ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Giải pháp giúp DNNVV tiếp cận vốn lãi suất thấp: Phân loại doanh nghiệp theo ngành

Ngày đăng: 20 | 10 | 2011

Tại hội thảo Xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2011-2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Tổ chức Lao động Quốc tế tổ chức, nhiều đại biểu cho biết, DNNVV có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ vốn.

Các DNNVV khó tiếp cận vốn ưu đãi.
Lãi suất cao, tiếp cận khó
Mặc dù các ngân hàng (NH) đã công bố những khoản vay với lãi suất (LS) ưu đãi nhưng vẫn rất ít DN tiếp cận được nguồn vốn. Công ty Giấy Sài Gòn cho biết, những ngày qua, một số NH đã giảm LS cho các hợp đồng đã vay từ 1-1,5%/năm nhưng vẫn ở mức cao, 20-21%/năm. Tương tự, Công ty TNHH thương mại - sản xuất Anh Khoa (TP.Hồ Chí Minh) cho biết cũng chưa thể vay được khoản nào có LS dưới 20%/năm.
Tại các NH ở TP.Hồ Chí Minh, hầu hết các khoản cho vay đối với DN sản xuất bình thường (không thuộc các lĩnh vực được ưu tiên như xuất khẩu, nông - ngư nghiệp,…) vẫn áp dụng mức LS cho vay phổ biến từ 21-21,5%/năm. Số lượng DN được vay vốn LS thấp đếm trên đầu ngón tay.
Trưởng phòng khách hàng DN của một chi nhánh NH thương mại nhận định, sẽ không có nhiều DN được vay với LS 17-19%/năm vì số vốn cho vay LS thấp mà NH công bố dù lên đến vài nghìn tỷ đồng, nhưng nếu cung ứng cho cả hệ thống thì cũng như muối bỏ biển.
Đơn cử, NH thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) công bố dành 2.000 tỷ đồng để cho DN hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu và nông nghiệp vay với lãi suất từ 17- 19%/năm. Con số này chỉ chiếm khoảng 2,4% trên tổng số dư nợ hơn 80.500 tỉ đồng của Sacombank tính đến hết tháng 6/2011.
Với mức LS vay cao, trên 20%/năm, hầu hết các DN đều gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, chuẩn bị cho thị trường cuối năm. Bà Ngô Ngọc Hoa, Giám đốc Công ty TNHH thương mại - sản xuất Anh Khoa phân tích: "LS chưa được giảm, sức tiêu thụ hàng hóa chưa tăng. Từ đầu tháng 10 này, mức lương tối thiểu của công nhân tăng nên DN phải tính toán để tiết giảm các khoản chi phí khác. Nếu tình hình trên vẫn kéo dài thì các DNNVV sẽ khó trụ vững".
Theo ông Phan Văn Thiện, Phó tổng giám đốc Công ty Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica), dù LS từ NH không chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giá thành sản xuất nhưng nó có tác động dây chuyền đối với mọi DN. Vì vậy, nếu những ngày tới, LS cho vay giảm xuống 17 - 19%/năm và áp dụng được cho hầu hết các DN thì sức ép lên giá cả cuối năm sẽ dịu lại.
Phân loại DN để nới lỏng tín dụng
Theo kế hoạch, trong những tháng cuối năm, NH sẽ được phép cho vay thêm khoảng 238.000 tỷ đồng, giải ngân bình quân 47.600 tỷ đồng/tháng, gấp đôi tiến độ giải ngân 7 tháng đầu năm. Đó là cơ sở để NH tin tưởng lượng cung tiền vào đầu quý IV sẽ tăng, nhằm giúp các DN có vốn phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, với khoảng 100 tổ chức tín dụng đang hoạt động hiện nay, tính đến ngày 31/8/2011, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đã là 11,7%, trong khi Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cả năm là 15-18%. Điều này đồng nghĩa với việc dư địa tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm không còn nhiều.
Do đó, không phải DN nào cũng chạm được nguồn vốn có lãi suất "mơ ước" đó. Trong khi đó, phân tích số liệu của hơn 500 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán thì thấy, hiện có hơn 130.000 tỷ đồng "chết" trong hàng tồn kho, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái và gần 20% so với đầu năm.
Vì vậy, DNNVV cần một cơ chế tín dụng linh động theo đặc thù từng lĩnh vực, ngành nghề. Theo đó, những lĩnh vực cung vượt cầu như dệt may, giấy nhăn và bao bì, đồ uống không cồn, phân bón và thức ăn gia súc, giày dép, sắt, thép…, thì dừng lại hoặc cho vay ngắn hạn nhằm giảm bớt gánh nặng hàng tồn kho. Ngược lại, những ngành sản xuất cung còn ít như: đường, gạch, ngói, gốm, sứ xây dựng không chịu lửa…, thì vẫn phải mở "van" tín dụng.
"Đối với các DN thuộc các ngành xuất khẩu mũi nhọn, trọng điểm như nông - lâm - thủy hải sản, cao su, dệt may… hoặc các DN xuất khẩu thuộc thế mạnh kinh tế địa phương, xuất khẩu vào thị trường mới..., các NH nên có hạn mức tín dụng dài hạn", ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty Chế biến xuất - nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) đề xuất.
Ông Đỗ Hoài Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, để giải quyết bài toán vốn không khó. Ví dụ, đối với ngành nông sản, chỉ cần phân bổ cho từng lĩnh vực số vốn cụ thể, rồi giao hạn mức vốn cho NH, NH sẽ tìm những DN tốt cho vay, như vậy vừa cung ứng đủ vốn cho DN mà vẫn bảo toàn được vốn.
Về phía các NH, việc thắt chặt tín dụng là tốt, nhưng không nên cào bằng. Đối với NH mạnh về vốn, quyết toán tài chính lành mạnh, tỷ lệ nợ xấu thấp, chủ yếu là cho vay trong khu vực sản xuất và có quy trình quản lý tốt, thì nên được phép tăng trưởng tín dụng cao hơn NH yếu kém.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/AgriBank/2011/10/30668.html

NỘI DUNG KHÁC

Gói hỗ trợ, các doanh nghiệp cần chú ý

20-10-2011

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiện có 20% doanh nghiệp bị phá sản, 60% giảm doanh số và phải cắt giảm lao động, số còn lại hoạt động khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay chính là vốn.

Gói hỗ trợ, các doanh nghiệp cần chú ý

20-10-2011

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiện có 20% doanh nghiệp bị phá sản, 60% giảm doanh số và phải cắt giảm lao động, số còn lại hoạt động khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay chính là vốn.

Xuất khẩu những tháng cuối năm gặp nhiều thuận lợi về giá và thị trường

20-10-2011

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, dự kiến những tháng cuối năm xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều thuận lợi về giá và thị trường, mỗi tháng có thể đạt khoảng 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Đây là những tín hiệu tích cực cho sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2011.

Xuất khẩu những tháng cuối năm gặp nhiều thuận lợi về giá và thị trường

20-10-2011

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, dự kiến những tháng cuối năm xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều thuận lợi về giá và thị trường, mỗi tháng có thể đạt khoảng 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Đây là những tín hiệu tích cực cho sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2011.

Bao nhiêu doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo là vừa?

19-10-2011

Tuy không thể đưa ra câu trả lời cụ thể về số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia vào xuất khẩu gạo sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng vấn đề không phải là con số bao nhiêu.

Vốn cho doanh nghiệp: Cần sự vào cuộc đồng bộ

19-10-2011

Trong năm 2011, Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát, trong đó cùng với cắt giảm đầu tư công, chỉ tiêu tăng tín dụng năm 2011 giảm còn dưới 20%. Giảm tăng trưởng tín dụng, đồng nghĩa với việc vốn đến tay doanh nghiệp ít đi. Giải pháp nào để giải quyết vấn đề về vốn, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xuất khẩu gạo năm 2011: Nhiều tín hiệu khả quan

19-10-2011

Trong những năm qua xuất khẩu gạo Việt Nam luôn thắng lớn, điển hình là trong 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên tiếp về số lượng và trị giá. Năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục mới là 7,5 triệu tấn- mức cao nhất trong vòng 20 năm qua.

DN nuôi trồng thủy sản: Xin bỏ vốn đầu tư cho thủy lợi

7-10-2011

Xuất khẩu thủy sản năm nay ước đạt 6 tỷ USD, nhưng người dân và doanh nghiệp đang lao đao vì thiệt hại do dịch bệnh, mà nguyên nhân chính là do thủy lợi cho thủy sản hầu như không có.

Khẩn trương giúp người trồng sắn ở miền trung tiêu thụ sản phẩm ứ đọng

7-10-2011

Do ảnh hưởng của hai cơn bão số 5 và 6, hàng chục nghìn ha sắn (mì) bị ngập, hư hại ở các tỉnh miền trung. Nông dân buộc phải thu hoạch sắn "chạy lũ" khiến sản lượng tăng đột biến, gây tình trạng ứ đọng sắn rất lớn.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn: Phải định lượng cụ thể

7-10-2011

Đó là kiến nghị của ông Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi trả lời phỏng vấn phóng viên NNNT xung quanh việc làm thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và mây tre đan vào thị trường Nhật Bản

7-10-2011

Ngày 6/10, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối họp với Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư&Du lịch ASEAN-Nhật Bản (AJC), tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và mây tre đan vào thị trường Nhật Bản” .

“Việt Nam vẫn chưa có chiến lược với xuất khẩu gạo”

6-10-2011

Bắt đầu từ ngày 7/10, Chính phủ Thái lan sẽ áp dụng mức giá mới khi thu mua lúa gạo cho nông dân. Mức giá này sẽ cao hơn so với hiện hành khoảng 47%. Cụ thể, lúa thường được thu mua với mức giá 15.000 Baht/tấn (tương đương 498 USD/tấn); lúa thơm với giá 20.000 Baht/tấn (664 USD/tấn).