ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xây dựng nền nông nghiệp mới: Nông dân phải là chủ thể

Ngày đăng: 04 | 01 | 2012

Một nền nông nghiệp mới phải phù hợp những đòi hỏi và thách thức của thời đại cả về kinh tế, xã hội và môi trường, có những sứ mệnh phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Trước tiên, cần phải hiểu một nền nông nghiệp mới là nền nông nghiệp có công nghệ thích hợp, hiệu quả với sự quản lý chuyên nghiệp hiện đại, mang tính cạnh tranh cao. Một nền nông nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, không nhất thiết phải có công nghệ cao nhất, nhưng phải có công nghệ thích hợp và hiệu quả, có sự quản lý chuyên nghiệp và hiện đại về tài chính, chất lượng, bảo hiểm, thương hiệu, môi trường.
Rất cần xây dựng một nền nông nghiệp mới.
 
Nông nghiệp hiện nay đã bắt đầu chuyên môn hóa mạnh, nhưng ít tính chuyên nghiệp. Một trang trại hàng trăm ha, hoặc hàng vạn gia cầm vẫn quản lý không khác gì những hộ sản xuất quy mô nhỏ. Để tăng tính chuyên nghiệp, cần gắn điều kiện quản lý chất lượng, dịch bệnh, bảo hiểm… tăng dần theo quy mô sản xuất. Tiến dần tới cấp phép sản xuất, gắn với yêu cầu quản lý trang trại, từ đó đảm bảo toàn bộ sản xuất nông nghiệp quy mô trang trại gia đình được cấp phép trên cơ sở yêu cầu về quản lý chuyên nghiệp, hiện đại.
Đất đai phải thuộc về nông dân
Một đặc trưng thứ hai của nền nông nghiệp mới là ở đó, người nông dân là chủ thể trong sản xuất, kinh doanh. Để nông dân có thể là chủ thể, cần làm rõ quan điểm, nền nông nghiệp quan trọng nhất là có sứ mệnh đảm bảo sinh kế, công ăn việc làm của hàng triệu nông dân.
Một nền nông nghiệp hiện đại, mà nông dân bị bần cùng hóa như đã xảy ra ở nhiều nước châu Phi, Mỹ La- tinh, thì chúng ta sẽ không giải quyết được vấn đề nông dân. Do vậy, sản xuất trực canh, tạo việc làm cho hộ gia đình phải là chính sách ưu tiên trong sử dụng đất đai, đầu tư trong nông nghiệp.
Doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, chế biến, lưu trữ… song cần có quy hoạch và kiểm soát để khỏi lấn sân của nông dân, chiếm đất đai, thị trường của nông dân.

Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2011 tại Hà Nội

(TS Vũ Trọng Bình - đứng thứ tư từ trái sang)

 
Để làm được vai trò chủ thể của mình, nông dân không thể như hiện nay, mà từng bước phải trở thành những hộ sản xuất gia đình quy mô lớn, chuyên nghiệp, có sự liên kết mạnh trong sản xuất, quản lý chất lượng, đầu tư chế biến, quản lý thương hiệu, đàm phán thương mại.
Đồng thời, phải hình thành những tổ chức đại diện thực sự cho nông dân theo ngành nghề mang tính liên tỉnh, liên vùng để tăng tính liên kết, nhất là những ngành hàng có sự cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước như cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản…
Cũng cần phát triển các hợp tác xã (HTX) trang trại nông dân thủy sản, cà phê, phát triển hiệp hội liên vùng các trang trại cà phê, thủy sản, xây dựng hành lang pháp lý cho phát triển nghiệp đoàn toàn quốc của nông dân về những lĩnh vực đó để làm cơ sở cho liên kết sản xuất, tiếp cận thị trường và cũng giúp cho quản lý nhà nước hiệu quả hơn...
TS Vũ Trọng Bình
Phải có liên kết                    
Trong nền nông nghiệp mới, sự liên kết là rất cần thiết. Sự liên kết ở đây được hiểu là liên kết giữa các vùng sản xuất nông nghiệp trong những ngành hàng liên vùng, giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và giữa chính nông dân với nhau để tăng quy mô sản xuất kinh doanh, giảm chi phí giao dịch, tăng cạnh tranh.
Sự liên kết, xây dựng hành động tập thể phải tổ chức cả trong không gian (cánh đồng và trang trại thuộc sở hữu nhiều chủ, nhưng cùng quy trình, kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng). Nhà nước cần ưu tiên, khuyến khích hình thành và phát triển các yếu tố liên kết trong sản xuất như liên kết không gian sản xuất, quản lý chất lượng, cùng đầu tư, quản lý và phát triển thương hiệu chung, bảo hiểm.
Một yếu tố quan trọng của nền nông nghiệp mới phải có quy hoạch ổn định, lâu dài ở cấp độ quốc gia, có tính liên vùng tránh sự chia cắt bởi không gian hành chính trong từng vùng, thôn, xã. Mặt khác, cần quy hoạch ổn định sử dụng đất cho nông nghiệp lâu dài trên 50 năm, điều đó sẽ đảm bảo cho sự tách bạch về thị trường đất đai đô thị, công nghiệp với đất nông nghiệp.
“Cần quy hoạch ổn định sử dụng đất cho nông nghiệp lâu dài trên 50 năm, điều đó sẽ đảm bảo cho sự tách bạch về thị trường đất đai đô thị, công nghiệp với đất nông nghiệp.” - TS Vũ Trọng Bình
Sự tách bạch này sẽ kéo đất nông nghiệp giảm giá, chống đầu cơ đất nông nghiệp làm đô thị, nông dân sản xuất trực canh thực sự mới có cơ hội tiếp cận, tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp. Sự dịch chuyển liên tục vành đai đô thị theo kiểu làn sóng, chứ không theo kiểu mạng lưới xen vùng nông nghiệp đã làm cho hình thành một vành đai nông nghiệp thoái hóa, cách tâm đô thị lớn tới hàng trăm km, ở đó sản xuất nông nghiệp cầm chừng, đất đai chỉ dùng tích tụ để đầu cơ.
Do đó, nông dân phải được sở hữu và thừa kế, chuyển nhượng, để sản xuất theo quy hoạch. Những ai không là nông dân, không được sở hữu tư nhân đất nông nghiệp, bắt buộc phải bán lại cho nông dân. Đảm bảo thực sự đất nông nghiệp là để làm nông nghiệp, và là công cụ sản xuất thực sự của nông dân.
Sự ổn định quy hoạch không những về sản xuất mà cả mạng lưới nhà máy chế biến, đại lý thương mại dịch vụ sẽ làm nền tảng pháp lý để cấp giấy phép cho sản xuất, chế biến, dịch vụ đầu vào, đầu ra theo quy hoạch, những ai làm sai những quy định nhà nước, có thế thu hồi giấy phép sản xuất, chế biến, dịch vụ cho nông nghiệp để đem đấu giá.
TS Vũ Trọng Bình
Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT

NỘI DUNG KHÁC

Giải pháp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt qua khó khăn

17-11-2011

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu gặp phải không ít khó khăn, thách thức, tìm giải pháp giúp đỡ các doanh nghiệp là vấn đề được đặt ra..

Đổi mới lâm trường quốc doanh: Bình mới rượu cũ

17-11-2011

Sau 6 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, đến nay, các công ty lâm nghiệp trên toàn quốc đã hoàn tất việc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, phần lớn các công ty mới chỉ thực hiện được việc đổi tên, còn hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

DN giống gia cầm: "Đục nước, béo cò"

3-11-2011

Trong khi người chăn nuôi gia cầm mấy tháng nay lỗ chổng vó vì giá thịt rẻ như bèo thì giá giống hiện vẫn cao ngất ngưởng. Có ông chủ trang trại bức xúc “tố” rằng, DN làm giống đang bắt chẹt người chăn nuôi.

Đằng sau việc NK muối

3-11-2011

Lâu nay, để được NK muối, nhất là muối công nghiệp phục vụ SX hóa chất, các DN luôn kêu rằng muối công nghiệp SX trong nước không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, và không đủ phục vụ nhu cầu trong nước. Thực tế có phải như vậy không?

Cần lành mạnh hóa thị trường cà phê

31-10-2011

Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.

Doanh nghiệp ĐBSCL liên kết phát triển bền vững

21-10-2011

Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long-Cà Mau 2011, sáng 20/10, Diễn đàn doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long với chủ đề “Liên kết, hợp tác, phát triển” đã diễn ra tại thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau).

"Cuộc chiến" với DN cà phê nước ngoài: DN Việt tồn tại được bao lâu?

21-10-2011

Còn khoảng một tuần nữa VN chính thức bước vào niên vụ cà phê 2011 – 2012. Tuy nhiên, “cuộc chiến” giành vùng nguyên liệu cà phê (đặc biệt trên Tây Nguyên) đang nóng hơn bao giờ hết khi DN nước ngoài đang ở thế “bề trên” với tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Chỉ trong vòng 2 năm, từ con số 10%, các DN nước ngoài đã giành trên 50% thị phần thu mua cà phê tại VN, đẩy DN trong nước vào đường “tử”!

Việt Nam có thể đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo

21-10-2011

Hội nghị quốc tế thương mại lúa gạo diễn ra sáng nay 20/10 tại TP.HCM đã thu hút đông đảo các thương gia trên thế giới tham dự và tìm kiếm nguồn hàng tại Việt Nam.

Giải pháp giúp DNNVV tiếp cận vốn lãi suất thấp: Phân loại doanh nghiệp theo ngành

20-10-2011

Tại hội thảo Xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2011-2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Tổ chức Lao động Quốc tế tổ chức, nhiều đại biểu cho biết, DNNVV có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ vốn.

Gói hỗ trợ, các doanh nghiệp cần chú ý

20-10-2011

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiện có 20% doanh nghiệp bị phá sản, 60% giảm doanh số và phải cắt giảm lao động, số còn lại hoạt động khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay chính là vốn.

Gói hỗ trợ, các doanh nghiệp cần chú ý

20-10-2011

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiện có 20% doanh nghiệp bị phá sản, 60% giảm doanh số và phải cắt giảm lao động, số còn lại hoạt động khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay chính là vốn.

Xuất khẩu những tháng cuối năm gặp nhiều thuận lợi về giá và thị trường

20-10-2011

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, dự kiến những tháng cuối năm xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều thuận lợi về giá và thị trường, mỗi tháng có thể đạt khoảng 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Đây là những tín hiệu tích cực cho sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2011.