ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Kiểm tra thủy sản XK: Nafiqad nói cần, doanh nghiệp nói không

Ngày đăng: 04 | 05 | 2012

Các doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) thủy sản và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) đã tranh cãi nhau dữ dội về việc lấy mẫu kiểm tra các lô hàng thủy sản XK hiện nay.

Lấy mẫu trở thành gánh nặng?
Trong khi các DNXK thủy sản muốn giảm việc lấy mẫu kiểm tra lô hàng nhằm giảm chi phí giá thành, thì Nafiqad lại cho rằng, cần phải tăng cường hoạt động này do ngày càng nhiều nước cảnh báo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với thủy sản Việt Nam (VN).
Kiểm soát chất lượng thủy sản ngay tại cơ sở nuôi trồng sẽ giúp đảm bảo chất lượng XK.
Ông Nguyễn Hữu Dũng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN (Vasep) cho rằng: “Việc Nafiqad lấy mẫu kiểm tra các lô hàng thủy sản XK hiện đang trở thành gánh nặng cho DN, làm giảm sức cạnh tranh của hàng thủy sản trên thị trường thế giới. Bởi nhiều tiêu chuẩn kiểm tra thị trường nhập khẩu không yêu cầu, nhưng trong nước vẫn áp dụng, gây rất nhiều khó khăn cho DN. Theo ông Dũng, Nafiqad nên áp dụng các tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra cho từng DN theo năng lực và mức độ vi phạm của các DN này trong quá khứ.
Ông Dũng cũng dẫn chứng: “Với tỷ lệ lấy mẫu 1:3, 1:5 hay 1:10, thực tế là do Nafiqadd tự do áp đặt, không có lợi cho DN, cần chuyển sang thực hiện kiểm tra, kiểm nghiệm theo mức độ vi phạm của DN thì thỏa đáng hơn”. Ông Phan Thanh Chiến- Tổng Giám đốc Công ty Havico (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho hay: “Năm 2011, chúng tôi phải tốn gần 1,2 tỷ đồng cho hoạt động kiểm tra mẫu. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của Nafiqad chỉ có giá trị trên mẫu đã kiểm nghiệm, chứ không có giá trị đối với cả lô hàng”.
Trong khi đó, theo ông Trần Văn Lĩnh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng), việc kiểm tra các lô hàng thủy sản trong nước hiện nay được thực hiện dựa theo các tiêu chuẩn nước ngoài nhằm đảm bảo VSATTP, đồng thời, tạo ra hàng rào kỹ thuật. Nhưng nếu lấy hàng rào kỹ thuật này để quản lý chất lượng hàng hóa trong nước sẽ rất khó cho DN. “Chúng ta có thể sử dụng tiêu chuẩn của các nước, chứ không thể sử dụng luật của họ để giám sát hàng hóa trong nước”- ông Lĩnh nói.
Sẽ tiếp tục siết chặt kiểm tra
Trả lời các thắc mắc của Vasep và các doanh nghiệp, ông Nguyễn Như Tiệp- Cục trưởng Nafiqad cho rằng, việc lấy mẫu kiểm tra của Nafiqad hiện nay là vô cùng cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích của tất cả các DN chế biến XK trong cả nước. “Tại sao năm nay, VN phải liên tiếp đón các đoàn thanh tra của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu (EU)… đến thanh, kiểm tra vấn đề VSATTP thủy sản XK. Khi nào có nhiều cảnh báo, thì càng phải lấy mẫu nhiều mẫu để kiểm tra, khi cảnh báo ít số mẫu kiểm tra cũng sẽ được giảm dần” - ông Tiệp lý giải.
So sánh với các nước khác, ông Tiệp cho biết: “Như Singapore, họ còn kiểm tra từng lô hàng XK để đảm bảo uy tín cho DN, Indonesia chỉ cho xuất các lô hàng từ những cơ sở đủ điều kiện VSATTP do cơ quan thẩm quyền chứng nhận.
Theo thống kê của Nafiqad, trong năm 2011, số lô hàng thủy sản XK của VN bị các cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ cảnh báo lên tới 71 lô, nhiều hơn hẳn so với 5 lô bị cảnh báo của Thái Lan và 17 lô của Indonesia.
Trước đó, Vasep đã từng có công văn gửi Bộ NNPTNT về vấn đề trên. Theo lý giải của Vasep, chính sách kiểm soát VSATTP thủy sản XK đang gây thiệt hại về thời gian và vật chất cho các DN, ảnh hưởng tới việc tăng cường XK. Cụ thể, chi phí kiểm nghiệm lô hàng thành phẩm trước khi XK tăng trung bình từ 1,5 – 2 lần so với trước đó. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm cùng với các biện pháp thủ tục kiểm soát trước khi XK đã khiến đa phần các lô hàng XK của VN phải chờ từ 7 – 10 ngày, làm giảm năng lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp VN. Vasep cũng cho rằng, phần lớn các cảnh báo xuất phát từ nguyên nhân lây nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm có nguồn gốc từ khâu nuôi trồng, nhưng DN lại phải gánh chịu hậu quả.
Trước bức xúc của DN, ông Tiệp cho biết: “Nếu các DN đồng ý, Nafiqad sẽ xây dựng chương trình cấp chứng nhận điều kiện XK. Theo đó, một số thị trường như EU, Thụy Sĩ, Na Uy, Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ được đưa vào danh mục thị trường cần cấp chứng nhận khi DN tham gia XK. Chương trình này hoàn toàn tách biệt so với hoạt động kiểm tra lô hàng thủy sản nhằm đảm bảo vấn đề VSATTP”.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/86746p1c25/kiem-tra-thuy-san-xk-nafiqad-noi-can-doanh-nghiep-noi-khong.htm

NỘI DUNG KHÁC

Một số lưu ý khi đưa hàng vào Hoa Kỳ

4-5-2012

Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2012 đã đặt ra yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, song nếu nhìn ở góc độ tích cực, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hóa để chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu bền vững.

XK cá tra sang châu Âu gặp khó

3-5-2012

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không nên vội vàng ký hợp đồng với giá thấp

3-5-2012

Đó là khuyến cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sau khi đưa ra nhận định giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

VFA: Không nên vội ký hợp đồng xuất khẩu gạo

25-4-2012

Lượng hợp đồng xuất khẩu gạo tăng dồn dập trong tháng 3 đã đánh dấu đây là tháng có hợp đồng ký nhiều nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng các doanh nghiệp không nên vội vã ký tiếp để hạn chế rủi ro khi giá gạo có xu hướng tăng.

Doanh nghiệp cà phê vỡ nợ hàng loạt

25-4-2012

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2012 đến nay có hơn 100 doanh nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên đã và đang vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng. Thiệt hại vẫn thuộc về người dân, bởi hầu hết khi ký gửi cà phê, cho vay tiền mặt họ chỉ có giấy nợ viết tay.

Gỡ khó cho cá tra xuất khẩu

24-4-2012

Giá cá tra nguyên liệu liên tục biến động theo chiều giảm, hiện đứng ở mức từ 23.000 - 25.000 đồng/kg. Đây là mức thấp nhất trong nhiều tháng qua và với mức giá trên, người nuôi cá cầm chắc lỗ. Thế nhưng, nghịch lý khác là các khoản chi phí đầu vào tăng và tăng liên tục. Đây chính là thách thức lớn, nếu không nhanh chóng tìm biện pháp tháo gỡ, chắc chắn nghề nuôi và chế biến cá tra ở khu vực ĐBSCL nói chung, An Giang nói riêng sẽ còn gặp khó...

Các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được 1,08 triệu tấn gạo

24-4-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, tính đến ngày 16/4, các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được 1,08 triệu tấn gạo, đạt 108% so với kế hoạch Chính phủ giao.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp - lời giải cho phát triển bền vững

23-4-2012

Hơn 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhất là vào năm 2011 xuất khẩu nông sản đạt 25 tỷ USD, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện.

"Bão" vỡ nợ cà phê ở Tây Nguyên: Phải trị bệnh từ gốc

23-4-2012

Đa số cà phê ký gửi ở Tây Nguyên cho phép doanh nghiệp sử dụng “tùy tâm - tùy ý - tùy thích”, nên chuyện vỡ nợ là điều tất yếu.

Vỡ nợ cà phê

20-4-2012

Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk, Đắk Nông đã và đang lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần, thậm chí phá sản. Đã có trên 40 doanh nghiệp - đại lý mua cà phê phải đóng cửa.

50% doanh nghiệp ngành điều ngừng hoạt động

19-4-2012

Giá điều thấp, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến người trồng điều ở Bình Phước ngán ngẩm bỏ vườn. Hệ lụy này kéo theo hàng trăm DN chế biến điều trên địa bàn lao đao do thiếu vốn và không có nguyên liệu.

Tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp

19-4-2012

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất - kinh doanh (SXKD) của nhiều doanh nghiệp (DN). Trước thực trạng này, mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức gặp mặt các DN trên địa bàn nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.