ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam hướng về Indonesia

Ngày đăng: 04 | 10 | 2011

Indonesia, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tính từ đầu năm đến nay, tiếp tục thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam, đặc biệt sau thông tin Thái Lan ngưng hợp đồng xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Indonesia, bước đầu thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân gây nhiều tranh cãi dự kiến thực hiện trong tuần này.

Nhận xét về thông tin Indonesia quay sang Việt Nam như một nhà cung cấp chính sau khi Thái Lan ngưng thực hiện bản giao kết cấp chính phủ với Indonesia trước đó, bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó tổng giám đốc Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) nói bên lề cuộc họp do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (3-10), Việt Nam đang có lợi thế do có nguồn gạo mới, chất lượng tốt nhưng giá không rẻ. Do vậy, Việt Nam có thể phải cạnh tranh với Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, những nước đang chào bán gạo trắng với giá thấp hơn so với Việt Nam.
Theo bà Hoa, việc Thái Lan hủy hoàn toàn việc cung cấp gạo với Indonesia là điều rất khó xảy ra, và có khả năng giữa hai nước này sẽ đàm phán lại. Cũng theo bà, các doanh nghiệp đầu mối đang tập trung hoàn tất các đơn hàng cũ và giao tiếp hợp đồng tập trung 400.000 tấn gạo 15% cho Indonesia. Tính đến thời điểm này, Indonesia đã nhập khoảng 1,4 triệu tấn từ Việt Nam.
Theo một nguồn tin xuất khẩu đáng tin cậy, phía Indonesia vừa rồi có nhu cầu nhập 100.000 tấn, trong đó 30%, tức 30.000 tấn nhập từ Việt Nam với mức giá 609 đô la Mỹ/tấn và 70.000 tấn còn lại nhập từ Thái Lan, cao hơn Việt Nam khoảng 50 đôla Mỹ/tấn. Theo nguồn tin này, sở dĩ có hành động trên là Indonesia trước những diễn biến tăng giá trên thị trường đang có thái độ khá thận trọng và chào mua nhỏ giọt với các nhà xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.
“Từ giờ đến cuối năm, nhu cầu của Indonesia sẽ vẫn còn”, ông này nói.
Một lý do nữa để Indonesia thu hút sự chú ý là do các quốc gia châu Phi đang ngưng mua gạo của Việt Nam để chuyển sang nhập khẩu gạo từ Ấn Độ sau sự trở lại ấn tượng của nước này với việc mở kho xuất khẩu 2 triệu tấn gạo non-basmati trong tháng 9 này.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, kết quả giao hàng từ ngày 1-9 đến 30-9 đạt hơn 560.000 tấn, trị giá 291 triệu đô la Mỹ. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1-1 đến ngày 30-9 đạt 5,8 triệu tấn, trị giá 2,8 tỉ đô la Mỹ
Theo TBKTSG
 

NỘI DUNG KHÁC

155 doanh nghiệp không được phép xuất khẩu gạo

3-10-2011

Từ ngày 1-10, Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo bắt đầu có hiệu lực. Hiện tại đã có 107 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Brazil tăng nhanh

3-10-2011

Trong những năm gần đây, Brazil đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hóa Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2011.

Đẩy mạnh XK vào thị trường TQ: Cần tăng độ sâu phân tích thị trường

29-9-2011

Sự vươn lên của nền kinh tế Trung Quốc là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Nói theo cách của cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Trương Đình Tuyển thì: "Ta phải quan tâm hơn đến thị trường này".

An Giang: 9 tháng đầu năm xuất hơn 491.000 tấn gạo

28-9-2011

Các doanh nghiệp trong tỉnh xuất khẩu gạo với giá bình quân 470 USD/ tấn, tăng 53USD/ tấn so cùng kỳ năm trước.

“Doanh nghiệp nhà nước phải được xã hội giám sát!”

28-9-2011

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ông Nguyễn Đình Cung, cho rằng việc công khai thông tin hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước “nhìn thì tưởng đó là việc đơn giản, dễ làm, nhưng nếu thực hiện được, đó sẽ là “cú nhảy vọt” cho sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước”.

DN FDI và câu chuyện lỗ giả, lãi thực

28-9-2011

Báo giới trong nước được một phen “giật mình” khi Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thông báo bên lề một cuộc hội thảo mới đây về chính sách thuế cho DN.

Giải pháp để tăng tốc xuất khẩu cà phê: Cốt lõi là sự đoàn kết của các doanh nghiệp

28-9-2011

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch năm nay dự kiến đạt 2,6 tỉ USD.

Để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trong nước giành thị phần

27-9-2011

Ở Đắk Lắk, cứ vào niên vụ thu hoạch cà phê, các doanh nghiệp nước ngoài thường thông qua các đại lý, doanh nghiệp trong nước tổ chức thu mua, gom hàng, chiếm hơn 50% thị phần thu mua cà phê nhân xuất khẩu ở Đắk Lắk.

Ngành gỗ “đói” nguyên liệu

27-9-2011

Mặc dù cả nước hiện có 3 triệu ha rừng nhưng nghịch lý là các nhà chế biến, xuất khẩu đồ gỗ trong nước đang phải nhập đến 80% gỗ nguyên liệu. Điều này không chỉ phản ánh sự không ổn định về nguyên liệu mà còn cho thấy giá trị gia tăng của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam không cao, ngành lâm nghiệp chưa phải là kinh tế mũi nhọn…

ILDEX Vietnam 2012 đem đến công nghệ mới cho ngành chăn nuôi

27-9-2011

Ngày 26/9, tại TP.HCM công ty TNHH MTV DV-QC và Triển lãm Minh Vi (VEAS) phối hợp với Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức buổi họp báo Triển lãm Thương mại quốc tế về chăn nuôi, sản xuất bơ sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam (ILDEX Việt Nam 2012).

Không khó kiểm soát

26-9-2011

"Doanh nghiệp nước ngoài được phép mua trực tiếp cà phê của dân nhưng mua với số lượng bao nhiêu, họ được đặt bao nhiêu điểm thu mua... là quyền của chúng ta".

Cà phê Việt thua trên sân nhà: Lựa chọn sống còn của doanh nghiệp cà phê Việt

26-9-2011

Không thể phủ nhận một số lợi ích trước mắt đối với nông dân khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) vào thu mua cà phê trực tiếp, song những lo ngại về lâu dài là hoàn toàn có cơ sở.