ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tạo thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Ngày đăng: 21 | 02 | 2012

Chiều 20/02, hội trường Văn phòng Bộ NN-PTNT tại TPHCM không còn chỗ trống khi Bộ trưởng Cao Đức Phát gặp gỡ doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.

Chế biến cá tra xuất khẩu ở Công ty Cổ phần Nam Việt, tỉnh An Giang.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu 4 kiến nghị: Thứ nhất, thay đổi cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm phù hợp với Luật An toàn thực phẩm, thông lệ quốc tế và giảm giá thành doanh nghiệp theo hướng: kiểm soát điều kiện sản xuất là điều kiện chính để xuất khẩu thủy sản, không áp dụng việc lấy mẫu kiểm nghiệm bắt buộc lô hàng làm điều kiện để cấp chứng thư (Health Certificate) xuất khẩu.
Theo cách tiếp cận hiện nay, doanh nghiệp gặp khó vì phí kiểm nghiệm trung bình 5 - 15 triệu đồng/lô hàng. Hàng năm doanh nghiệp phải chi từ 1 - 4 tỷ đồng, chủ yếu cho các trung tâm vùng thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), chưa kể gần bằng số tiền trên cho việc tự kiểm của doanh nghiệp, làm tăng chi phí sản xuất. Nhưng điều quan trọng hơn, thời gian chờ đợi 7-10 ngày mỗi lô hàng trước khi xuất khẩu làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với các nước khu vực và thế giới.
Theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương, ngành chế biến thủy sản đang bị “thắt cổ chai”. Trong khi những thủ tục hành chính làm chi phí tăng thì hạn mức tín dụng còn có xu hướng giảm nên chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản năm 2012 lên 6,5 tỷ USD so với 6,1 tỷ USD năm 2011 khó có thể đạt được nếu không có biện pháp tháo gỡ cụ thể.
Thứ hai, doanh nghiệp không cần phải có chứng thư của Nhà nước khi nước nhập khẩu không yêu cầu, cũng như không áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm mang tính trừng phạt và vượt quá các nội dung Luật An toàn thực phẩm. Bộ NN-PTNT đưa ra hình thức ngừng xuất khẩu như thông báo với thị trường Canada và Nhật Bản là trừng phạt quá nặng. Thứ ba, xã hội hóa công tác kiểm nghiệm nhằm kịp thời phục vụ công tác xuất khẩu.
Theo NAFIQAD, hiện có 15 đơn vị kiểm nghiệm chỉ định kiểm tra những chỉ tiêu an toàn thực phẩm thủy sản. Trong đó, có 6 phòng kiểm nghiệm thuộc 6 trung tâm vùng, 1 phòng kiểm nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước và 8 phòng kiểm nghiệm thuộc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm. 15 đơn vị này có quyền và nghĩa vụ ngang nhau theo chủ trương xã hội hóa hoạt động dịch vụ kiểm nghiệm của Chính phủ nhưng trong thực tế hoàn toàn khác. Doanh nghiệp không thể chủ động gửi mẫu tới các phòng kiểm nghiệm chỉ định khác, chỉ được thực hiện thông qua sự phân công của các trung tâm vùng. Thứ tư, thay đổi cách kiểm soát kháng sinh và các yếu tố rủi ro an toàn thực phẩm theo hướng kiểm soát đầu nguồn thay vì kiểm tra lô hàng như hiện nay.
Thu hoạch cá tra tại tỉnh An Giang
 
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, vì sự phát triển ngành thủy sản và đất nước. Chất lượng thủy sản và an toàn thực phẩm là quan trọng, các nước lợi dụng sơ hở này để giành lợi thế cạnh tranh. Việc kiểm tra theo chuỗi, khâu nào yếu kém, nhiều nguy cơ cần tập trung quản lý và kiểm soát đã được triển khai một số tỉnh làm điểm và được mở rộng trong năm 2012. Việc kiểm soát từ ao nuôi là điều mong muốn từ lâu, nhưng trừ cá tra có thể quản lý và kiểm soát được, số ao nuôi tôm hiện nay lên đến hàng triệu, nhà nước không có đủ lực lượng kiểm soát, vì vậy phải áp dụng quản lý theo hệ thống.
Bộ NN-PTNT đang cùng 15 tập đoàn đa quốc gia xây dựng mối liên kết công tư với các mặt hàng nông sản (trà, cà phê...) theo hướng này, các doanh nghiệp trong nước cùng với Bộ NN-PTNT xây dựng mối liên kết này để sản xuất, chế biến, xuất khẩu.
Về vấn đề hệ thống kiểm soát, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhất trí với cách tiếp cận mới để chi phí kiểm định an toàn thực phẩm ở mức thấp nhất khu vực. Khâu nào làm tốt sẽ giảm nhẹ kiểm soát, tập trung quản lý khâu còn yếu kém, nhất là nuôi trồng và đánh bắt.
Trước những quy định gần đây gây bức xúc cho doanh nghiệp, theo Bộ trưởng, đó là vì có thể mất 2 thị trường mà Bộ Công thương cảnh báo do những vi phạm liên tục của các doanh nghiệp. Những kiến nghị của VASEP, Bộ NN-PTNT chỉ đạo NAFIQAD tiếp thu, nghiên cứu với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu...
Theo Kinh tế nông thôn
 

NỘI DUNG KHÁC

XK nông - lâm - thủy sản tháng đầu năm: Những con số kém vui

15-2-2012

Tháng đầu tiên của năm mới 2012, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) của nước ta sụt giảm mạnh về giá trị kim ngạch. Đây là điều các chuyên gia đã nhận định hồi cuối năm ngoái.

Lối ra cho doanh nghiệp xuất khẩu: Tìm thị trường mới

15-2-2012

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh này, để tồn tại và phát triển, bên cạnh việc tiếp tục duy trì thị trường truyền thống, các DN đã nỗ lực mở cửa thị trường mới…

Sản xuất tăng tốc đầu năm - Gồng mình “vượt bão”

10-2-2012

Bất chấp tình hình kinh tế tiếp tục trầm lắng, nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn nỗ lực “vượt bão”. Hàng loạt đơn hàng được triển khai ngay từ những ngày đầu xuân, báo hiệu một năm dù có rất nhiều khó khăn, nhưng phải cố gắng vượt qua.

Sản xuất tăng tốc đầu năm - Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp

10-2-2012

Duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát và giảm nhập siêu là những mục tiêu đang được các doanh nghiệp, bộ ngành triển khai quyết liệt trong những tháng đầu năm 2012.

Độc quyền phân phối phân đạm

10-2-2012

Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) vừa trình Chính phủ về việc giao cho công ty con của tập đoàn này độc quyền phân phối đạm Cà Mau. Văn phòng Chính phủ đang yêu cầu các bộ liên quan và Hiệp hội Phân bón VN có ý kiến.

Năm 2012: Cơ hội vàng cho cá tra xuất ngoại?

10-2-2012

Nếu khủng hoảng kinh tế đang là thách thức lớn đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, thì các doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra lại nhận định năm 2012 là cơ hội vàng cho cá tra xuất ngoại.

Muối công nghiệp: Bộ nói đủ, doanh nghiệp kêu thiếu

9-2-2012

Hôm qua (8.2), Bộ NNPTNT đã công bố dự báo sản lượng muối công nghiệp sản xuất trong nước năm 2012 ước đạt khoảng 280.000 tấn, dư gần 70.000 tấn.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang vượt Thái Lan

9-2-2012

Nhật báo Dân tộc vừa đưa tin xuất khẩu gạo của Thái Lan trong tháng 1/2012 đã giảm mạnh 57,96% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn gần 387.750 tấn. Đây là mức thấp nhất trong khoảng 10 năm nay.

Lời giải cho thách thức kinh tế toàn cầu

9-2-2012

Cách đây vài năm, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới họp thường niên tại Davos, một sáng kiến quan trọng được đưa ra lấy tên là “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” với sự tham gia của nhiều tập đoàn đa quốc gia và nhiều tổ chức phát triển của thế giới. Mục tiêu của sáng kiến này có thể tóm tắt là: trong 10 năm, cố gắng tăng sản lượng nông nghiệp lên 20% trong khi giảm 20% tỷ lệ đói nghèo và giảm 20% mức phát thải các- bon.

XK thủy sản nguy cơ mất thị trường lớn

8-2-2012

Việc liên tục nhận được những cảnh báo từ các nước nhập khẩu về lượng thuốc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, đang đặt Việt Nam trước nguy cơ bị mất đi nhiều thị trường lớn trên thế giới, đặc biệt là Mĩ, Nhật và EU…

Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn: Thủ tục còn rườm

8-2-2012

Được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, một số doanh nghiệp, trang trại trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã vượt qua khó khăn trong bối cảnh tín dụng khó khăn.

Thái Lan muốn hợp tác với Việt Nam để giữ giá lúa gạo ở mức cao

8-2-2012

Một phái đoàn Thái Lan đến thăm Việt Nam vào tháng tới, để tìm kiếm sự hợp tác gần gũi hơn nữa giữa hai chính phủ trong thương mại thóc gạo.