HỘI THẢO

Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp cứu ngành chăn nuôi

Ngày đăng: 24 | 01 | 2013

Do giá heo hơi đứng ở mức thấp, có thời điểm chỉ còn 34.000 - 35.000 đồng/kg đã khiến người chăn nuôi lao đao vì lỗ nặng. Tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), nhiều chủ trang trại đã “treo” chuồng vì không thể cầm cự được. Vì vậy, việc tìm những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm cứu ngành chăn nuôi đang được địa phương đặc biệt quan tâm. Nhiều giải pháp được đưa ra.

Người chăn nuôi: Cầm cự
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Dũng ở ấp Bắc Sơn, xã Quang Trung (Thống Nhất) cho hay: “Những năm trước, giá heo hơi tuy có dao động nhưng chỉ trong thời gian ngắn rồi lại lên nên người chăn nuôi vẫn có thể cầm cự được. Năm 2012, do tác động của dịch bệnh, thông tin thịt lợn còn tồn dư chất tạo nạc đã đẩy giá heo hơi xuống thấp trong nhiều tháng liền mà không nhích lên nổi, chúng tôi càng nuôi càng lỗ. Tuy vậy, tôi vẫn phải bám nghề vì đã bỏ không ít tiền đầu tư xây dựng chuồng trại, dụng cụ phục vụ chăn nuôi cũng như mất nhiều công sức gây dựng 50 heo nái và 3.000 heo thịt đủ các lứa tuổi, bây giờ bỏ thì uổng lắm”.
Ông Nguyễn Công Tuấn, chủ trang trại heo, gà tại xã Gia Tân II, Thống Nhất, cho hay: “Cơ sở chăn nuôi của tôi có tổng diện tích 3,7ha, diện tích chuồng trại hơn 2.000m2 nằm trong vùng quy hoạch khuyến khích chăn nuôi tập trung Tây Bạch Lâm. Tuy khó khăn nhưng gia đình vẫn cố gắng vay mượn và tìm mọi cách để duy trì hơn 50 heo nái, 200 heo thịt. Trước đây, chúng tôi còn nuôi khoảng 12.000 con gà thịt nhưng năm nay chăn nuôi khó khăn, giá lại thấp nên không thể kham nổi, đành bỏ gà để tập trung vốn nuôi heo”.
Ông Bùi Văn Thiện, Phó chủ tịch UBND xã Quang Trung cho hay, xã có khoảng 22.000 khẩu, chủ yếu theo nghề chăn nuôi. Những năm trước, nghề nuôi heo rất thuận lợi vì giá tương đối ổn định, đảm bảo có lãi, nhưng từ đầu năm 2012 đến nay, nuôi con gì cũng khó. Đặc biệt với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu vốn quay vòng thì càng nuôi càng lỗ. Trước thực trạng trên, một số trang trại, cơ sở phải chuyển sang chăn nuôi gia công cho các công ty nước ngoài”.
Nhằm giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững, UBND tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch trên địa bàn xã Quang Trung 3 khu khuyến khích chăn nuôi tập trung là: Lạc Sơn, Nguyễn Huệ và Lê Lợi với tổng diện tích hàng trăm hecta nhằm hạn chế tác động ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện cả 3 khu quy hoạch này chưa thật sự phát huy hiệu quả vì mạng lưới điện chưa có, hệ thống giao thông chưa được đầu tư, đi lại rất khó khăn, lầy lội, nhất là vào mùa mưa.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi, Đồng Nai đã ban hành hàng loạt các chương trình hỗ trợ người chăn nuôi nhằm khắc phục khó khăn, ổn định tổng đàn. Một trong những chính sách được người chăn nuôi đón nhận tích cực là chính sách hỗ trợ vay vốn, khoanh nợ, giãn nợ, với lãi suất cho vay ưu đãi 11%/năm. Ngoài ra, thưc hiện Chương trình bảo hiểm nông nghiệp, Đồng Nai đã chọn 9 xã tại 3 huyện: Tân Phú, Định Quán và Xuân Lộc thực hiện thí điểm. Đến nay, đã có gần 400 hộ nghèo tham gia.
Quy hoạch chăn nuôi tập trung, một giải pháp
Trước thực trạng ngành chăn nuôi phát triển mạnh nhưng chưa thật sự bền vững và có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, khó kiểm soát dịch bệnh, năm 2008, huyện Thống Nhất đã lập quy hoạch vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung thành 20 khu với tổng diện tích 2.341ha trên địa bàn 8 xã. Trong 4 năm qua, 20 khu này đã thu hút hơn 199 trang trại, cơ sở chăn nuôi đi vào hoạt động. Huyện Thống Nhất hiện có tổng đàn gia súc trên 182.000 con, gia cầm khoảng 1,2 triệu con, chim cút 1,3 triệu con. Trong 4 năm qua, trên địa bàn huyện không xảy ra bệnh dịch lớn nhưng do sản phẩm không tiêu thụ được, giá cả bấp bênh đã khiến nông dân không còn mặn mà với nghề.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai nhấn mạnh, Đồng Nai là một trong những tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển mạnh, sản phẩm thịt hàng năm không chỉ đủ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp cho TP.Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, trong những năm qua, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ngành chăn nuôi, hiện tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh luôn duy trì ổn định, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Tuy nhiên, muốn đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững, chúng tôi đã quy hoạch 139 khu khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung gắn liền với giết mổ tập trung.Chúng tôi cũng đang tìm cách tháo gỡ khó khăn, đưa ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh phát triển một cách bền vững”.
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Quảng Nam: Quy hoạch “treo” theo dự án

22-11-2012

Trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM), quy hoạch là khâu mà các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nhất là các xã ven biển, đang vướng nhất. Từ đó, việc thực hiện các tiêu chí khác đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bình Định: Hạn hán đe dọa vụ đông xuân

22-11-2012

Hiện tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ mới tích được khoảng 30% dung tích. Nguy cơ hạn hán đang đe dọa tới sản xuất vụ đông xuân trên địa bàn tỉnh này.

ĐBSCL: Nhà máy đường và nông dân đang lỗ

4-10-2012

Chiều 2-10, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết, tình hình tiêu thụ đường cát hiện nay rất khó khăn dù giá giảm mạnh, chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg, giảm 3.000 - 3.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.

Liên kết sản xuất làm giàu

25-9-2012

Từ một diện tích đất rất nhỏ, những người phụ nữ ở thị trấn Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã liên kết sản xuất (LKSX) để làm giàu. Họ còn tận dụng nguồn nước hồ Dầu Tiếng nuôi cá thương phẩm. Đến nay, cả 6 hộ trong tổ LKSX đều có thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Các tỉnh phía Nam bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới

24-9-2012

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tại các tỉnh, thành phía Nam bước đầu có sự khởi sắc, trong đó đổi thay lớn nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn.

Hội thảo về đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam

20-9-2012

Chiều 19/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội thảo về “đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam”.Theo đánh giá của các chuyên gia, càphê đang là cây trồng quan trọng trong sinh kế của người dân Tây Nguyên. Sản phẩm của cây càphê có tính thương mại hóa rất cao.

Lâm Đồng: Phát huy thế mạnh từ nông nghiệp công nghệ cao

20-9-2012

Chương trình xây dựng NTM ở Lâm Đồng hiện đang triển khai ở 118 xã, trong đó có xã điểm Tân Hội (huyện Đức Trọng) do Ban Bí thư T.Ư chỉ đạo và 35 xã ưu tiên đầu tư của tỉnh (trong đó có 11 xã điểm cấp tỉnh).

Cánh đồng mẫu lớn góp phần xây dựng nông thôn mới

20-9-2012

“Chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là chủ trương lớn của Chính phủ cũng như của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế hàng hóa lớn, tập trung. Làm được như vậy thì mới có thể xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo của Việt Nam, khẳng định thế mạnh trên thị trường thế giới và thu nhập của người nông dân mới được nâng cao...” - ông Dương Nghĩa Quốc - GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp khẳng định.

Diên Khánh: Niềm vui được mùa

20-9-2012

Những ngày này, trên các cánh đồng của huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), người dân đang hối hả thu hoạch lúa. Niềm vui được nhân lên khi năng suất lúa đạt khoảng 350 - 400kg/sào (1.000m2), cao hơn so với các vụ trước.

Sơn Tây: Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa

11-9-2012

Đây đang là hướng đi trong xây dựng nông thôn mới ở một địa phương giàu bản sắc văn hóa làng quê đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ là thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

Đưa cánh đồng mẫu lúa nước lên Tây Nguyên: Lợi ích thấy rõ

29-8-2012

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thôn Tân Hưng, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) đã triển khai mô hình thí điểm cánh đồng mẫu lúa nước đầu tiên tại Tây Nguyên, với sự tham gia của 4 "nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp). Đây là mô hình được đánh giá có nhiều triển vọng, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bình Định tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía

28-8-2012

Theo Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO), bắt đầu từ vụ ép 2012-2013, đơn vị sẽ nâng công suất từ 3.500 tấn lên 5.000 tấn nguyên liệu mía/ngày. Thời gian qua, mặc dù doanh nghiệp đã nỗ lực phát triển vùng nguyên liệu nhưng do nhiều nguyên nhân, công tác này gặp khá nhiều khó khăn…