ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình: Chất lượng sản phẩm là hàng đầu

Ngày đăng: 02 | 02 | 2012

Trong những năm qua, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) là một doanh nghiệp luôn “xông xáo” đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chọn tạo các giống lúa chất lượng cao cho miền Bắc. Đồng thời, TSC cũng thực hiện việc nhập khẩu, chuyển giao nhiều giống lúa lai “siêu” năng suất.

Những gì đã làm nên thành công của TSC là chủ đề đã được phóng viên NTNN trao đổi với ông Trần Mạnh Báo - Tổng Giám đốc TSC, kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam.

Cán bộ kỹ thuật Công ty đánh giá giống khảo nghiệm.

 

Có thể nói, nhìn vào bộ giống của TSC, đến hôm nay Tổng Công ty đã chọn tạo được rất nhiều giống lúa thuần. Xin ông cho biết ưu thế của những bộ giống này?

- Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ chuyên gia kỹ thuật tinh nhuệ, đến nay TSC đã nghiên cứu và chọn tạo được bộ giống lúa thuần đáp ứng được yêu cầu của nông dân Việt Nam cả về năng suất, chất lượng, nhất là tính thích ứng rộng như các giống: BC15, TBR-1, TBR36, TBR45.

Trong đó, BC15 có hai đặc tính ưu việt nhất trong tập đoàn giống lúa thuần Việt Nam, đó là năng suất cao (8-11 tấn/ha/vụ), đặc biệt BC15 có chất lượng gạo ngon, cơm dẻo, đậm được người tiêu dùng ưa chuộng. BC15 thích ứng rất rộng trên địa bàn cả nước là giống lúa có năng suất cao nhất trong vụ đông xuân 2011 tại ĐBSCL.

TBR-1 là giống lúa cao sản, có dạng hình đẹp, cứng cây, chống đổ tốt, có khả năng chịu rét ở vụ xuân và kháng bệnh bạc lá ở vụ mùa, thích ứng rộng trên mọi chân đất mọi thời vụ trong cả nước. TBR45 có dạng hình đẹp, cứng cây, chống đổ tốt, trỗ bông tập trung, bông to, nhiều hạt, hạt nhỏ dài, xếp sít, cơm mềm, dẻo và ngon. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh khá, đặc biệt là chịu rét, chịu phèn và chịu mặn tốt.

TBR36 là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, dạng hình đẹp, cứng cây, chống đổ tốt, có khả năng chịu rét, chịu hạn ở vụ xuân và chống bệnh bạc lá ở vụ mùa, thích ứng rộng trên mọi chân đất, mọi thời vụ trong cả nước.

Những sản phẩm của TSC đã cung cấp trên những địa bàn nào, thưa ông?

-Những giống lúa trên đã chiếm cơ cấu diện tích lớn ở Thái Bình và các tỉnh trong cả nước. Bên cạnh đó, TSC còn có những giống cây màu có tính chống chịu, tính thích ứng, cho năng suất cao, hiệu quả cao như lạc TB25 và giống lạc đỏ TBG36 có 3- 4 nhân/quả, năng suất đạt 50- 60 tạ/ha/vụ và giống ngô mới TBM1 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thay thế các giống ngô cũ năng suất thấp.

TSC đang đẩy mạnh phát triển cây khoai tây, hiện nay TSC đang khảo nghiệm giống khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (60 ngày), năng suất đạt 30 tấn/ha/vụ. Đến nay thị trường TSC đã trải rộng khắp cả nước đang hướng tới mở rộng thị trường sang khu vực các nước ASEAN.

Trong vấn đề thương mại giống cây trồng, hiện chúng ta đang phải cạnh tranh gay gắt, nhất là với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn như Syngenta, Monsanto... TSC sẽ làm gì để vừa cạnh tranh được, vừa phát triển thêm nhiều bộ giống mới?

- Để đứng vững được trên thị trường ngành giống như hiện nay, TSC luôn lấy phương châm “chất lượng sản phẩm là hàng đầu”. Những yếu tố cạnh tranh chính là chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm và dịch vụ. Chất lượng sản phẩm của TSC luôn được duy trì cao hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh về các chỉ tiêu chất lượng như độ thuần đồng ruộng, về độ sạch, tỷ lệ nảy mầm... Chủng loại phong phú, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong cả nước.

Bên cạnh đó, hình thức dịch vụ của chúng tôi cũng đa dạng, thuận tiện, gọn nhẹ và nhanh chóng. TSC luôn đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm, bền đẹp, có quy trình hướng dẫn sử dụng sản phẩm cụ thể, dễ hiểu, vận chuyển, phục vụ kịp thời cho người sử dụng.

Đối với TSC, người tiêu dùng chính là bà con nông dân, chính sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm của chúng tôi, nên mặc dù có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong kinh doanh, nhưng TSC vẫn dẫn đầu về việc cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Ngoài chọn tạo giống, được biết TSC còn rất mạnh trong vấn đề chuyển giao, nhất là việc nhập khẩu các giống lúa lai có ưu thế lớn như D.ưu 527, CNR36... về khảo nghiệm, sản xuất cho năng suất cao. Tới đây, TSC sẽ tiếp tục thực hiện việc này như thế nào?

- Hiện nay, TSC đã có quan hệ với 20 công ty nước ngoài và Trường Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên (Trung Quốc), có quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu của ngành nông nghiệp trong cả nước, hợp tác với các công ty và trung tâm giống cây trồng ở Việt Nam.

Nhờ sự hợp tác trên, hàng năm TSC có điều kiện trao đổi và tiếp nhận nhiều giống cây trồng mới có đặc trưng, đặc tính nổi trội về tính thích ứng rộng. Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt để đưa ra sản xuất.

Hiện TSC đang độc quyền phân phối các giống lúa lai như Thái Xuyên 111 là sản phẩm 10 năm hợp tác giữa TSC và Trường Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên, giống có năng suất cao nhất, tính chống chịu tốt nhất và chất lượng gạo ngon nhất.

Trong số các giống lúa lai, giống CNR36 là giống lúa lai 3 dòng, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, cấy được ở nhiều chân đất khác nhau, có khả năng cho năng suất 11-12 tấn/ha/vụ. Giống D.ưu 527 là giống lúa lai 3 dòng đầu tiên được TSC đưa vào sản xuất tại Việt Nam có nhiều thuộc tính tốt, đẻ nhánh khỏe, chống đạo ôn, có khả năng cho năng suất 10-11 tấn/ha/vụ.

Tới đây, TSC sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ với các trường, viện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế hơn nữa để du nhập nhiều nguồn giống tốt hơn phục vụ sản xuất cho bà con nông dân cả nước.

Theo đánh giá, năng suất lúa ở nước ta đã đạt đến mức tới hạn. Vậy về lâu dài, TSC sẽ phát triển thêm những giống lúa mới theo hướng nào?

- Nhờ những tiến bộ về giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, nên đến nay năng suất lúa đã đạt đến đỉnh cao, có nơi đạt tới 13-14 tấn/ha/năm. Hướng tới của TSC sẽ tiếp tục nghiên cứu chọn tạo những giống lúa mới theo 4 hướng: Năng suất cao; Chất lượng tốt; Tính thích ứng rộng ở các vùng miền và các chân đất khác nhau; Tính kháng sâu bệnh tốt. Chính những yếu tố trên của giống sẽ giúp các hộ nông dân sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

Xin cảm ơn ông!

Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/74689p1c34/chat-luong-san-pham-la-hang-dau.htm

NỘI DUNG KHÁC

Từ 2012 Việt Nam có thể xuất khẩu phân đạm urê

2-2-2012

Từ một nước luôn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn phân đạm urê nhập khẩu, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã có thể tự chủ hoàn toàn được loại phân bón quan trọng này.

Xuất khẩu năm 2011: Nhiều kết quả khả quan

2-2-2012

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 41,8 tỷ USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 54,5 tỷ USD, tăng 39,3%.

Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng quyết liệt

2-2-2012

Thị trường gạo xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2011 cực kỳ khó khăn, giá gạo trong nước và quốc tế giảm nhanh, sự cạnh tranh trên thị trường này ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

XK 2012: Tận dụng mọi cơ hội

12-1-2012

Nhiều mỹ từ đã được Tổng cục Thống kê dùng để nói về thành tích xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2011: điểm sáng của bức tranh kinh tế; năm thành công nhất trong hoạt động xuất - nhập khẩu 10 năm qua... Không sai khi đánh giá như vậy, song đằng sau thành tích ấy, vẫn còn đó những nỗi lo.

XK gạo đầu năm 2012: Bí lối ra gạo cấp thấp!

11-1-2012

Những thông tin mới nhất từ thực tế xuống giống vụ đông xuân và tình hình thị trường XK gạo đầu năm nay đã cho thấy lúa gạo phẩm cấp thấp sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tiêu thụ.

Chăn nuôi nông hộ: Lối đi nào?

11-1-2012

Theo nhiều chuyên gia, việc tái cơ cấu phương thức chăn nuôi, trong đó phát triển đa dạng loại hình chăn nuôi trang trại sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành chăn nuôi VN.

Xây dựng nền nông nghiệp mới: Nông dân phải là chủ thể

4-1-2012

Một nền nông nghiệp mới phải phù hợp những đòi hỏi và thách thức của thời đại cả về kinh tế, xã hội và môi trường, có những sứ mệnh phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Giải pháp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt qua khó khăn

17-11-2011

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu gặp phải không ít khó khăn, thách thức, tìm giải pháp giúp đỡ các doanh nghiệp là vấn đề được đặt ra..

Đổi mới lâm trường quốc doanh: Bình mới rượu cũ

17-11-2011

Sau 6 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, đến nay, các công ty lâm nghiệp trên toàn quốc đã hoàn tất việc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, phần lớn các công ty mới chỉ thực hiện được việc đổi tên, còn hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

DN giống gia cầm: "Đục nước, béo cò"

3-11-2011

Trong khi người chăn nuôi gia cầm mấy tháng nay lỗ chổng vó vì giá thịt rẻ như bèo thì giá giống hiện vẫn cao ngất ngưởng. Có ông chủ trang trại bức xúc “tố” rằng, DN làm giống đang bắt chẹt người chăn nuôi.

Đằng sau việc NK muối

3-11-2011

Lâu nay, để được NK muối, nhất là muối công nghiệp phục vụ SX hóa chất, các DN luôn kêu rằng muối công nghiệp SX trong nước không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, và không đủ phục vụ nhu cầu trong nước. Thực tế có phải như vậy không?

Cần lành mạnh hóa thị trường cà phê

31-10-2011

Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.