ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng vững nhờ chủ động tạo nguồn nguyên liệu

Ngày đăng: 14 | 05 | 2012

Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp ngành thủy sản lâm vào tình trạng khó khăn, phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động ổn định vì đã chú trọng tự đầu tư vùng nuôi thủy sản.

Việt Nam hiện đang là một trong 10 nước có giá trị thủy sản xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, thủy sản Việt Nam luôn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là thủy sản khai thác và tôm nguyên liệu...
Các chuyên gia đều có nhận định, nguyên liệu là thách thức lớn đối với ngành thủy sản năm 2012. Với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quy hoạch thiếu tổng thể giữa doanh nghiệp chế biến và cơ sở nuôi trồng hải sản, cũng như sự đánh bắt thiếu tổ chức là những nguyên nhân chính khiến nguy cơ thiếu nguyên liệu càng cao hơn. Nếu doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ mang lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp, nông dân và ngành thủy sản Việt Nam. Ngược lại nếu như nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nông dân thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình thế bị động khi nông dân không được mùa. Do đó sẽ thiếu nguyên liệu cho việc chế biến, xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), những doanh nghiệp không “rơi” vào vòng xoáy khó khăn về vấn để nguyên liệu sản xuất phần lớn là doanh nghiệp có đầu tư vùng nuôi, liên kết nuôi có tổ chức với người nông dân.
VASEP cho biết hiện có ba mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân. Một là nông dân có ao nuôi, doanh nghiệp đầu tư giống, thức ăn. Hai là DN thuê nông dân nuôi. Ba là nông dân tự nuôi, doanh nghiệp chỉ hỗ trợ vốn giai đoạn cuối.
Cả ba mô hình đều đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu, ổn định giá. Hơn nữa, nông dân cũng được nâng cao kỹ thuật nuôi vì DN trực tiếp hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, quy trình nuôi.
Hiện có 70% DN ngành cá, 20% doanh nghiệp ngành tôm có đầu tư vùng nguyên liệu. Thế nhưng số doanh nghiệp đầu tư được đến 100% nguồn nguyên liệu cho chính mình thì rất ít.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, để ngành thủy sản vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu muốn phát triển vững vàng và chủ động trong đàm phán giá cả với đối tác cần có vùng nguyên liệu ổn định để quản lý chất lượng đầu vào- đầu ra. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần năng động, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng bên cạnh những thị trường chủ lực của đơn vị.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=521956

NỘI DUNG KHÁC

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long

9-5-2012

Lúa và thủy sản là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng ÐBSCL đạt 4 tỷ USD, chiếm hai phần ba tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.

Xuất khẩu gạo: Lại lo doanh nghiệp “xé rào”

9-5-2012

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính tới 30/4/2012, tổng số hợp đồng xuất khẩu gạo các doanh nghiệp ký là 4,4 triệu tấn gạo.

Ký hợp đồng xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo

9-5-2012

Những ngày đầu tháng 5, giá gạo thế giới tăng mạnh kéo giá gạo trong nước cũng tăng theo. Tuy nhiên, lượng lúa còn tồn trong dân không đáng kể, hoạt động xuất khẩu vì thế cũng gặp một số khó khăn lớn.

Vĩnh Phúc: “Bến đỗ” của nhiều doanh nghiệp FDI

4-5-2012

Từ nhiều năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc được coi là “Bình Dương của miền Bắc” với nhiều chính sách thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Kiểm tra thủy sản XK: Nafiqad nói cần, doanh nghiệp nói không

4-5-2012

Các doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) thủy sản và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) đã tranh cãi nhau dữ dội về việc lấy mẫu kiểm tra các lô hàng thủy sản XK hiện nay.

Một số lưu ý khi đưa hàng vào Hoa Kỳ

4-5-2012

Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2012 đã đặt ra yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, song nếu nhìn ở góc độ tích cực, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hóa để chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu bền vững.

XK cá tra sang châu Âu gặp khó

3-5-2012

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không nên vội vàng ký hợp đồng với giá thấp

3-5-2012

Đó là khuyến cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sau khi đưa ra nhận định giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

VFA: Không nên vội ký hợp đồng xuất khẩu gạo

25-4-2012

Lượng hợp đồng xuất khẩu gạo tăng dồn dập trong tháng 3 đã đánh dấu đây là tháng có hợp đồng ký nhiều nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng các doanh nghiệp không nên vội vã ký tiếp để hạn chế rủi ro khi giá gạo có xu hướng tăng.

Doanh nghiệp cà phê vỡ nợ hàng loạt

25-4-2012

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2012 đến nay có hơn 100 doanh nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên đã và đang vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng. Thiệt hại vẫn thuộc về người dân, bởi hầu hết khi ký gửi cà phê, cho vay tiền mặt họ chỉ có giấy nợ viết tay.

Gỡ khó cho cá tra xuất khẩu

24-4-2012

Giá cá tra nguyên liệu liên tục biến động theo chiều giảm, hiện đứng ở mức từ 23.000 - 25.000 đồng/kg. Đây là mức thấp nhất trong nhiều tháng qua và với mức giá trên, người nuôi cá cầm chắc lỗ. Thế nhưng, nghịch lý khác là các khoản chi phí đầu vào tăng và tăng liên tục. Đây chính là thách thức lớn, nếu không nhanh chóng tìm biện pháp tháo gỡ, chắc chắn nghề nuôi và chế biến cá tra ở khu vực ĐBSCL nói chung, An Giang nói riêng sẽ còn gặp khó...

Các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được 1,08 triệu tấn gạo

24-4-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, tính đến ngày 16/4, các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được 1,08 triệu tấn gạo, đạt 108% so với kế hoạch Chính phủ giao.