ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu nông sản 2012: Nhiều thách thức

Ngày đăng: 09 | 03 | 2012

Giá nông sản xuất khẩu giảm, sự cạnh tranh của các nước mới nổi, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn... là những rào cản khiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2012.

Dự báo, XK cà phê năm 2012 sẽ gặp khó khăn do nguồn cung dồi dào.
Giá giảm?
Năm 2011, nông nghiệp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giá trị xuất khẩu nông sản đạt 25 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Các chuyên gia nhận định, một lần nữa, nông nghiệp trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế. Trong năm 2012, nông nghiệp tiếp tục được coi là nhân tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, do những khó khăn chung của tình hình kinh tế trong nước và thế giới nên năm 2012, ngành nông nghiệp khó có thể đóng góp và giữ được vai trò như năm 2011 trên cả ba mặt sản lượng, thu nhập và tăng trưởng. Dự báo năm 2012, giá của hàng nông sản có xu hướng giảm hoặc đi chậm lại vì đà tăng từ 2009 đến 2010 đã lên khá cao.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn- Ipsard) chia sẻ, năm qua, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu là tăng trưởng giá. Do vậy, nếu giá năm 2012 không có xu hướng tăng thì câu chuyện đạt kỷ lục sẽ rất khó. Việc tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu chủ yếu ở nhóm càphê, cao su, tiêu và điều, trong đó cao su có khả năng tăng mạnh nhất, còn càphê muốn tăng thì chỉ có cách tăng diện tích. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là làm cách nào chúng ta tăng được giá trị xuất khẩu?
Theo ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Ipsard, đã thành quy luật trong suốt 30 năm qua, cứ 10 năm chúng ta lại gặp 1 cú sốc, cuối năm 1980, 1990 và 2010. Như vậy nếu cuối năm 2020 cú sốc kinh tế lại tiếp tục xảy ra thì tấm đệm nông nghiệp sẽ như thế nào? Chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho “kịch bản” này bởi đến năm 2020, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam.
Tập trung vào “chất”
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều chung nhận định, với diễn biến của thị trường thế giới như hiện nay, nếu muốn tăng tiếp giá trị xuất khẩu mà không thay đổi về chất sẽ rất khó. Thực tế là Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả. Mặc dù diện tích canh tác đang ngày càng hạn chế nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tăng giá trị trên sản phẩm. Đó chính là lý do mà ngành nông nghiệp đưa ra Đề án tái cơ cấu để nâng cao giá trị gia tăng ở một số khâu. Ông Tuấn cho rằng: “Thứ nhất, cần phải đưa tiến bộ kỹ thuật vào để giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất. Thứ hai, giảm chi phí giao dịch, tức là trong toàn bộ chuỗi giá trị nông sản đó cần phải tạo cơ hội để người sản xuất tăng thu nhập hơn nữa. Thứ ba, tăng giá trị đầu ra là sản phẩm chất lượng tốt, đồng đều, có thương hiệu thông qua sự gắn kết của các hiệp hội”.
Outlook 2012 (Ảnh: Agroinfo)
 
Theo ông Sơn, cần phải nâng mức sống cho nông dân và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thay đổi cách làm nông nghiệp theo hướng hiện đại. Vấn đề đặt ra là, liệu chúng ta có thể đạt mục tiêu xuất khẩu trong năm 2012 là 29 tỷ USD hay không? Nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp lên tới 50 tỷ USD, thậm chí là 100 tỷ USD. Vấn đề là chúng ta có thực sự thay đổi kết cấu nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung hay không?
Ông Steven Jeef, đại diện Ngân hàng Thế giới nhận định, ngành nông nghiệp Việt Nam cần thay đổi chiến lược phát triển mới mang tính bền vững hơn. Phát triển nông nghiệp dựa trên những lợi thế sẵn có của từng địa phương, phù hợp với điều kiện sinh thái. Trong đó cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị nông sản. Vai trò chính của công nghiệp chế biến trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại là làm cho hàng hóa truyền thống trở nên khác biệt hơn, đảm bảo thương mại công bằng, thân thiện với môi trường. “Hiện nay, Việt Nam sản xuất rất nhiều gạo nhưng giá gạo vẫn nằm trong nhóm thấp nhất trên thế giới. Tương tự, giá càphê và một số nông sản khác của Việt Nam cũng còn rất thấp”, ông Steven Jeef bày tỏ.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/3/33008.html

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp dồn dập về làng

9-3-2012

Chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho nông dân, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giảm áp lực cho đô thị là những kết quả bước đầu của mô hình “Đưa doanh nghiệp về các khu vực nông thôn” ở Nam Định.

Đừng quá nôn nóng xuất khẩu gạo

9-3-2012

Đầu ra gặp khó, giá gạo XK của Việt Nam đã liên tục giảm xuống trong mấy tháng qua. Tuy nhiên nếu các DN còn tiếp tục giảm giá XK gạo xuống thấp thêm nữa, sẽ rất nguy hiểm.

XK hàng thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản: Cần chú trọng khâu thiết kế!

28-2-2012

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất - kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam đã tốn không ít công sức nhưng vẫn chưa thể đặt chân vào thị trường Nhật Bản khó tính. Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường này đã bão hòa, nhưng nếu các DN có chiến lược tiếp cận phù hợp thì chắc chắn sẽ ký được nhiều hợp đồng lớn.

DN nông nghiệp nông thôn cần được tạo điều kiện hơn nữa

28-2-2012

Sau 4 năm triển khai, Dự án Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực nông nghiệp – giai đoạn 2 và 3 do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã xây dựng được kênh thông tin hai chiều giữa cộng đồng DN nông nghiệp nông thôn và các nhà hoạch định chính sách. Đây được coi là nền tảng cho mô hình kết nối hiệu quả giữa những người thụ hưởng chính sách và các nhà hoạch định ở tất cả các ngành và lĩnh vực khác.

Xuất khẩu gạo đang giảm mạnh

28-2-2012

Bộ NN&PTNT vừa dự báo, năm nay lượng gạo dư thừa sau cân đối cung cầu khoảng 7,3 triệu tấn; đồng thời đề nghị Bộ Công Thương phối hợp điều hành xuất khẩu gạo, trong bối cảnh xuất khẩu mặt hàng này đang sụt giảm mạnh.

20% số doanh nghiệp thủy sản sẽ đóng cửa?

23-2-2012

Thủy sản Việt Nam đang mất dần sức cạnh tranh do giá thành tăng cao và chất lượng gặp nhiều vấn đề về kháng sinh.

Gỡ khó cho xuất khẩu nông sản

23-2-2012

Khủng hoảng tài chính, chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ngân hàng cao, chi phí vật tư đầu vào tăng… đang trở thành rào cản lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cùng các hiệp hội ngành hàng bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phân bón gặp khó

22-2-2012

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, giá nhiều loại phân bón đã giảm bình quân 1.000 đồng/kg.

Đề xuất giải pháp nâng chất lượng cho thủy sản xuất khẩu

21-2-2012

Các doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng cơ quan quản lý cần chú ý hơn đến khâu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản để đảm bảo chất lượng thủy sản xuất khẩu, thay vì chỉ tập trung vào khâu chế biến, đồng thời giảm gánh nặng chi phí kiểm định cho doanh nghiệp.

Giá lúa gạo giảm mạnh, doanh nghiệp bán cắt lỗ

21-2-2012

Tiếp tục đà suy giảm của tuần trước, trong những ngày đầu tuần này, giá lúa gạo nội địa lại có một đợt lao dốc mạnh. Điều này làm không ít thương lái, doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nội địa rơi vào cảnh lỗ lã và chấp nhận bán cắt lỗ.

Không thu phí, xuất khẩu cà phê sẽ tụt hạng?

21-2-2012

Theo VICOFA, việc DN lo ngại không thu được phí với tất cả các DN XK cà phê là đúng, nhưng VICOFA đang thuyết phục từng DN thành viên và việc thu phí sẽ được thực thi với tất cả các DN XK cà phê.

Tạo thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

21-2-2012

Chiều 20/02, hội trường Văn phòng Bộ NN-PTNT tại TPHCM không còn chỗ trống khi Bộ trưởng Cao Đức Phát gặp gỡ doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.