sát để trồng cao su ước khoảng 17 ngàn ha, thuộc các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Quế Phong, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp. Trong số này, đã có 5.702 ha đã được UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định giao đất (huyện Anh Sơn 5.493ha; Quế Phong 209ha).
Trong số diện tích đã được UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định giao đất nêu trên, cho đến nay, công ty chỉ mới triển khai giải phóng mặt bằng được 2.085ha (trong đó chỉ có khoảng 1.000ha trồng được cao su). Và, số diện tích được “phủ cao su” từ ngày ra quân đầu tiên (12/9/2010) đến nay mới đạt 330ha (năm 2010 trồng được 210ha, năm 2011 trồng mới khoảng 120ha).
Nguyên nhân chính được đánh giá do thiếu vốn và khâu tổ chức thực hiện dự án. Từ năm 2007 đến nay, công ty đã phải thay đến 4 lần Tổng giám đốc điều hành. Bên cạnh đó, việc thiếu vốn cho giải phóng mặt bằng cũng là thử thách lớn đối với dự án.
Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, có 9 cổ đông tham gia góp vốn vào Cty CP ĐTPTCS Nghệ An gồm: Công ty CP Đô thị và khu công nghiệp cao su Việt Nam - GERUCO (đăng ký góp 46,5 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai (góp 12 tỷ đồng), Công ty CP Cao su Tây Ninh (góp 12 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên (góp 12 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (góp 12 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Cao su Hoàng Anh - Mang Yang (góp 12 tỷ đồng), Ngân hàng CP Thương mại Sài Gòn - Hà Nội SHB (góp 12 tỷ đồng), Công ty Tài chính Cao su (góp 7,5 tỷ đồng) và Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An (góp 12 tỷ đồng).
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An thăm vườn cây cao su giống của Công ty
 
Thế nhưng, theo nguồn tin từ công ty, cho đến nay có tới 6 cổ đông chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn. Trong đó, Công ty GERUCO (do ông Phạm Trung Thái, Trưởng Văn phòng đại diện Tập đoàn CNCS Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT công ty) còn thiếu 28,9 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên còn thiếu 4,56 tỷ đồng, Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An còn thiếu 4,56 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh và Công ty TNHH MTV Cao su Hoàng Anh Mang Yang - mỗi cổ đông còn thiếu 11,4 tỷ đồng, Công ty Tài chính chưa nộp đồng vốn nào.
Những uẩn khúc cần làm rõ
Theo báo cáo mới đây, số vốn điều lệ công ty còn lại trên sổ sách là 6 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng quỹ lương và chi phí thường xuyên của công ty mỗi tháng khoảng 1,2 tỷ đồng. Như vậy, nếu sắp tới, các cổ đông không thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết và phía công ty không có phương án huy động vốn từ nguồn khác thì chỉ khoảng 5 tháng nữa, dự án sẽ phải tạm dừng hoạt động.
Nhìn lại quá trình thực hiện dự án cho thấy, nhiều hạng mục đầu tư được công ty triển khai rất “lạ” và gây lãng phí lớn. Ví dụ, trong khi chưa có đất sạch để trồng cao su nhưng công ty đã ký hợp đồng mua cây giống với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng. Đặc biệt, việc thực hiện các hợp đồng mua bán cây giống lại tỏ ra rất tùy tiện, ngẫu hứng.
 Cụ thể: Ngày 22/6/2010, công ty ký hợp đồng kinh tế số 13/HĐKT-RBN với DNTN Tú Tài (có trụ sở tại xã Minh Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bình Phước) mua 120 ngàn cây giống với đơn giá 12.000 đồng/cây. Tổng giá trị hợp đồng là 1,44 tỷ đồng. Sau khi ký hợp đồng, công ty đã chuyển cho DNTN Tú Tài 700 triệu đồng. Đến nay, DNTN Tú Tài mới chỉ giao hơn 30 ngàn cây, số cây giống còn lại đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Tiếp đó, ngày 30/10/2010, công ty ký hợp đồng số 30/2010/HĐ-NBCR với Công ty TNHH MTV Yên Tính (có trụ sở tại xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) mua 410 ngàn cây giống với đơn giá 11.500 đồng/cây. Tổng giá trị hợp đồng này là 4,715 tỷ đồng. Sau khi ký hợp đồng, công ty đã chuyển cho bên bán 400 triệu đồng. Thời hạn thực hiện hợp đồng từ 15/1/2011 đến 30/10/2011. Tuy nhiên, cho đến nay, hợp đồng này vẫn chưa được 2 bên thanh lý.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Hiền, nguyên Tổng giám đốc công ty (tự nguyện xin thôi chức vụ từ tháng 3/2012) nói: “Dự án muốn thành công, việc đầu tiên cần phải xem lại khâu tổ chức điều hành, cần phân định rạch ròi quyền hạn giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc công ty. Bên cạnh đó, cần phải có phương án tài chính rõ ràng”.
Ngày 01/11/2010, công ty lại ký tiếp với DNTN Tú Tài hợp đồng số 30/HĐKT mua 700 ngàn cây giống tum bầu với giá 12.000 đồng/cây. Tổng trị giá hợp đồng này là 8,4 tỷ đồng. Công ty đã chuyển cho DNTN Tú Tài 1 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa nhận cây. Trong khi đó, hợp đồng ghi thời gian giao hàng là từ 1/8/2011 đến 30/10/2011.
Cùng ngày, công ty ký tiếp với DNTN Tú Tài hợp đồng số 31/HĐKT mua tiếp 300 ngàn cây giống tum trần với đơn giá 4.800 đồng/cây. Tổng trị giá hợp đồng 1,44 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng từ 15/3/2011 đến 30/5/2011. Mặc dù hợp đồng này chưa chuyển tiền nhưng có thực hiện hay không, đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Các hợp đồng nêu trên chưa thanh lý nhưng mới đây, công ty lại ký tiếp hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu Cao su Lai Khê (Bến Cát, Bình Dương) mua 1 triệu cây giống nữa. Việc ký hàng loạt hợp đồng mua cây giống với 3 đơn vị nêu trên trong khi cơ bản công ty chưa có đất sản xuất, được coi là “một chủ trương kỳ lạ”.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/99054/Du-an-cao-su-Nghe-An-sap-chet-yeu.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Bắc Kạn: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

6-8-2012

Với gần 90% dân số làm nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của tỉnh. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, Bắc Kạn đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn.

Trả đất cho dân trồng lúa

6-8-2012

UBND tỉnh Long An vừa thu hồi, hủy bỏ ba dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa. Đây là một trong những địa phương đầu tiên ở ĐBSCL đang rà soát, thu hồi các dự án “treo” nhiều năm.

Tây Nguyên: “Đau đầu” vì giá phân bón tăng

6-8-2012

Hằng năm, cứ bước vào mùa mưa thì nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng của người dân ở các tỉnh Tây Nguyên lại tăng mạnh. Vì vậy, các đại lý, DN cũng đồng loạt đẩy giá các loại phân bón lên cao, làm bà con nông dân không khỏi “đau đầu”.

ĐBSCL: Không nên ép mía quá sớm!

6-8-2012

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (HHMĐVN) thì phần lớn diện tích mía ở ĐBSCL hiện nay mới vào khoảng 7-8 tháng tuổi, cây mía còn non, chữ đường rất thấp. Nếu vào vụ ép sớm sẽ gây thiệt hại lớn cho nông dân và nhà máy cũng không có lợi nhuận. Thế nhưng, một số nhà máy đường vẫn muốn vào vụ ép sớm với lý do ép mía chạy lũ cho nông dân.

Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP

27-6-2012

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

Đánh thức Bạch Long Vĩ

22-6-2012

Là một trong những huyện đảo có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng nhiều năm qua, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) vẫn chưa thực sự tạo được bước đột phá. Bởi thế, chuyến khảo sát của Đoàn công tác thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu dẫn đầu chính là cơ hội để nghiên cứu, xây dựng, triển khai nhiều dự án khoa học trên huyện đảo này.

Xã Nga Lĩnh (Nga Sơn, Thanh Hoá): Bứt phá từ kinh tế trang trại

20-6-2012

Tìm hướng đi mới để cải thiện đời sống nhân dân, xã Nga Lĩnh đã lựa chọn phát triển kinh tế trang trại làm "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế - xã hội, từ đó làm bước đệm vững chắc để xây dựng nông thôn mới (NTM).

Để nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay sản xuất

20-6-2012

Theo Chi nhánh các ngân hàng của tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, hiện nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn còn dư khá nhiều. Thế nhưng, nhiều nông dân lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất.

Phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch

18-6-2012

Không chỉ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Suối Cá Thần, Cửa Hà, chùa Ngọc Châu..., huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) còn có nhiều tiềm năng để phát triển công - nông - lâm nghiệp.

Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu

18-6-2012

Giá tiêu cao ngất ngưởng khiến cả ngàn hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng, thậm chí còn phá luôn cả cà phê để trồng.

Phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới

4-6-2012

Theo ông Đỗ Văn Thuận, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tiền Giang, nhằm phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh, tỉnh đang khắc phục các hạn chế, phát huy và nhân rộng bài học kinh nghiệm từ các hợp tác xã điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi.

Xây dựng nông thôn mới tại TPHCM - Dạy nghề, tạo việc làm, nâng chất đời sống văn hóa

4-6-2012

TPHCM đã triển khai xây dựng Chương trinh nông thôn mới được 3 năm. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được vẫn còn nhiều thách thức. Để đạt được mục tiêu hết năm 2015 sẽ xây dựng nông thôn mới ở 51 xã và hoàn thiện cơ bản ở 58 xã trong năm 2020, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị. Nhiều ý kiến của các đại biểu tham dự chương trình “Lắng nghe và Trao đổi” do HĐND TPHCM phối hợp Đài Truyền hình TPHCM tổ chức ngày 3-6 khẳng định như vậy.