ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

XK thủy sản nguy cơ mất thị trường lớn

Ngày đăng: 08 | 02 | 2012

Việc liên tục nhận được những cảnh báo từ các nước nhập khẩu về lượng thuốc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, đang đặt Việt Nam trước nguy cơ bị mất đi nhiều thị trường lớn trên thế giới, đặc biệt là Mĩ, Nhật và EU…

Uy tín sụt giảm
Sự kiện phát hiện chất Trifluralin trong tôm vừa lắng xuống chưa được bao lâu thì năm 2011 lại có tới 57 lô tôm Việt Nam bị cảnh báo và bị trả về từ thị trường Nhật Bản do phát hiện có chứa Enrofloxacin vượt ngưỡng cho phép 10ppb. Đó là chưa tính đến các lô hàng đến cảng nhưng không thể hiện trên hệ thống cảnh báo của Nhật, vì sau khi kiểm tra mẫu thử tại các phòng thí nghiệm tư nhân Nhật Bản phát hiện tồn dư hoạt chất, bên mua kiên quyết từ chối đơn hàng.
Việc nhiều lô tôm bị trả về từ Nhật Bản đã phần nào ảnh hưởng đến uy tín đối với các sản phẩm thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngay từ đầu năm, Mĩ đã gửi thông điệp cho các DN thủy sản cảnh báo những quy định khắt khe trong đạo luật mới về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo đó, cơ quan quản lí thực phẩm và dược phẩm Mĩ (FDA) sẽ có biện pháp tăng cường kiểm tra hoạt chất Enrofloxaxin trong tôm NK từ Việt Nam. Mĩ sẽ qui trách nhiệm giải trình của nhà NK, yêu cầu nhà NK xác nhận nhà sản xuất ra hàng hóa mà họ nhập về đã thực hiện đầy đủ các biện pháp tại cơ sở sản xuất để đảm bảo các sản phẩm đều an toàn hay chưa.
Bên cạnh đó phải thông qua một cơ quan thứ ba có chức năng giám sát chất lượng đạt tiêu chuẩn của Mĩ để cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất thực phẩm ở nước ngoài. Ngay trong những ngày đầu năm nay, các DN thủy sản đang rất lo lắng trước cảnh báo của Nhật Bản và thông tin Cơ quan FDA sẽ có biện pháp tăng cường kiểm tra hoạt chất Enrofloxacin trong tôm NK từ Việt Nam. Bởi cho đến nay, Mỹ, Nhật đều là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.
Hiện lượng thủy sản của Việt Nam XK vào thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh: Năm 2011, kim ngạch XK thủy sản sang Nhật tăng 37%. Sau thảm họa sóng thần, Nhật Bản đang trở thành nước “trung tâm” NK các sản phẩm nông nghiệp trong khu vực. Tương tự, kim ngạch XK sang Mỹ cũng liên tục tăng 20%/năm trong 3 năm trở lại đây, nếu vẫn giữ nguyên mức tăng này thì tới năm 2015, kim ngạch XK sang Mỹ sẽ đạt khoảng 30 tỷ USD/năm.
Tại khu vực EU, cuộc khủng hoảng nợ công vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều quốc gia trong khu vực này dựng lên các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Vì thế, năm 2012, xu hướng bảo hộ mậu dịch được dự báo sẽ còn gia tăng hơn nữa. Một trong những bài học mà DN Việt Nam được khuyến nghị chú ý là trường hợp cá ba sa của Việt Nam từng bị đánh giá không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi trong môi trường bị kêu là ô nhiễm khiến giá trị XK cá basa sang thị trường EU giảm nhiều. Nhiều khả năng, EU cũng sớm áp dụng việc kiểm tra dư lượng hóa chất trong sản phẩm thủy sản NK.
Tự cứu mình
Trong khi thị trường thế giới đang lên tiếng phản đối dư lượng Enrofloxaxin trong thủy sản thì tại ĐBSCL, nhiều hộ nuôi tôm vẫn sử dụng loại kháng sinh này để trị bệnh cho tôm. Đây chính là nguyên nhân gây mất “an toàn” đối với những lô tôm XK vào thị trường Nhật Bản và Mĩ, bởi nếu cứ tiếp tục phát hiện thêm các lô hàng chứa dư lượng kháng sinh Enrofloxaxin vượt ngưỡng thì tình huống xấu nhất xảy ra là sản phẩm thủy sản từ Việt Nam sẽ bị các nước nói trên áp dụng lệnh cấm NK.
Đã có những ý kiến cho rằng, để giữ thị trường XK thủy sản, Bộ NN- PTNT cần khẩn trương ra lệnh cấm sử dụng chất Enrofloxaxin trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cấm không phải là giải pháp tối ưu, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, để người dân không sử dụng thuốc Enrofloxaxin nữa thì cơ quan chức năng phải đưa ra được những hoạt chất thay thế. Hơn ai hết, những người nuôi trồng thủy sản, DN XK thủy sản đều lo lắng đầu ra cho sản phẩm của mình. Chỉ cần giới thiệu cho họ loại thuốc thay thế với mức chi phí hợp lí thì chắc chắn hoạt chất Enrofloxaxin sẽ không còn được sử dụng.
Trước mắt, việc “gác cửa” đối với các sản phẩm tôm có chứa Enrofloxaxin thuộc về Cục Quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản, bà Trần Bích Nga – Phó Cục trưởng cho biết, để hạn chế dư lượng thuốc trong thủy sản, Cục đã tăng cường giám sát chặt chẽ đối với những lô hàng XK vào các thị trường đang bị cảnh báo và tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các đầm nuôi tôm
“Điểm mấu chốt của vấn đề là phải nâng cao năng lực quản lí Nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Việt Nam phải giữ thế chủ động đối với chất lượng của các sản phẩm thủy sản XK. Để làm tốt nhiệm vụ này, Bộ trưởng đã giao cho Tổng cục Thủy sản phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về ao nuôi, qui trình nuôi trồng, chế biến; xem xét các loại thuốc cho phép sử dụng sao cho phù hợp với thông lệ thị trường thế giới…”- bà Nga cho biết.
Trên thực tế, trong thời gian qua vẫn phát hiện chủ đầm tôm sử dụng kháng sinh Enrofloxaxin và đã kết hợp với chính quyền địa phương để xử phạt hành chính. Đối với những chủ đầm, DN tiếp tục tái phạm thì sẽ áp dụng biện pháp mạnh, thậm chí không cấp phép tiêu thụ. Cũng theo bà Nga, vấn đề dư lượng thuốc trong thủy sản đã tồn tại từ lâu, cách đây gần chục năm, LB Nga đã từng áp dụng lệnh cấm NK đối với thủy sản Việt Nam. EU cũng từng có những cảnh báo về dư lượng thuốc nhưng nhìn chung thì Việt Nam cũng được đánh giá là luôn tiếp thu các ý kiến phản hồi và nhanh chóng khắc phục.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn: Thủ tục còn rườm

8-2-2012

Được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, một số doanh nghiệp, trang trại trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã vượt qua khó khăn trong bối cảnh tín dụng khó khăn.

Thái Lan muốn hợp tác với Việt Nam để giữ giá lúa gạo ở mức cao

8-2-2012

Một phái đoàn Thái Lan đến thăm Việt Nam vào tháng tới, để tìm kiếm sự hợp tác gần gũi hơn nữa giữa hai chính phủ trong thương mại thóc gạo.

Nhiều nhà máy đường hạ giá bán

8-2-2012

Thời điểm này, nhiều nhà máy đường tiếp tục giảm giá xuất xưởng thêm 1.000 đồng/kg so với tháng trước đó, để kích thích việc tiêu thụ.

Xuất khẩu gạo tháng 1 chỉ đạt trên 279.000 tấn

6-2-2012

Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 1/2012, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 279.266 tấn, trị giá 153,650 triệu USD. Con số này chỉ bằng 50% cùng kỳ năm trước với lượng gạo xuất khẩu 541.000 tấn, thu về 282,08 triệu USD.

Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình: Chất lượng sản phẩm là hàng đầu

2-2-2012

Trong những năm qua, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) là một doanh nghiệp luôn “xông xáo” đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chọn tạo các giống lúa chất lượng cao cho miền Bắc. Đồng thời, TSC cũng thực hiện việc nhập khẩu, chuyển giao nhiều giống lúa lai “siêu” năng suất.

Từ 2012 Việt Nam có thể xuất khẩu phân đạm urê

2-2-2012

Từ một nước luôn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn phân đạm urê nhập khẩu, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã có thể tự chủ hoàn toàn được loại phân bón quan trọng này.

Xuất khẩu năm 2011: Nhiều kết quả khả quan

2-2-2012

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 41,8 tỷ USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 54,5 tỷ USD, tăng 39,3%.

Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng quyết liệt

2-2-2012

Thị trường gạo xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2011 cực kỳ khó khăn, giá gạo trong nước và quốc tế giảm nhanh, sự cạnh tranh trên thị trường này ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

XK 2012: Tận dụng mọi cơ hội

12-1-2012

Nhiều mỹ từ đã được Tổng cục Thống kê dùng để nói về thành tích xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2011: điểm sáng của bức tranh kinh tế; năm thành công nhất trong hoạt động xuất - nhập khẩu 10 năm qua... Không sai khi đánh giá như vậy, song đằng sau thành tích ấy, vẫn còn đó những nỗi lo.

XK gạo đầu năm 2012: Bí lối ra gạo cấp thấp!

11-1-2012

Những thông tin mới nhất từ thực tế xuống giống vụ đông xuân và tình hình thị trường XK gạo đầu năm nay đã cho thấy lúa gạo phẩm cấp thấp sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tiêu thụ.

Chăn nuôi nông hộ: Lối đi nào?

11-1-2012

Theo nhiều chuyên gia, việc tái cơ cấu phương thức chăn nuôi, trong đó phát triển đa dạng loại hình chăn nuôi trang trại sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành chăn nuôi VN.

Xây dựng nền nông nghiệp mới: Nông dân phải là chủ thể

4-1-2012

Một nền nông nghiệp mới phải phù hợp những đòi hỏi và thách thức của thời đại cả về kinh tế, xã hội và môi trường, có những sứ mệnh phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.