ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu gạo năm 2011: Nhiều tín hiệu khả quan

Ngày đăng: 19 | 10 | 2011

Trong những năm qua xuất khẩu gạo Việt Nam luôn thắng lớn, điển hình là trong 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên tiếp về số lượng và trị giá. Năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục mới là 7,5 triệu tấn- mức cao nhất trong vòng 20 năm qua.

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2011 sẽ đạt mức 7,5 triệu tấn
Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong giai đoạn 2006 – 2010 cho thấy, xuất khẩu gạo luôn tăng cao qua từng năm. Đặc biệt, trong năm 2009, số lượng xuất khẩu gạo đã tăng vọt đat mức kỷ lục hơn 6 triệu tấn, tăng 29,35% so với năm 2008. Đến năm 2010, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt mức kỷ lục mới về cả số lượng và trị giá với 6,75 triệu tấn (gần 3 tỉ USD).
Như vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên tiếp về số lượng và trị giá.
Mới đây, Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đưa ra dự báo khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2011 ước đạt mức 7,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 3,7 tỉ đô la.
Cũng theo Trung tâm Tin học và Thống kê, nguyên nhân là do khối lượng xuất khẩu các tháng đầu năm tăng mạnh cũng như giá gạo xuất khẩu cao hơn nhiều so với năm trước đã tác động mạnh lên xu hướng của mô hình dự báo.
Thực tế, nhìn vào bức tranh xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay có thể thấy, dự báo về khối lượng xuất khẩu gạo như trên là có thể đạt được. Bởi lẽ, xuất khẩu gạo năm 2011 có sự biến động mạnh giữa các tháng. Nếu như trong các tháng đầu năm (tháng 2-3) có sự tăng trưởng mạnh thì đến giữa năm xu hướng này chậm lại và giảm đi (tháng 5-6) nhưng lại đang có chiều tăng mạnh trở lại kể từ quí 3 (tháng 7-9).
Cùng với đó, thị trường xuất khẩu gạo của nước ta trong năm nay cũng có những thay đổi nhất định. Nếu như năm ngoái Phillipines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam thì vị trí này của năm nay là Indonesia. Ngoài ra cũng xuất hiện một số thị trường mới như Bờ biển Ngà và Gana. Mặc dù là các thị trường mới nhưng Bờ biển Ngà và Gana cũng nhập khẩu tới con số 5% và 2% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Đặc biệt về giá xuất khẩu, hiện giá xuất khẩu gạo đang có xu hướng tăng cao, trong tuần đầu tháng 9, giá gạo 5% tấm ở mức 575 đô la/tấn, tăng 20 đô la/tấn so với cuối tháng 8. Hiện giá gạo được dự báo đang tiếp tục tăng do nhu cầu từ Indonesia tăng cao và ảnh hưởng lũ lụt của vùng châu thổ sông Mekong. Như vậy khác với năm ngoái giá gạo đi xuống vào những tháng cuối năm thì năm nay giá gạo đang có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm.
Giá gạo xuất khẩu tăng, kéo theo giá gạo trong nước cũng tăng đáng kể, cụ thể, ngày 12.10, giá bán lúa tại một số tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, dao động từ 7.300-7.500 đồng/kg (tăng hơn 500 đồng/kg so với tháng trước). Trong khi gạo trắng 20% tấm bán ra với giá 13.500 đồng/kg (tăng 1.000-1.200 đồng/kg).
Về sản lượng lúa gạo trong nước, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính ngày 15/9, trên địa bàn các tỉnh miền Nam đã cơ bản thu hoạch xong lúa hè thu, đạt 1.861 ngàn héc ta, bằng 96,5% tổng diện tích xuống giống, tốc độ thu hoạch nhanh hơn cùng kỳ năm trước 5,9% Tốc độ thu hoạch lúa hè thu ở vùng ĐBSCL nhanh chủ yếu do lũ năm nay về sớm và do nhu cầu mở rộng diện tích lúa vụ thu đông.
Cùng thời gian này, cả nước đã gieo cấy đạt 1.662,6 ngàn héc ta, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các tỉnh miền Bắc kết thúc gieo cấy, đạt diện tích 1.137,2 ngàn héc ta, bằng 95,4% cùng kỳ, riêng các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng gieo cấy đạt 573,1 ngàn héc ta, xấp xỉ cùng kỳ. Lúa mùa miền Bắc năm nay gieo cấy chậm hơn mọi năm khoảng 2 tuần, song nhờ thời tiết tương đối thuận lợi, có mưa đều nên nhìn chung lúa phát triển tương đối tốt.
Với những yếu tố thuận lợi về giá, thị trường và sản lượng gieo cấy và thu hoạch lúa từ đầu năm đến nay… là căn cứ để chúng ta tin tưởng rằng xuất khẩu gạo trong năm 2011 sẽ đạt được mức kỷ lục mới là 7,5 triệu tấn, mức cao nhất trong vòng 20 năm qua.
Tăng cường các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu
Mặc dù có nhiều yếu tố thuận lợi để xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2011 tiếp tục lập kỷ lục mới về sản lượng và giá trị, song theo Trung tâm tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) con số này còn phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường trong những tháng còn lại cũng như những chính sách của các nước sản xuất và nhập khẩu chính trên thế giới.
Do đó, để đạt được con số 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2011, đòi hỏi chúng ta cần phải tập trung nỗ lực hơn nữa, không nên chủ quan bởi thị trường còn có sự biến động khó lường. Trước mắt, cần tập trung sản xuất tốt để có lúa chất lượng tốt, bán với giá cao. Cùng với đó, là các doanh nghiệp thu mua lúa gạo sao cho hợp lý, đảm bảo cân đối hài hòa giữa hiệu quả kinh doanh và lợi ích của bà con nông dân.
Ngoài ra, về lâu dài để giữ vững vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, Việt Nam cần tăng cường hệ thống dự trữ, tránh tình trạng doanh nghiệp phải vội vàng xuất khẩu vì thiếu kho chứa. Được biết, hiện Chính phủ ban hành Nghị định 109/2010/ NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ 3 điều kiện, đó là được thành lập, đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật; có ít nhất một kho chứa chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành, có một cơ sở xay xát với công suất 10 tấn/ giờ. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó...
Mong rằng với những quy định này sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể tiếp tục đầu tư nâng cấp để góp phần đảm bảo tính chuyên nghiệp trong việc thu mua xuất khẩu gạo, từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh với giới thương nhân thế giới để thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng đứng vững trên trường quốc tế.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=485112

NỘI DUNG KHÁC

DN nuôi trồng thủy sản: Xin bỏ vốn đầu tư cho thủy lợi

7-10-2011

Xuất khẩu thủy sản năm nay ước đạt 6 tỷ USD, nhưng người dân và doanh nghiệp đang lao đao vì thiệt hại do dịch bệnh, mà nguyên nhân chính là do thủy lợi cho thủy sản hầu như không có.

Khẩn trương giúp người trồng sắn ở miền trung tiêu thụ sản phẩm ứ đọng

7-10-2011

Do ảnh hưởng của hai cơn bão số 5 và 6, hàng chục nghìn ha sắn (mì) bị ngập, hư hại ở các tỉnh miền trung. Nông dân buộc phải thu hoạch sắn "chạy lũ" khiến sản lượng tăng đột biến, gây tình trạng ứ đọng sắn rất lớn.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn: Phải định lượng cụ thể

7-10-2011

Đó là kiến nghị của ông Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi trả lời phỏng vấn phóng viên NNNT xung quanh việc làm thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và mây tre đan vào thị trường Nhật Bản

7-10-2011

Ngày 6/10, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối họp với Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư&Du lịch ASEAN-Nhật Bản (AJC), tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và mây tre đan vào thị trường Nhật Bản” .

“Việt Nam vẫn chưa có chiến lược với xuất khẩu gạo”

6-10-2011

Bắt đầu từ ngày 7/10, Chính phủ Thái lan sẽ áp dụng mức giá mới khi thu mua lúa gạo cho nông dân. Mức giá này sẽ cao hơn so với hiện hành khoảng 47%. Cụ thể, lúa thường được thu mua với mức giá 15.000 Baht/tấn (tương đương 498 USD/tấn); lúa thơm với giá 20.000 Baht/tấn (664 USD/tấn).

Doanh nghiệp nông thôn chật vật để tồn tại

6-10-2011

Trong số 49.000 doanh nghiệp giải thể có bao nhiêu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - đến nay chưa có con số thống kê chính thức.

Mục tiêu xuất 7 triệu tấn gạo sẽ được giữ vững

5-10-2011

Tại cuộc họp báo do Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức ngày 4/10 ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết, dự báo từ nay tới cuối năm giá xuất khẩu ổn định và tăng lên theo hướng có lợi cho người trồng lúa, đồng thời mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo năm 2011 sẽ vẫn được giữ vững.

Thiếu nguyên liệu cá tra xuất khẩu: Hệ lụy do phá hợp đồng

5-10-2011

Đua nhau phá hợp đồng, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đang ngấm đòn vì khủng hoảng thiếu nguyên liệu, còn nông dân ngán ngẩm không muốn nuôi cá. Mô hình nuôi, chế biến đơn lẻ trong ngành cá tra đã bộc lộ những điểm yếu.

Nhiều doanh nghiệp dệt may “đói” đơn hàng

5-10-2011

Năm trước, chỉ trong quý 3 các doanh nghiệp dệt may đã có được đơn hàng sản xuất đến hết quý 4, nhưng năm nay tình hình lại theo chiều hướng khác.

Xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm đạt hơn 2,8 tỷ USD

5-10-2011

Trong tháng 9, cả nước xuất khẩu được 560.000 tấn gạo, trị giá 291,500 triệu USD. Tính đến hết tháng 9, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 5,878 triệu tấn, trị giá 2,816 triệu USD.

49.000 doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng

5-10-2011

49.000 doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể trong 9 tháng năm 2011. Số liệu này vừa được Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh công bố.

Để doanh ngiệp bán lẻ trở thành địa chỉ tin cậy

4-10-2011

Có thể nói, năm 2011 không chỉ là năm bùng nổ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ mà sẽ là năm bùng nổ của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cạnh tranh giữ vững sân nhà đã được dự báo trước.