ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Kinh doanh nông sản có điều kiện: Nhiều doanh nghiệp phản đối!

Ngày đăng: 22 | 03 | 2012

Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến của các hiệp hội ngành hàng về việc bổ sung một số mặt hàng như cà phê, điều vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện.

Tuy nhiên, thực tế quy định này có rất nhiều điểm thiếu thực tiễn, nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng phản đối.
Xóa bỏ doanh nghiệp nhỏ
Trong số các mặt hàng nông sản, mới chỉ có gạo được đưa vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện theo Nghị định 109. Sau khi có nghị định này, đã có cả hàng tá văn bản hướng dẫn thực hiện, nhưng đến nay các doanh nghiệp (DN) kinh doanh gạo vẫn chưa thể đáp ứng được hết các điều kiện đặt ra. Do đó, các cơ quan chức năng đã phải lùi thời hạn cho các DN đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩugạo đến 1.10 năm nay.
Nhiều doanh nghiệp cà phê lo ngại quy định mới sẽ khiến họ gặp khó khăn và phải đóng cửa
 
Ông Lê Thanh Khiêm-Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho rằng: "Có không ít DN buộc phải bỏ cuộc vì không thể đáp ứng được một số điều kiện ngặt nghèo của Nghị định 109 và cho dù được gia hạn đi nữa thì trong bối cảnh như hiện nay, cũng không mấy DN đủ sức đeo đuổi đến cùng việc đầu tư đạt chuẩn như quy định". Còn theo bà Vũ Thị Thu Hạnh- Giám đốc Công ty Ngũ cốc Việt, thực tế, triển khai Nghị định 109 đã không chỉ vướng từ năng lực vốn của DN mà còn bị các chuyên gia trong ngành lúa gạo và nhiều DN cho rằng, sẽ hạn chế cạnh tranh vì sẽ xóa bỏ các DN nhỏ.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Bích (Viện Nghiên cứu Thương mại) cho rằng: “Nếu Chính phủ ấn định được giá sàn, xử lý được các DN bán dưới giá sàn, chúng ta sẽ chẳng cần phải quan tâm đến các điều kiện phụ khác như DN cần có kho chứa hay không”.
Tăng độc quyền cho doanh nghiệp lớn
Sau gạo, mới đây, đại diện ngành cà phê và hạt điều lại tiếp tục kiến nghị các cơ quan chức năng đưa các ngành hàng này vào diện kinh doanh có điều kiện. Ông Nguyễn Đức Thanh- Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas) cho biết: “Thời gian qua, có những DN không có cơ sở vật chất, nhà máy chế biến vẫn tiến thành thu mua điều từ nhiều nguồn khác nhau để xuất khẩu. Việc thu mua hạt điều, không qua những quy chuẩn chế biến đã làm chất lượng hạt điều giảm sút, gây mất uy tín sản phẩm điều xuất khẩu của VN trên thị trường quốc tế”.
Do đó, theo ông Thanh, nếu trở thành ngành kinh doanh có điều kiện, sẽ giúp ngành điều đảm bảo chất lượng, uy tín trong xuất khẩu hơn. Ngay sau kiến nghị này, đã có một số DN nhỏ trong ngành điều đã có phản ứng trước kiến nghị này, vì cho rằng quy định như thế, sẽ “giết” chết các DN nhỏ.
Tương tự, phần lớn các DN cà phê cũng cho rằng việc áp dụng điều kiện đối với ngành cà phê là không phù hợp với thực tế sản xuất tại nước ta hiện nay. Với các tiêu chí như, phải xuất khẩu 5.000 tấn cà phê/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp mới được tham gia xuất khẩu; phải có ít nhất một cơ sở chế biến cà phê với kho chứa phù hợp... thì nhiều DN sẽ "vỡ mộng" xuất khẩu cà phê.
Bà Phan Thị Thanh Minh- Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng: “Đặt điều kiện kinh doanh với nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu hiện nay chẳng ích lợi gì. Thay vì điều kiện, các DN phải tự tìm cách nâng cao sức cạnh tranh, cắt giảm chi phí. Bản thân các DN trong cùng ngành hàng phải có sự hợp tác, hợp lực để cùng phát triển, tránh cạnh tranh kiểu triệt tiêu lẫn nhau, không chỉ làm hại bản thân DN mà còn hại cả ngành hàng, rộng hơn là thương hiệu nông sản VN sẽ bị mất uy tín”.
Theo ông Phạm Tường Lân- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông sản Tân Lâm (Quảng Trị), những điều kiện về kinh doanh cà phê thực chất là một giải pháp hành chính chứ không giải quyết được vấn đề. Một số DN cà phê cũng phản ánh, với các quy định này, nhiều công ty loại nhỏ đang hoạt động có hiệu quả sẽ lâm vào tình trạng khó khăn. Những điều kiện đưa ra chẳng khác nào tạo thêm thế độc quyền cho những công ty lớn, và một khi họ kiểm soát thị trường, họ sẽ tìm cách ép giá mua cà phê của người dân.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN (Vicofa), đưa ra các điều kiện như vậy là nhằm tái thiết, quy hoạch lại thị trường kinh doanh cà phê vốn bát nháo, tranh mua tranh bán hiện nay. Chưa kể, theo Vicofa, việc có quá nhiều DN kinh doanh cà phê (hiện có khoảng 159 DN tham gia xuất khẩu mặt hàng này) sẽ khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Nếu kinh doanh cà phê có điều kiện được áp dụng, thì VN sẽ chỉ còn gần nửa DN (khoảng 70 DN) tham gia xuất khẩu cà phê.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/81155p1c25/kinh-doanh-nong-san-co-dieu-kien-nhieu-doanh-nghiep-phan-doi!.htm

NỘI DUNG KHÁC

Vài ý kiến về chính sách đất đai đối với nông nghiệp và nông dân

20-3-2012

Những ý kiến đóng góp quý báu về chính sách đất đai đối với nông nghiệp và nông dân của nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Doanh nghiệp “bỏ rơi” cánh đồng mẫu

20-3-2012

Vụ đông xuân năm 2012, xã Phú Cường (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) xây dựng mô hình cánh đồng mẫu với tổng diện tích 1.800ha. Trong đó, gần 850ha được doanh nghiệp (DN) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch, DN đã không thu mua lúa cho nông dân.

Sợ các DN chế biến XK phá sản, nông dân bán cá tra ồ ạt

20-3-2012

Mấy ngày qua, những thông tin tình hình về những bất ổn tài chính tại một số doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đã khiến nhiều người nuôi cá tra mất bình tĩnh ồ ạt kêu bán cá tra nguyên liệu vì sợ các doanh nghiệp phá sản.

Nông nghiệp: Hết cơ hội để đột phá?

19-3-2012

Trong tương lai gần, nông nghiệp Việt Nam rất khó tiếp tục duy trì thành tích tăng trưởng ấn tượng về sản lượng và xuất khẩu nếu không có những bước đột phá về khoa học công nghệ, tổ chức chuỗi cung ứng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hạn chế thủy sản nhiễm kháng sinh: DN nên gắn kết chặt với nông dân

15-3-2012

Trước tình trạng nhiều lô hàng thủy sản nước ta bị phía nhập khẩu cảnh báo, trả lại do tồn dư kháng sinh, không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Bộ NNPTNT thông báo sẽ kiểm soát chặt chẽ các lô hàng trước khi xuất khẩu.

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong KD cà phê: Liên kết

13-3-2012

Với sản lượng thu mua lên tới 54% khối lượng càphê, các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đang dần chiếm lĩnh thị phần nguyên liệu càphê của Việt Nam. Không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, lợi nhuận kinh doanh của ngành còn rơi vào túi các nhà kinh doanh ngoại. Nhiều chuyên gia cho rằng, để không bị lép vế trên sân nhà, doanh nghiệp nội phải tổ chức lại sản xuất và liên kết chặt chẽ với nông dân.

Vì sao doanh nghiệp cà phê lép vế ngay sân nhà?

12-3-2012

Tại hội thảo chuyên đề “Ngành cà phê: cơ hội nào cho các nhà đầu tư” vừa mới diễn ra, ông Đoàn Triệu Nhạn, cố vấn cao cấp của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, năm nay cả nước có 570,9 nghìn ha cà phê, trong đó 533,8 nghìn ha cho thu hoạch.

Doanh nghiệp tìm cơ hội tại hội chợ Thủy sản Quốc tế Boston

12-3-2012

Tại thành phố Boston, Bang Massachussetts đang diễn ra Hội chợ Thủy sản Quốc tế, 26 doanh nghiệp của Việt Nam đã tham dự hội chợ này.

Nhiều doanh nghiệp điều có nguy cơ đóng cửa

12-3-2012

Thông tin này được Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đưa ra trong buổi làm việc mới đây với các ngân hàng tại TP HCM.

Kiến nghị hỗ trợ 100% lãi suất cho doanh nghiệp tạm trữ lúa gạo

12-3-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ lúa gạo.

Bỉ muốn hợp tác nhập nông sản Việt

12-3-2012

Ngày 11.3, Thái tử Bỉ Philippe cùng Công nương Mathilde và 3 vị Bộ trưởng khu vực dẫn đầu phái đoàn gồm 120 công ty, 300 doanh nhân và 210 quan chức cấp cao đã đến Hà Nội.

Xuất khẩu nông sản 2012: Nhiều thách thức

9-3-2012

Giá nông sản xuất khẩu giảm, sự cạnh tranh của các nước mới nổi, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn... là những rào cản khiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2012.