HỘI THẢO

Cánh đồng mẫu lớn góp phần xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 20 | 09 | 2012

“Chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là chủ trương lớn của Chính phủ cũng như của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế hàng hóa lớn, tập trung. Làm được như vậy thì mới có thể xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo của Việt Nam, khẳng định thế mạnh trên thị trường thế giới và thu nhập của người nông dân mới được nâng cao...” - ông Dương Nghĩa Quốc - GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp khẳng định.

Ông Quốc cho rằng: “Thực hiện được điều này cũng chính là góp phần cho các địa phương hoàn thành tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Vì theo chủ trương của xây dựng nông thôn mới thì mỗi xã phải có ít nhất một mô hình kinh tế hàng hóa lớn. Và để nâng cao đời sống của người dân thì không có cách nào khác là phải xây dựng và phát triển các CĐML có sự liên kết đầu tư và tiêu thụ với doanh nghiệp”.
Trong vụ Đông Xuân 2011-2012, Đồng Tháp có 4.749ha thực hiện mô hình CĐML (sản xuất theo hướng hiện đại), vụ Hè Thu là 6.600ha, còn vụ Thu đông có trên 5.700ha được thực hiện ở 3 huyện: Tháp Mười, Tam Nông, Lấp Vò. Bên cạnh việc nâng cao sản xuất các địa phương đã tích cực thực hiện việc liên kết giữa DN – HTX – nông dân về tiêu thụ lúa gạo và cung ứng vật tư nông nghiệp. Trong vụ Hè thu đã liên kết đầu tư và tiêu thụ lúa cho nông dân với 3 đơn vị doanh nghiệp được trên 15.000 tấn lúa hàng hóa. Còn ở vụ Thu đông, hiện đã có 2 HTX ký hợp đồng liên kết tiêu thụ trên 800ha lúa với công ty Võ Thị Thu Hà, Công ty thuốc BVTV An Giang. Và công ty Lương thực Đồng Tháp cũng đã có kế hoạch đăng ký liên kết tiêu thụ 500ha (lúa khô) cho nông dân.
Diện tích lúa tham gia mô hình liên kết tiêu thụ nông sản và sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô lớn đã ngày càng tăng lên và hiệu quả kinh tế cũng thay đổi rõ rệt, qua đó cho thấy đây là chủ trương đúng đắn, mang lại lợi ích cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia còn khiêm tốn so với quy mô diện tích lúa của tỉnh nhưng đây cũng là tín hiệu vui của sự khởi đầu thay đổi tập quán sản xuất và từng bước thực hiện quy trình: liên kết tiêu thụ rồi mới đến sản xuất.
Để tìm được tiếng nói chung giữa DN và nông dân, giúp việc liên kết đầu tư và tiêu thụ lúa gạo ngày càng khởi sắc hơn, nhiều HTX cho rằng doanh nghiệp cần phải đầu tư hệ thống kho, bãi, lò sấy tại vùng nguyên liệu. như vậy mới khắc phục được tình trạng thu mua chậm do mất thời gian vận chuyển từ ruộng của nông dân đến nhà máy của doanh nghiệp, lúa được thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn nên doanh nghiệp phải tăng cường lực lượng thu mua mới đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Và doanh nghiệp cũng cần phải đặt hàng trước với HTX, nông dân là sẽ thu mua loại lúa nào, số lượng bao nhiêu để định hướng cho nông dân sản xuất và cung ứng theo yêu cầu của thị trường.
Nguyên nhân dẫn đến việc liên kết đầu tư và tiêu thụ lúa không thuận lợi còn do doanh nghiệp và nông dân chưa thống nhất về giá cả. Hai bên chưa có sự hài hòa, chia sẻ lợi ích và rủi ro nên khó khăn của hai bên trở thành rào cản cho sự liên kết.
Ông Dương Nghĩa Quốc cho rằng: “Để CĐML thực sự phát huy hiệu quả thì sản xuất phải gắn với liên kết đầu tư và tiêu thụ. Nông dân làm ra sản phẩm phải chắc chắn được doanh nghiệp thu mua và giá cả phải cao hơn, có như vậy họ mới yên tâm và làm theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng VietGAP. Trong mối liên kết đầu tư và tiêu thụ lúa gạo luôn cần có vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp lớn đầu tư vào. Trong thời gian sắp tới sẽ có các doanh nghiệp lớn như Vĩnh Hoàn, Dasco, Cẩm Nguyên,… cùng đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh nên CĐML sẽ được nhân rộng thêm.
Có thể nói rằng thực hiện các CĐML cũng có nghĩa là ngành nông nghiệp đã chuẩn bị sẵn “bàn ăn” cho doanh nghiệp trong việc xây dựng vùng nguyên liệu sạch. Lãnh đạo Sở luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để mối liên kết ngày càng bền vững và có hiệu quả”.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/xaydungnongthonmoi/2012/9/36247.html

NỘI DUNG KHÁC

Diên Khánh: Niềm vui được mùa

20-9-2012

Những ngày này, trên các cánh đồng của huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), người dân đang hối hả thu hoạch lúa. Niềm vui được nhân lên khi năng suất lúa đạt khoảng 350 - 400kg/sào (1.000m2), cao hơn so với các vụ trước.

Sơn Tây: Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa

11-9-2012

Đây đang là hướng đi trong xây dựng nông thôn mới ở một địa phương giàu bản sắc văn hóa làng quê đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ là thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

Đưa cánh đồng mẫu lúa nước lên Tây Nguyên: Lợi ích thấy rõ

29-8-2012

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thôn Tân Hưng, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) đã triển khai mô hình thí điểm cánh đồng mẫu lúa nước đầu tiên tại Tây Nguyên, với sự tham gia của 4 "nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp). Đây là mô hình được đánh giá có nhiều triển vọng, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bình Định tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía

28-8-2012

Theo Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO), bắt đầu từ vụ ép 2012-2013, đơn vị sẽ nâng công suất từ 3.500 tấn lên 5.000 tấn nguyên liệu mía/ngày. Thời gian qua, mặc dù doanh nghiệp đã nỗ lực phát triển vùng nguyên liệu nhưng do nhiều nguyên nhân, công tác này gặp khá nhiều khó khăn…

Dự án cao su Nghệ An sắp chết yểu

10-8-2012

Chính thức khởi động từ năm 2007, dự án đầu tư phát triển cao su ở Nghệ An được đánh giá là giải pháp cứu rừng nghèo kiệt. Để thực hiện dự án, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã vận động các đơn vị thành viên tham gia góp cổ phần thành lập Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An (Cty CP ĐTPTCS Nghệ An) với số vốn điều lệ 138 tỷ đồng. Thế nhưng, đã 5 năm trôi qua, dự án gần như vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Bắc Kạn: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

6-8-2012

Với gần 90% dân số làm nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của tỉnh. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, Bắc Kạn đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn.

Trả đất cho dân trồng lúa

6-8-2012

UBND tỉnh Long An vừa thu hồi, hủy bỏ ba dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa. Đây là một trong những địa phương đầu tiên ở ĐBSCL đang rà soát, thu hồi các dự án “treo” nhiều năm.

Tây Nguyên: “Đau đầu” vì giá phân bón tăng

6-8-2012

Hằng năm, cứ bước vào mùa mưa thì nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng của người dân ở các tỉnh Tây Nguyên lại tăng mạnh. Vì vậy, các đại lý, DN cũng đồng loạt đẩy giá các loại phân bón lên cao, làm bà con nông dân không khỏi “đau đầu”.

ĐBSCL: Không nên ép mía quá sớm!

6-8-2012

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (HHMĐVN) thì phần lớn diện tích mía ở ĐBSCL hiện nay mới vào khoảng 7-8 tháng tuổi, cây mía còn non, chữ đường rất thấp. Nếu vào vụ ép sớm sẽ gây thiệt hại lớn cho nông dân và nhà máy cũng không có lợi nhuận. Thế nhưng, một số nhà máy đường vẫn muốn vào vụ ép sớm với lý do ép mía chạy lũ cho nông dân.

Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP

27-6-2012

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

Đánh thức Bạch Long Vĩ

22-6-2012

Là một trong những huyện đảo có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng nhiều năm qua, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) vẫn chưa thực sự tạo được bước đột phá. Bởi thế, chuyến khảo sát của Đoàn công tác thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu dẫn đầu chính là cơ hội để nghiên cứu, xây dựng, triển khai nhiều dự án khoa học trên huyện đảo này.

Xã Nga Lĩnh (Nga Sơn, Thanh Hoá): Bứt phá từ kinh tế trang trại

20-6-2012

Tìm hướng đi mới để cải thiện đời sống nhân dân, xã Nga Lĩnh đã lựa chọn phát triển kinh tế trang trại làm "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế - xã hội, từ đó làm bước đệm vững chắc để xây dựng nông thôn mới (NTM).