ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 19 | 04 | 2012

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất - kinh doanh (SXKD) của nhiều doanh nghiệp (DN). Trước thực trạng này, mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức gặp mặt các DN trên địa bàn nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.

DN chế biến đá granite XK Bình Định hiện đang gặp khó về nguồn nguyên liệu.
Trăm cái khó
Theo phản ánh của đại diện các DN và hiệp hội ngành nghề, hiện các DN trong tỉnh Bình Định đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, trong đó việc thiếu vốn cho SXKD là một trong những vấn đề bức xúc nhất. Dù Nhà nước đã có quy định giảm trần lãi suất huy động vốn xuống còn 13%/năm, rồi mới đây là 12%/năm, theo đó lãi suất vay vốn cũng giảm tương ứng, song rất ít DN tiếp cận được nguồn vốn vay, nếu vay được thì lãi suất cũng ở mức cao. Ngoài ra, các chi phí sản xuất khác như xăng dầu, nguyên - vật liệu, cước phí vận tải… cũng tăng mạnh, đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao, trong khi giá đầu ra không tăng. Theo tính toán của các DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chi phí đầu vào hiện đã tăng từ 20-30% so với thời điểm đầu năm 2010, nhưng đầu ra không tăng nên nhiều đơn hàng bị lỗ.
Theo dự báo, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, dư âm khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ còn tác động xấu đến nền kinh tế trong nước. Ngoài ra, 2012 là năm nước ta đẩy mạnh thực hiện các hiệp định thương mại để hoàn thành đúng lộ trình đã cam kết (hoàn thiện vào năm 2015) khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kéo theo đó là thuế suất hàng hóa đi vào các nước thấp hơn; nhiều ưu đãi, cam kết bắt đầu có hiệu lực, đồng nghĩa với việc chủ nghĩa bảo hộ tăng lên… nên các DN xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn.
Tìm cách tháo gỡ
Theo kiến nghị của các DN, trước mắt, các bộ, ngành chức năng cần bỏ trần lãi suất tiền gửi, chuyển sang khống chế trần lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện và cơ chế chính sách để các ngân hàng thương mại huy động vốn trên thị trường, bảo đảm chính sách cho vay, chọn lọc cho vay đúng đối tượng, ưu tiên nơi hoạt động SXKD có hiệu quả để giảm áp lực lạm phát. Đồng thời, phải có phương thức và lộ trình tích cực để hạ nhanh lãi suất chứ không thể theo lộ trình tuần tự chậm chạp (mỗi quý giảm 1% lãi suất), vừa không cứu được DN, vừa gây ra những kỳ vọng không phù hợp về lãi suất. Chính phủ cần xem xét việc tiếp tục giãn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN với một số đối tượng. Về lâu dài, cần sửa Luật Thuế thu nhập DN để giảm dần tỉ lệ huy động; khuyến khích đầu tư, tái đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Định cho biết: Thời gian tới, ngành Công Thương Bình Định sẽ phối hợp với ngành chức năng, chính quyền các địa phương cùng DN tập trung giải quyết những tồn tại, hạn chế về cơ sở hạ tầng, nguyên vật liệu, lao động… Bên cạnh đó, ngành cũng sẽ hỗ trợ các DN xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Đối với thương hiệu đã có uy tín, cần có chiến lược phát triển lâu dài trên cơ sở mở rộng sản xuất, giữ vững và phát triển thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm...
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc khẳng định: Tới đây, UBND tỉnh Bình Định sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh giải quyết dứt điểm những kiến nghị của DN; kiến nghị Chính phủ yêu cầu các ngân hàng thương mại ưu tiên vốn tín dụng cho các DN; có phương án giảm lãi suất tín dụng ở mức hợp lý; tiếp tục có chính sách bình ổn giá nhằm giúp các DN giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ tăng cường phối hợp với các bộ, ngành Trung ương triển khai các giải pháp phát triển thị trường, chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến thị trường trong và ngoài nước.
“Tuy nhiên, đề nghị các DN trên địa bàn tỉnh cần chủ động có giải pháp ổn định SXKD bằng cách “thắt lưng buộc bụng”, tiết kiệm triệt để mọi chi phí không cần thiết và hạn chế những khoản đầu tư không mang lại hiệu quả; đồng thời, tích cực tìm hiểu, nắm bắt cơ hội để khi có đủ điều kiện là đầu tư mở rộng SXKD. Các cơ quan chức năng, hiệp hội ngành nghề cần phát huy vai trò liên kết, chủ động phối hợp hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn như đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu...”, ông Lộc nhấn mạnh.
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Ai được lợi từ mua tạm trữ lúa?

17-4-2012

Các doanh nghiệp đã gần hoàn thành chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn (quy gạo), nhằm đảm bảo nông dân trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long có lãi từ 30% trở lên. Thực tế, nông dân kêu không có lời, trong khi Chính phủ hàng năm vẫn chi nhiều tỷ đồng hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp mua tạm trữ. Vậy ai được lợi trong thương vụ này?

Xuất khẩu gạo năm 2012: Còn nhiều thách thức

11-4-2012

Mặc dù đạt được một số kết quả khả quan trong quý I/2012, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn được dự báo sẽ còn gặp nhiều thách thức trong thời gian tới. Để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường quốc tế, đòi hỏi phải áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng giá trị và uy tín của hạt gạo Việt Nam.

Cần tạo điều kiện đồng bộ cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển

11-4-2012

Đây là khẳng định của ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, hiện là Chủ tịch Hiệp hội cà phê Việt Nam khi nói về sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO (1997-2012).

Nhận diện yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam

27-3-2012

DN trong nước còn yếu về nhiều thứ, nhưng nổi lên hơn cả là năng lực quản lý, cạnh tranh, nhân lực, công nghệ và tinh thần đoàn kết.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 5,9 tỷ USD

27-3-2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những biến động của nền kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam những tháng đầu năm khiến cho tổng kim ngạch xuất khẩu quý 1 năm 2012 đạt gần 5,9 tỷ USD, xấp xỉ cùng kỳ năm 2011.

Xuất khẩu gạo khởi sắc

26-3-2012

Sau một thời gian ảm đạm, xuất khẩu gạo hiện đã khởi sắc với nhiều hợp đồng được ký kết, nhiều thị trường mới mở ra cho gạo Việt Nam.

Doanh nghiệp mía đường đến hẹn lại "than"

26-3-2012

Hiện, giá đường trong nước cao hơn thế giới trong khi chưa bước vào mùa cao điểm tiêu thụ đường. Tuy nhiên, mới đây, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã kiến nghị với liên bộ Công Thương, Nông nghiệp và PTNT cho phép xuất khẩu khoảng 100.000-150.000 tấn đường. Điều này liệu có hợp lý?

Ký hợp đồng xuất khẩu 2,6 triệu tấn gạo

23-3-2012

Ngày 21-3, ông Trương Thanh Phong, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, sau 5 ngày đầu triển khai việc tạm trữ, các doanh nghiệp đã mua được khoảng 200.000 tấn gạo.

Kinh doanh nông sản có điều kiện: Nhiều doanh nghiệp phản đối!

22-3-2012

Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến của các hiệp hội ngành hàng về việc bổ sung một số mặt hàng như cà phê, điều vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện.

Vài ý kiến về chính sách đất đai đối với nông nghiệp và nông dân

20-3-2012

Những ý kiến đóng góp quý báu về chính sách đất đai đối với nông nghiệp và nông dân của nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Doanh nghiệp “bỏ rơi” cánh đồng mẫu

20-3-2012

Vụ đông xuân năm 2012, xã Phú Cường (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) xây dựng mô hình cánh đồng mẫu với tổng diện tích 1.800ha. Trong đó, gần 850ha được doanh nghiệp (DN) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch, DN đã không thu mua lúa cho nông dân.

Sợ các DN chế biến XK phá sản, nông dân bán cá tra ồ ạt

20-3-2012

Mấy ngày qua, những thông tin tình hình về những bất ổn tài chính tại một số doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đã khiến nhiều người nuôi cá tra mất bình tĩnh ồ ạt kêu bán cá tra nguyên liệu vì sợ các doanh nghiệp phá sản.