HỘI THẢO

Đánh giá kết quả Chương trình 02-CTr/TU quý I/2013: Còn nhiều bất cập

Ngày đăng: 07 | 05 | 2013

Triển khai Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống người dân, nhiều huyện, thị xã đã chủ động tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình, xác định nội dung trọng tâm đột phá và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nảy sinh một số bất cập, hạn chế từ cơ chế chính sách đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, người dân...

Bức tranh NTM hiện rõ
Có thể khẳng định, Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, XDNTM, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là nhiều huyện, thị xã đã phát động các chương trình hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức XDNTM” khá sôi nổi, mạnh mẽ. 
 
Sau 2 năm thực hiện Chương trình 02, đến nay toàn thành phố đã có 19/19 huyện được phê duyệt đề án cấp huyện; 100% số xã phê duyệt quy hoạch và đề án XDNTM; có 236/401 xã cơ bản đạt 10 - 19 tiêu chí, trong đó có 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí như Thụy Hương (Chương Mỹ), Song Phượng (Đan Phượng), Mai Đình (Sóc Sơn)…; 91 xã đạt và cơ bản đạt 14 - 18 tiêu chí; 133 xã đạt và cơ bản đạt 10 - 13 tiêu chí; 134 xã đạt 5 - 10 tiêu chí và còn 31 xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Thực tế cho thấy, trên mảnh đất Thủ đô trăm nghề, bức tranh nhiều vùng nông thôn đã thực sự đổi mới, đó là những ngôi nhà khang trang đẹp đẽ, những con đường bê-tông trải dài, phẳng lỳ; rồi những trạm y tế, trường học, trụ sở xã đạt chuẩn Quốc gia… Sự thay đổi này rõ rệt, nhanh chóng đến nỗi ngay cả những người nông dân địa phương cũng thấy ngỡ ngàng, xen lẫn tự hào…
Bà Lê Thị Bền ở xã Thụy Hương tâm sự: “Gần một đời gắn bó với nghề nông, với cánh đồng và những thửa ruộng nhưng chưa bao giờ tôi thấy quê mình đổi thay mạnh mẽ, hừng hực khí thế thi đua như mấy năm nay. Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa thành công, người dân Thụy Hương đã tập trung sản xuất quy mô lớn, biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói, chương trình XDNTM đã làm người dân thay đổi từ suy nghĩ, nhận thức cho đến cách làm, đồng thời đó cũng là động lực để chúng tôi mạnh dạn mở rộng sản xuất, đầu tư làm ăn”. 
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Đến nay, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê-tông hóa của thành phố đã đạt 75% (bằng 86,2% kế hoạch); trạm y tế được kiên cố hóa đạt chuẩn quốc gia chiếm trên 97%; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 84%, trong đó, tỷ lệ dân số được dùng nước sạch đạt 34%; tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa - thể thao đạt 45% và 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”. 
“Đặc biệt, thu nhập của người dân khu vực nông thôn đã tăng rõ rệt, năm 2012 đạt khoảng 21,36 triệu đồng/người; tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp còn khoảng 48% lao động xã hội; lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 42,1% và thành phố đã giải quyết việc làm cho 135.800 người. Ngoài ra, thông qua việc tổ chức 106 phiên giao dịch việc làm, các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn đã tuyển dụng được 25.000 người. Đây là những kết quả vô cùng khích lệ, giúp quá trình XDNTM của thành phố ngày càng sớm tới đích”, ông Cương nhấn mạnh.
Một thành công nữa là, trong quá trình thực hiện Chương trình 02, nhiều huyện, thị xã đã chủ động tổ chức triển khai xây dựng và xác định nội dung trọng tâm đột phá như Đan Phượng, Hoài Đức chọn xây dựng giao thông thôn xóm, thủy lợi nội đồng; Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh tập trung vào công tác dồn điền đổi thửa để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa… Trong đó, các xã điểm bước đầu đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện XDNTM, nhờ đó đã tạo nên bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân…
Còn nhiều bất cập, hạn chế
Theo đánh giá, mặc dù đạt nhiều kết quả khả quan nhưng quá trình triển khai Chương trình 02 đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Cụ thể là công tác tuyên truyền về Chương trình chưa đa dạng, còn hình thức, thiếu sáng tạo, khiến một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, phương pháp XDNTM. Các dự án trọng điểm phát triển nông nghiệp còn chậm, nguồn lực thực hiện XDNTM chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân và DN còn hạn chế.
Một số địa phương tập trung nhiều vào xây dựng cơ bản mà chưa chú trọng triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân, đẩy mạnh việc đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong khu dân cư…
Theo ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, có 5 nguyên nhân cơ bản dẫn tới tồn tại, hạn chế trên. Đó là cơ chế chính sách của Trung ương, nhất là các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành còn chậm, thiếu đồng bộ; chính sách hỗ trợ DN đầu tư vào khu vực nông thôn chưa hấp dẫn; một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về chương trình XDNTM, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, chưa thấy hết được tầm quan trọng và trách nhiệm về sự làm chủ của người dân trong XDNTM. Ngoài ra, trình độ năng lực của một số cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác quản lý cũng còn hạn chế, trong khi khối lượng công việc nhiều và khó nên chưa đáp ứng được yêu cầu; một số tiêu chí về giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đòi hỏi phải có thời gian và có sự đầu tư đồng bộ thì mới hoàn thành được.
Tại buổi họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU quý I, triển khai nhiệm vụ và giải pháp quý II/2013, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái nhấn mạnh: Thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, XDNTM; Ban Chỉ đạo thành phố cũng đã đi thực tế tại các huyện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở. Tuy nhiên, kết quả triển khai chương trình ở các địa phương vẫn chưa thực sự đồng đều. 
Phó bí thư Thành ủy yêu cầu các địa phương trao đổi học tập tại các xã đã làm tốt để áp dụng vào địa phương mình. Tập trung tuyên truyền để người dân hiểu về nhiệm vụ dồn điền đổi thửa và cơ chế chính sách của thành phố về chủ trương này. Yêu cầu các địa phương tiếp tục thành lập các tổ công tác dồn điền đổi thửa, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cơ sở. Đối với những nơi đã hoàn thành nhiệm vụ này thì cần tiếp tục làm tốt công tác thủy lợi, giao thông nội đồng... nhằm giúp nông dân phát triển sản xuất thuận lợi, hiệu quả.
Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ XDNTM
Theo Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống người dân, tính đến hết tháng 3/2013, tổng kinh phí các DN, tổ chức đoàn thể và nhân dân đã đóng góp ủng hộ bằng các hình thức quy ra tiền được hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, các DN ủng hộ 336 tỷ đồng, các tổ chức đoàn thể 168 tỷ đồng, xã hội hóa 76 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 602 tỷ đồng…
Một số địa phương huy động được nhiều như Đông Anh (210 tỷ đồng), Thanh Trì (166 tỷ đồng), Sóc Sơn (104 tỷ đồng)…; các huyện huy động được ít là Chương Mỹ 1,6 tỷ đồng, Mỹ Đức 2,8 tỷ đồng, Ba Vì 4,4 tỷ đồng…
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ở Hà Nội: Nhiều nội dung chậm vào thực tiễn

7-5-2013

Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội quy định về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố giai đoạn 2012-2016 chính thức triển khai từ tháng 7/2012, nhưng sau gần một năm thực hiện, nhiều nội dung trong Quyết định vẫn chưa đi vào thực tiễn.

Phú Yên: Nông dân “mếu máo” vì lúa ngập úng

15-4-2013

Mấy ngày qua, tỉnh Phú Yên bị ảnh hưởng không khí lạnh, gây mưa to kéo dài, làm cho hàng trăm hecta lúa vụ đông xuân 2012-2013 chưa kịp thu hoạch đã bị ngập úng. Một số nơi lúa bị ngâm nước lâu ngày, mọc mầm ngay trên cây, có nguy cơ mất trắng khiến người dân gặp nhiều khó khăn.

Lay lắt ruộng đồng

28-2-2013

Tây Nguyên đang là cao điểm của mùa khô. Năm nay, mùa khô Tây Nguyên khốc liệt hơn mọi năm: Đồng ruộng không có nước để tưới; người và gia súc không có nước để uống, để sinh hoạt. “Bức tranh khô hạn” đang diễn ra gay gắt trên toàn vùng Tây Nguyên.

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết- cây xóa đói, giảm nghèo bền vững trên vùng đất dốc

28-2-2013

Na Hang là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất đối núi dốc, rất khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công dự án dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết trên vùng đồi núi dốc đã và đang mở ra hướng xóa đói, giảm nghèo mới bền vững cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

Vụ đông trúng đậm

24-1-2013

Chúng tôi về xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) khi bà con đang hối hả thu hoạch cải bắp, súp lơ, su hào chuẩn bị chờ ô tô từ các nơi về "ăn hàng".

HLV Bắc Giang: Những con số ấn tượng

24-1-2013

Ông Ngô Xuân Thìn, Phó chủ tịch HLV Bắc Giang tâm sự: "Khi được UBND tỉnh công nhận là hội đặc thù, chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động như: chủ động được nguồn kinh phí, nhân lực được bổ sung... Nhờ đó, Hội đã có điều kiện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mà tỉnh và Trung ương HLV Việt Nam giao phó".

Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp cứu ngành chăn nuôi

24-1-2013

Do giá heo hơi đứng ở mức thấp, có thời điểm chỉ còn 34.000 - 35.000 đồng/kg đã khiến người chăn nuôi lao đao vì lỗ nặng. Tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), nhiều chủ trang trại đã “treo” chuồng vì không thể cầm cự được. Vì vậy, việc tìm những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm cứu ngành chăn nuôi đang được địa phương đặc biệt quan tâm. Nhiều giải pháp được đưa ra.

Quảng Nam: Quy hoạch “treo” theo dự án

22-11-2012

Trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM), quy hoạch là khâu mà các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nhất là các xã ven biển, đang vướng nhất. Từ đó, việc thực hiện các tiêu chí khác đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bình Định: Hạn hán đe dọa vụ đông xuân

22-11-2012

Hiện tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ mới tích được khoảng 30% dung tích. Nguy cơ hạn hán đang đe dọa tới sản xuất vụ đông xuân trên địa bàn tỉnh này.

ĐBSCL: Nhà máy đường và nông dân đang lỗ

4-10-2012

Chiều 2-10, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết, tình hình tiêu thụ đường cát hiện nay rất khó khăn dù giá giảm mạnh, chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg, giảm 3.000 - 3.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.

Liên kết sản xuất làm giàu

25-9-2012

Từ một diện tích đất rất nhỏ, những người phụ nữ ở thị trấn Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã liên kết sản xuất (LKSX) để làm giàu. Họ còn tận dụng nguồn nước hồ Dầu Tiếng nuôi cá thương phẩm. Đến nay, cả 6 hộ trong tổ LKSX đều có thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Các tỉnh phía Nam bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới

24-9-2012

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tại các tỉnh, thành phía Nam bước đầu có sự khởi sắc, trong đó đổi thay lớn nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn.