ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

“Việt Nam vẫn chưa có chiến lược với xuất khẩu gạo”

Ngày đăng: 06 | 10 | 2011

Bắt đầu từ ngày 7/10, Chính phủ Thái lan sẽ áp dụng mức giá mới khi thu mua lúa gạo cho nông dân. Mức giá này sẽ cao hơn so với hiện hành khoảng 47%. Cụ thể, lúa thường được thu mua với mức giá 15.000 Baht/tấn (tương đương 498 USD/tấn); lúa thơm với giá 20.000 Baht/tấn (664 USD/tấn).

Hiện Việt Nam đang được xem là ứng viên cho vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
Chính sách hỗ trợ nông dân của Thái Lan được áp dụng đã khiến không ít ý kiến cho rằng, giá xuất khẩu gạo của quốc gia này trong thời gian tới sẽ bị đẩy lên. Trả lời báo chí mới đây, chính Phó thủ tướng Kittiratt Na-Ranong cũng đã tuyên bố Chính phủ Thái Lan sẵn sàng từ bỏ vị trí số 1 về xuất khẩu gạo trên thế giới để nâng giá và tăng lợi tức cho nông dân.
Những yếu tố thị trường mới nảy sinh đang được xem là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy sáng 5/10, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam, cho rằng: Việt Nam vẫn thiếu sự chuẩn bị về chính sách vĩ mô đối với việc xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Theo ông, trên thực tế, Việt Nam chưa hề có chiến lược kinh doanh xuất khẩu đối với  mặt hàng gạo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới chỉ có chiến lược an ninh lương thực tập trung vào đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ chứ chưa tính đến triển vọng xuất khẩu. 
Bộ Công Thương mặc dù đã có các đề án xuất khẩu các mặt hàng trọng điểm, nhưng các yếu tố về thị trường quốc tế, đối thủ cạnh tranh, năng lực của doanh nghiệp ngành lúa gạo lại chưa được xem xét một cách đầy đủ.
Theo ông Diệu, xây dựng định hướng kinh doanh đối với một ngành hàng là việc lớn, bản thân doanh nghiệp và hiệp hội cũng rất khó có thể thực hiện nếu không có sự hỗ trợ của các bộ, ngành, thậm chí là Chính phủ.
"Hiện Việt Nam đang được xem như là ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đây chính là thời điểm thuận lợi để Việt Nam lên kế hoạch quảng bá cho sản phẩm để “kéo” các hợp đồng được ký kết giữa các chính phủ. Tiếp đến cần phải xác định xem sản phẩm của Việt Nam sẽ tập trung vào phân khúc thị trường nào và làm thế nào để thực hiện những địnhh hướng đó", ông Diệu nói.
Năm 2011, dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo. Nhưng tính đến hết tháng 9/2011, theo thống kê từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp đã ký được hợp xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo, tăng 13,17% so với cùng kỳ năm 2010.
Cũng trong 9 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu đã đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với năm trước. Thời gian qua, giá xuất khẩu (FOB) bình quân đạt 479 USD/tấn, tăng 56,4 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2010. 
Theo VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp nông thôn chật vật để tồn tại

6-10-2011

Trong số 49.000 doanh nghiệp giải thể có bao nhiêu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - đến nay chưa có con số thống kê chính thức.

Mục tiêu xuất 7 triệu tấn gạo sẽ được giữ vững

5-10-2011

Tại cuộc họp báo do Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức ngày 4/10 ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết, dự báo từ nay tới cuối năm giá xuất khẩu ổn định và tăng lên theo hướng có lợi cho người trồng lúa, đồng thời mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo năm 2011 sẽ vẫn được giữ vững.

Thiếu nguyên liệu cá tra xuất khẩu: Hệ lụy do phá hợp đồng

5-10-2011

Đua nhau phá hợp đồng, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đang ngấm đòn vì khủng hoảng thiếu nguyên liệu, còn nông dân ngán ngẩm không muốn nuôi cá. Mô hình nuôi, chế biến đơn lẻ trong ngành cá tra đã bộc lộ những điểm yếu.

Nhiều doanh nghiệp dệt may “đói” đơn hàng

5-10-2011

Năm trước, chỉ trong quý 3 các doanh nghiệp dệt may đã có được đơn hàng sản xuất đến hết quý 4, nhưng năm nay tình hình lại theo chiều hướng khác.

Xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm đạt hơn 2,8 tỷ USD

5-10-2011

Trong tháng 9, cả nước xuất khẩu được 560.000 tấn gạo, trị giá 291,500 triệu USD. Tính đến hết tháng 9, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 5,878 triệu tấn, trị giá 2,816 triệu USD.

49.000 doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng

5-10-2011

49.000 doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể trong 9 tháng năm 2011. Số liệu này vừa được Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh công bố.

Để doanh ngiệp bán lẻ trở thành địa chỉ tin cậy

4-10-2011

Có thể nói, năm 2011 không chỉ là năm bùng nổ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ mà sẽ là năm bùng nổ của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cạnh tranh giữ vững sân nhà đã được dự báo trước.

Những điều cần quan tâm khi xuất hàng sang Hoa Kỳ

4-10-2011

Sản phẩm tiêu dùng xuất sang thị trường Hoa Kỳ đều phải tuân theo "Đạo luật an toàn sản phẩm người tiêu dùng" ban hành năm 2008. Từ 14/8/2011, luật này có thêm quy định mới khắt khe hơn đối với các sản phẩm dành cho trẻ dưới 12 tuổi, áp dụng cho các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ và nhà phân phối các sản phẩm dành cho trẻ em.

Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam hướng về Indonesia

4-10-2011

Indonesia, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tính từ đầu năm đến nay, tiếp tục thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam, đặc biệt sau thông tin Thái Lan ngưng hợp đồng xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Indonesia, bước đầu thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân gây nhiều tranh cãi dự kiến thực hiện trong tuần này.

155 doanh nghiệp không được phép xuất khẩu gạo

3-10-2011

Từ ngày 1-10, Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo bắt đầu có hiệu lực. Hiện tại đã có 107 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Brazil tăng nhanh

3-10-2011

Trong những năm gần đây, Brazil đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hóa Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2011.

Đẩy mạnh XK vào thị trường TQ: Cần tăng độ sâu phân tích thị trường

29-9-2011

Sự vươn lên của nền kinh tế Trung Quốc là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Nói theo cách của cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Trương Đình Tuyển thì: "Ta phải quan tâm hơn đến thị trường này".