ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nhà máy đường Lam Sơn "dọa" giảm giá mua mía

Ngày đăng: 04 | 06 | 2012

Ghi nhận của phóng viên NTNN tại các vùng nguyên liệu mía ở Thanh Hóa cho thấy, vào thời điểm này, giá mía đang xuống rất thấp, nhiều nông dân thậm chí không bán được mía.

Trong khi đó, doanh nghiệp (DN) sản xuất mía đường dọa sẽ giảm giá thu mua mía, nếu không được tạm trữ.
Tại huyện Ngọc Lặc - vùng nguyên liệu mía của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, giá mía hiện đã giảm tới 1/3 so với vụ trước. Bà Phạm Thị A ở thôn Minh Thành, xã Minh Tiến, trồng gần 1ha mía, nói: “Năm nay, công ty thu mua mía chậm, bây giờ chúng tôi mới chặt mía xong. Cứ đà này, chúng tôi chắc sẽ phải bỏ cây mía”.
Thu hoạch mía tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc.
Còn ông Phạm Văn Hà – Chủ tịch UBND xã Ngọc Liên cho biết: “Xã có 130ha mía, năm nay giá mía giảm rất thấp, trong khi chi phí cao. 3 tháng gần đây, do công ty chậm thu mua mía nên mía khô, héo, giảm mạnh về chữ đường và trọng lượng, khiến vụ mía này người dân lỗ nặng. Với đà này, có thể vụ tới chúng tôi sẽ chuyển sang cây trồng khác như hành chăm, khoai sọ, sắn dây… để thay thế”.
Hiện tại có khoảng 30.000 hộ dân ở các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Thường Xuân… của tỉnh Thanh Hóa đang trồng mía để cung cấp cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Vì thế, theo ông Lê Văn Tam- Chủ tịch HĐQT công ty, nếu không có chính sách hỗ trợ DN thu mua tạm trữ đường, công ty phải giảm giá thu mua mía, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục nghìn hộ dân sống bằng nghề trồng mía.
Ông Đặng Thế Giang – Phó Giám đốc phụ trách vùng nguyên liệu của Công ty CP Nhà máy Đường Lam Sơn nói rõ hơn: “Nếu Nhà nước không cho mua tạm trữ để nâng giá đường và giá nguyên liệu, thì trước mắt người dân là người chịu thiệt nhiều nhất. Theo quy định, chúng tôi chỉ có thể mua mía nguyên liệu với giá bằng 60 – 65% tổng lượng đường có tại kho. Như vậy, giá đường thấp, đương nhiên chúng tôi phải điều chỉnh lại giá mía nguyên liệu.
Hiện tại, công ty đang mua mía với giá 1,2 triệu đồng/tấn mía nguyên liệu loại 10 chữ đường (hồi đầu năm là 1,8 triệu đồng/tấn - PV), nhưng nếu trong thời gian tới giá đường vẫn giảm thì chúng tôi phải điều chỉnh lại giá thu mua mía nguyên liệu, có thể giá sẽ thấp hơn...”.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/91027p1c25/nha-may-duong-lam-son-doa-giam-gia-mua-mia.htm

NỘI DUNG KHÁC

Tăng cường các giải pháp để giữ vững vị thế của gạo Việt Nam

31-5-2012

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trở thành trung tâm gạo của thế giới, song để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường quốc tế, đòi hỏi phải áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng giá trị và uy tín của hạt gạo Việt Nam.

Giải quyết triệt để vấn đề đất đai: Tiền đề cho tái cơ cấu kinh tế

21-5-2012

Đất đai sử dụng lãng phí, ruộng đất manh mún, người sử dụng hiệu quả không có điều kiện tích tụ đất, khai thác tài nguyên tự nhiên quá mức cho phép, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... những vấn đề vướng mắc đang đặt ra cho công tác xây dựng luật, chính sách đất đai cần giải quyết triệt để nhằm tạo một trong những tiền đề cho tái cơ cấu nền kinh tế.

Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản sắp phá sản: Sụp đổ dây chuyền

14-5-2012

Sau một thời gian phát triển “nóng” và được coi là đầu tàu kinh tế của khu vực ĐBSCL, hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản đang phá sản, nợ nần chồng chất, không lối thoát.

Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước

14-5-2012

Tình hình sản xuất, tiêu thụ trong tháng 4 vẫn không có dấu hiệu cải thiện đáng kể khi những chỉ số quan trọng về sản xuất công nghiệp, thương mại vẫn thấp. Đặc biệt, lượng hàng tồn kho đang ở mức cao. Năm 2012, Việt Nam đặt mục tiêu tăng 13% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, tương đương 108,8 tỷ USD.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng vững nhờ chủ động tạo nguồn nguyên liệu

14-5-2012

Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp ngành thủy sản lâm vào tình trạng khó khăn, phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động ổn định vì đã chú trọng tự đầu tư vùng nuôi thủy sản.

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long

9-5-2012

Lúa và thủy sản là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng ÐBSCL đạt 4 tỷ USD, chiếm hai phần ba tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.

Xuất khẩu gạo: Lại lo doanh nghiệp “xé rào”

9-5-2012

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính tới 30/4/2012, tổng số hợp đồng xuất khẩu gạo các doanh nghiệp ký là 4,4 triệu tấn gạo.

Ký hợp đồng xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo

9-5-2012

Những ngày đầu tháng 5, giá gạo thế giới tăng mạnh kéo giá gạo trong nước cũng tăng theo. Tuy nhiên, lượng lúa còn tồn trong dân không đáng kể, hoạt động xuất khẩu vì thế cũng gặp một số khó khăn lớn.

Vĩnh Phúc: “Bến đỗ” của nhiều doanh nghiệp FDI

4-5-2012

Từ nhiều năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc được coi là “Bình Dương của miền Bắc” với nhiều chính sách thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Kiểm tra thủy sản XK: Nafiqad nói cần, doanh nghiệp nói không

4-5-2012

Các doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) thủy sản và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) đã tranh cãi nhau dữ dội về việc lấy mẫu kiểm tra các lô hàng thủy sản XK hiện nay.

Một số lưu ý khi đưa hàng vào Hoa Kỳ

4-5-2012

Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2012 đã đặt ra yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, song nếu nhìn ở góc độ tích cực, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hóa để chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu bền vững.

XK cá tra sang châu Âu gặp khó

3-5-2012

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.