ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng quyết liệt

Ngày đăng: 02 | 02 | 2012

Thị trường gạo xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2011 cực kỳ khó khăn, giá gạo trong nước và quốc tế giảm nhanh, sự cạnh tranh trên thị trường này ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Đầu năm 2012 xuất khẩu gạo Việt Nam đã mất 2 thị trường quan trọng nên xuất khẩu gạo trong quý 1 sẽ gặp ít nhiều khó khăn.
Gạo cấp thấp trong các tháng này hầu như không bán được, trên thị trường thương mại các doanh nghiệp chỉ bán được các loại gạo thơm, gạo nếp và gạo đồ.
Ban chấp hành Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, sang năm 2012, dự báo xuất khẩu gạo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết, trong quý 1/2012 chắc chắn xuất khẩu sẽ giảm hơn so với quý 1/2011, trong quý 1/2011 các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 1,8 triệu tấn gạo nhưng trong quý 1/2012 có khả năng chỉ xuất khẩu trên 1,1 triệu tấn và đặc biệt là sẽ xuất hiện “lỗ hổng” xuất khẩu gạo trong quý 2. 
Về cách điều hành Tổ điều hành xuất khẩu gạo (Bộ Công Thương) cũng đã bàn nhiều giải pháp, tuy nhiên từ nay đến quý 2 còn khá xa  nên cũng khó nói trước mà sẽ từng bước điều hành theo diễn biến thực tế của thị trường, ông Phong nói.
Cũng theo VFA, xuất khẩu gạo trong  năm 2012 có 2 vấn đề lớn đáng quan tâm. 
Thứ nhất, vào các tháng cuối năm 2011 đã xuất hiện những khó khăn trong xuất khẩu gạo, do sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường gạo cấp thấp. 
Có 2 khu vực quan trọng để tiêu thụ gạo của Việt Nam. Một là thị trường châu Á, tại đây gạo Việt Nam đã chiếm gần 67% thị phần trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Hai là thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%. Cả hai khu vực này đã chiếm tới 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. 
Hiện nay, gạo cấp thấp của Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt bởi gạo cấp thấp của ấn Độ, Myanmar và Pakistan, do vậy loại gạo này có thể bị mất khoảng 20% thị trường ở khu vực châu Phi, chỉ còn lại 3% gạo chất lượng cao ở thị trường này là có thể giữ được. 
“Đây là nguy cơ lớn đang đe dọa tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong số 20% này nếu Việt  Nam vẫn tiếp tục với gạo cấp thấp 25% tấm thì sẽ rất khó, vì không thể nào cạnh tranh được với gạo cấp thấp của ấn Độ và Miến Điện”, ông Phong quan ngại.
Thứ hai, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo từ năm 2010 chuyển qua năm 2011 là 890 ngàn tấn, còn lượng hợp đồng xuất khẩu gạo của năm 2011 chuyển qua 2012 khoảng 850 ngàn tấn, so sánh lượng hợp đồng chuyển qua thấy có sự tương ứng không chênh lệch nhiều. Nhưng có một điểm khác biệt là trong 890 ngàn tấn gạo của năm 2011 thì giao hàng ngay trong quý 1, còn trong năm 2012 lượng gạo giao ngay quý 1 khá ít và giao hàng kéo dài tới tháng 8/2012.
Trong các tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp tiếp tục ký hợp đồng tiếp với Indonesia và Bangladesh nhưng 2012 thì không ký thêm được với Indonesia vì nước này đã đủ lượng gạo dự trữ, còn Bangladesh thì đã quay sang mua gạo của ấn Độ. Đầu năm 2012 xuất khẩu gạo Việt Nam đã mất 2 thị trường quan trọng nên xuất khẩu gạo trong quý 1 sẽ gặp ít nhiều khó khăn. 
Trong điều kiện như vậy, theo Trương Thanh Phong, VFA sẽ tiếp tục tập trung xúc tiến thường xuyên để giữ cho được các thị trường truyền thống, trong đó thị trường truyền thống có khả năng nhập khẩu trong quý 1 và 2 là Philippines. 
Hai là xúc tiến để bán gạo chất lượng cao vào các thị trường đã mở ở Tây Phi và các nước châu Á. Trong năm 2012 sẽ tiến hành thành lập câu lạc bộ kinh doanh xuất khẩu gạo giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc, để 2 bên phối hợp đưa gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Đây cũng là cách để xử lý khoảng trống còn lại trong quý 2.
Hiện nay Việt Nam đã từng bước xây dựng được thị trường vững chắc về gạo chất lượng cao và trong năm 2012 cũng là cơ hội để gạo thơm Việt Nam chiếm thị phần, vì năm nay gạo thơm của Thái Lan do chính sách của chính phủ mới sẽ được làm giá cao hơn nhiều so với giá gạo thơm của Việt Nam nên ta có khả năng chiếm được nhiều thị trường. 
Ngoài ra, nếu năm 2012 chất lượng gạo của Việt Nam tốt thì có thể để cạnh tranh với gạo chất lượng cao, ví dụ như loại gạo 5% tấm và 4% tấm (tương đương gạo 100% B của Thái Lan)..., vì gạo Việt Nam có giá bán thấp hơn gạo của Thái Lan. 
“Hiện nay trên thị trường giá gạo của Việt Nam đang đứng ở khoảng giữa của Thái Lan và ấn Độ, Pakistan và Myanmar, cho nên chúng ta cần phát huy lợi thế về thị trường và chất lượng gạo của Việt Nam và “né” điều kiện bất lợi, đó là làm thế nào cố gắng hạn chế gạo cấp thấp trong năm 2012, vì nếu ấn Độ chưa có kế hoạch dừng xuất khẩu thì gạo cấp thấp của Việt Nam sẽ “bị” khó”, Chủ tịch VFA nhìn nhận.
Theo VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

XK 2012: Tận dụng mọi cơ hội

12-1-2012

Nhiều mỹ từ đã được Tổng cục Thống kê dùng để nói về thành tích xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2011: điểm sáng của bức tranh kinh tế; năm thành công nhất trong hoạt động xuất - nhập khẩu 10 năm qua... Không sai khi đánh giá như vậy, song đằng sau thành tích ấy, vẫn còn đó những nỗi lo.

XK gạo đầu năm 2012: Bí lối ra gạo cấp thấp!

11-1-2012

Những thông tin mới nhất từ thực tế xuống giống vụ đông xuân và tình hình thị trường XK gạo đầu năm nay đã cho thấy lúa gạo phẩm cấp thấp sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tiêu thụ.

Chăn nuôi nông hộ: Lối đi nào?

11-1-2012

Theo nhiều chuyên gia, việc tái cơ cấu phương thức chăn nuôi, trong đó phát triển đa dạng loại hình chăn nuôi trang trại sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành chăn nuôi VN.

Xây dựng nền nông nghiệp mới: Nông dân phải là chủ thể

4-1-2012

Một nền nông nghiệp mới phải phù hợp những đòi hỏi và thách thức của thời đại cả về kinh tế, xã hội và môi trường, có những sứ mệnh phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Giải pháp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt qua khó khăn

17-11-2011

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu gặp phải không ít khó khăn, thách thức, tìm giải pháp giúp đỡ các doanh nghiệp là vấn đề được đặt ra..

Đổi mới lâm trường quốc doanh: Bình mới rượu cũ

17-11-2011

Sau 6 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, đến nay, các công ty lâm nghiệp trên toàn quốc đã hoàn tất việc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, phần lớn các công ty mới chỉ thực hiện được việc đổi tên, còn hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

DN giống gia cầm: "Đục nước, béo cò"

3-11-2011

Trong khi người chăn nuôi gia cầm mấy tháng nay lỗ chổng vó vì giá thịt rẻ như bèo thì giá giống hiện vẫn cao ngất ngưởng. Có ông chủ trang trại bức xúc “tố” rằng, DN làm giống đang bắt chẹt người chăn nuôi.

Đằng sau việc NK muối

3-11-2011

Lâu nay, để được NK muối, nhất là muối công nghiệp phục vụ SX hóa chất, các DN luôn kêu rằng muối công nghiệp SX trong nước không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, và không đủ phục vụ nhu cầu trong nước. Thực tế có phải như vậy không?

Cần lành mạnh hóa thị trường cà phê

31-10-2011

Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.

Doanh nghiệp ĐBSCL liên kết phát triển bền vững

21-10-2011

Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long-Cà Mau 2011, sáng 20/10, Diễn đàn doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long với chủ đề “Liên kết, hợp tác, phát triển” đã diễn ra tại thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau).

"Cuộc chiến" với DN cà phê nước ngoài: DN Việt tồn tại được bao lâu?

21-10-2011

Còn khoảng một tuần nữa VN chính thức bước vào niên vụ cà phê 2011 – 2012. Tuy nhiên, “cuộc chiến” giành vùng nguyên liệu cà phê (đặc biệt trên Tây Nguyên) đang nóng hơn bao giờ hết khi DN nước ngoài đang ở thế “bề trên” với tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Chỉ trong vòng 2 năm, từ con số 10%, các DN nước ngoài đã giành trên 50% thị phần thu mua cà phê tại VN, đẩy DN trong nước vào đường “tử”!

Việt Nam có thể đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo

21-10-2011

Hội nghị quốc tế thương mại lúa gạo diễn ra sáng nay 20/10 tại TP.HCM đã thu hút đông đảo các thương gia trên thế giới tham dự và tìm kiếm nguồn hàng tại Việt Nam.