HỘI THẢO

Phú Yên: Nông dân “mếu máo” vì lúa ngập úng

Ngày đăng: 15 | 04 | 2013

Mấy ngày qua, tỉnh Phú Yên bị ảnh hưởng không khí lạnh, gây mưa to kéo dài, làm cho hàng trăm hecta lúa vụ đông xuân 2012-2013 chưa kịp thu hoạch đã bị ngập úng. Một số nơi lúa bị ngâm nước lâu ngày, mọc mầm ngay trên cây, có nguy cơ mất trắng khiến người dân gặp nhiều khó khăn.

Theo quan sát của PV. Báo Kinh tế nông thôn, hiện hầu hết cánh đồng lúa ở các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa, Tuy An, TP. Tuy Hòa đang trong thời kỳ thu hoạch đều bị đổ rạp, ngập úng trong nước. Nếu trời mưa kéo dài thêm ít ngày nữa, năng suất thu hoạch lúa vụ mùa này sẽ đạt thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của bà con nông dân nơi đây.
 
Tay ôm bó lúa nảy mầm trắng xoá, đầu tóc, mặt mày dính đầy bùn đất, ông Nguyễn Văn Hưng ở xã Bình Kiến (TP. Tuy Hòa), xót xa nói: “Vụ này lúa phát triển tốt, hạt to,... chúng tôi không khỏi mừng thầm, tin chắc sẽ có một vụ mùa bội thu. Ai dè trời không thương, đang lúc lúa chín mẩy, gié trĩu hạt thì mưa gió kéo dài khiến lúa bị ngã đổ, ngâm nước lâu ngày, hạt lúa mọc mầm ngay trên thân cây. Kiểu này phải cắt vội, đem về nhà phơi, sấy. Khi đó, trời mà không cho nắng nữa thì coi như tiêu”. Nói rồi, ông Hưng hóng tay chỉ về ruộng lủa của gia đình mình đang bị ngâm trong nước. Ông cho biết: “Nếu đám lúa này không gặp mưa gió làm ngập úng thì vụ này nhà tôi chắc chắn thu được gần 1 tấn thóc. Giờ gặp như thế này, may lắm cũng chỉ còn hơn nửa tấn; chất lượng gạo cũng kém đi rất nhiều. Vụ này xem như thất thu”.
Do ảnh hưởng không khí lạnh mưa to kéo dài, chuyện giảm năng suất là không thể tránh khỏi. Điều khiến nhiều nông dân quan tâm hiện nay là khi lúa bị đổ ngã, việc thu hoạch bằng máy không được, trong khi đó nhân công cắt tay đang khan hiếm hoặc có chăng thì tiền thuê mướn cũng tăng gấp đôi so với thu hoạch máy. 
Bà Trần Thị Hồng ở xã An Định (huyện Tuy An) cho biết: “Bình thường, nếu thời tiết thuận lợi. Khi lúa chín, chúng tôi chỉ cần thuê máy gặt đập với giá 120.000 đồng/sào. Máy tự cắt, rồi tuốt luôn, mình chỉ theo dõi, cho lúa vào bao, khỏe re! Giờ đây mưa gió, lúa ngã đỏ, gặt máy không được, chúng tôi phải thuê nhân công cắt tay. Tuy nhiên, hiện giá mướn cắt thủ công tăng rất cao, chi phí từ 250.000- 300.000 đồng/sào tùy theo xa gần; đã vậy, chúng tôi còn phải tốn công phơi lúa, phơi rơm. Không những thế, lúa bị ngập úng, mọc mầm nên chất lượng gạo kém, thương lái không mua hoặc mua ép giá khiến nông dân gặp khó khăn đủ đường. Mùa này, tiền phân bón và đủ thứ chi phí khác đều tăng hơn trước”. 
Theo bà Võ Thị Hưng ở xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa): “Tôi có 6 sào lúa bị ngã rạp. Nếu lúa không ngã, gặt máy chỉ cần 1 ngày là xong nay phải gặt thủ công mất 4 ngày”.
Thống kê sơ bộ của ngành chức năng Phú Yên cho thấy, các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa, Tuy An, TP. Tuy Hòa có hơn 8.000ha lúa ngập úng, đổ ngã do mưa lớn kéo dài trong mấy ngày qua, gây thiệt hại cho người dân cả trăm triệu đồng. Năm nay, năng suất lúa ước đạt trên 70 tạ/ha, nhưng cuối vụ gặp mưa lúa ngã, nếu lúa đứng, gặt thủ công trung bình thất thoát 10%, khi lúa bị gió đập ngã rụng một phần lại ngâm nước thì thất thoát sau thu hoạch lên đến hơn 15%.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2013/4/40393.html

NỘI DUNG KHÁC

Lay lắt ruộng đồng

28-2-2013

Tây Nguyên đang là cao điểm của mùa khô. Năm nay, mùa khô Tây Nguyên khốc liệt hơn mọi năm: Đồng ruộng không có nước để tưới; người và gia súc không có nước để uống, để sinh hoạt. “Bức tranh khô hạn” đang diễn ra gay gắt trên toàn vùng Tây Nguyên.

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết- cây xóa đói, giảm nghèo bền vững trên vùng đất dốc

28-2-2013

Na Hang là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất đối núi dốc, rất khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công dự án dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết trên vùng đồi núi dốc đã và đang mở ra hướng xóa đói, giảm nghèo mới bền vững cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

Vụ đông trúng đậm

24-1-2013

Chúng tôi về xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) khi bà con đang hối hả thu hoạch cải bắp, súp lơ, su hào chuẩn bị chờ ô tô từ các nơi về "ăn hàng".

HLV Bắc Giang: Những con số ấn tượng

24-1-2013

Ông Ngô Xuân Thìn, Phó chủ tịch HLV Bắc Giang tâm sự: "Khi được UBND tỉnh công nhận là hội đặc thù, chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động như: chủ động được nguồn kinh phí, nhân lực được bổ sung... Nhờ đó, Hội đã có điều kiện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mà tỉnh và Trung ương HLV Việt Nam giao phó".

Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp cứu ngành chăn nuôi

24-1-2013

Do giá heo hơi đứng ở mức thấp, có thời điểm chỉ còn 34.000 - 35.000 đồng/kg đã khiến người chăn nuôi lao đao vì lỗ nặng. Tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), nhiều chủ trang trại đã “treo” chuồng vì không thể cầm cự được. Vì vậy, việc tìm những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm cứu ngành chăn nuôi đang được địa phương đặc biệt quan tâm. Nhiều giải pháp được đưa ra.

Quảng Nam: Quy hoạch “treo” theo dự án

22-11-2012

Trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM), quy hoạch là khâu mà các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nhất là các xã ven biển, đang vướng nhất. Từ đó, việc thực hiện các tiêu chí khác đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bình Định: Hạn hán đe dọa vụ đông xuân

22-11-2012

Hiện tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ mới tích được khoảng 30% dung tích. Nguy cơ hạn hán đang đe dọa tới sản xuất vụ đông xuân trên địa bàn tỉnh này.

ĐBSCL: Nhà máy đường và nông dân đang lỗ

4-10-2012

Chiều 2-10, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết, tình hình tiêu thụ đường cát hiện nay rất khó khăn dù giá giảm mạnh, chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg, giảm 3.000 - 3.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.

Liên kết sản xuất làm giàu

25-9-2012

Từ một diện tích đất rất nhỏ, những người phụ nữ ở thị trấn Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã liên kết sản xuất (LKSX) để làm giàu. Họ còn tận dụng nguồn nước hồ Dầu Tiếng nuôi cá thương phẩm. Đến nay, cả 6 hộ trong tổ LKSX đều có thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Các tỉnh phía Nam bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới

24-9-2012

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tại các tỉnh, thành phía Nam bước đầu có sự khởi sắc, trong đó đổi thay lớn nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn.

Hội thảo về đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam

20-9-2012

Chiều 19/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội thảo về “đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam”.Theo đánh giá của các chuyên gia, càphê đang là cây trồng quan trọng trong sinh kế của người dân Tây Nguyên. Sản phẩm của cây càphê có tính thương mại hóa rất cao.

Lâm Đồng: Phát huy thế mạnh từ nông nghiệp công nghệ cao

20-9-2012

Chương trình xây dựng NTM ở Lâm Đồng hiện đang triển khai ở 118 xã, trong đó có xã điểm Tân Hội (huyện Đức Trọng) do Ban Bí thư T.Ư chỉ đạo và 35 xã ưu tiên đầu tư của tỉnh (trong đó có 11 xã điểm cấp tỉnh).