ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thiếu nguyên liệu cá tra xuất khẩu: Hệ lụy do phá hợp đồng

Ngày đăng: 05 | 10 | 2011

Đua nhau phá hợp đồng, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đang ngấm đòn vì khủng hoảng thiếu nguyên liệu, còn nông dân ngán ngẩm không muốn nuôi cá. Mô hình nuôi, chế biến đơn lẻ trong ngành cá tra đã bộc lộ những điểm yếu.

Thiếu nguyên liệu trầm trọng
Ông Nguyễn Văn Ký, Tổng giám đốc Agifish An Giang cho biết, Công ty nhận được nhiều đề nghị đặt hàng của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đến tận giữa năm 2012, nhưng không dám nhận bởi lo không có nguyên liệu. Không chỉ Agifish An Giang, mà đa phần DN chế biến, xuất khẩu thủy sản cũng đang chạy đôn, chạy đáo để mua vét nguyên liệu. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra xuất khẩu sẽ còn kéo dài đến hết năm 2012.  
Cơ sở của dự báo trên là do, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ trong mấy tháng qua, 30% diện tích nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bị người dân chuyển sang làm lúa hoặc nuôi thủy sản khác. Ở một số địa phương, tỷ lệ này lên tới 50%.
Nỗi lo thiếu nguyên liệu kéo dài, khiến từ giữa tháng 9 tới nay, tình trạng mua tranh nguyên liệu diễn ra gay gắt ở các tỉnh. Hiện tại, giá cá đã lên tới khoảng 26.000 – 26.500 đồng/kg.
Tại cả đôi bên
Còn nhớ, cuối năm 2010, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản liên tục cảnh báo về viễn cảnh thiếu trầm trọng nguyên liệu trong năm 2011. Bà con nông dân hăm hở thả nuôi. Giá cá tra mấy tháng đầu năm 2011 có lúc lên tới 28.000- 29.000 đồng/kg. Thế nhưng, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 9 vừa qua, DN đột ngột giảm lượng mua vào khiến cá tra liên tục rớt giá. 
Trước phản ứng của dư luận về việc DN ép giá nông dân, VASEP đã tuyên bố, trong tháng 7, các DN chế biến, xuất khẩu lớn của VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân. Riêng với cá tra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (loại 0,8 kg/con), DN sẽ mua với giá 26.000 đồng/kg. Thế nhưng, mãi đến đầu tháng 9 vừa qua, cá tra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cũng chỉ có giá 24.000 đồng/kg. Với chi phí đầu vào khoảng 24.000 đồng/kg hiện nay, người nuôi cá tra bỏ ao không phải là điều khó hiểu.
Câu chuyện khủng hoảng thiếu, thừa trong ngành sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra diễn ra liên tục trong nhiều năm qua, nhưng chưa khi nào được giải quyết triệt để. Lỗi không hoàn toàn thuộc về DN. Một DN xuất khẩu cá tra lớn khẳng định, đúng là có chuyện một số DN ép giá nông dân, nhưng đó thường là những hộ nuôi tự phát, không ký trước hợp đồng với DN.
“Cũng có một số DN ký hợp đồng với người nông dân đã “bẻ kèo”, xù hợp đồng. Thế nhưng, cũng không thể trách DN, vì trước đó, lúc giá cá tra lên đỉnh điểm, nhiều hộ dân cũng đã phá hợp đồng, bán cho thương lái với giá cao”, DN trên cho biết.
Nuôi cá tra phải... có điều kiện
Câu chuyện liên kết nông dân - DN trong sản xuất cá tra, tiêu thụ cá tra đã được đặt ra từ lâu và chính thức thí điểm vào năm 2005 với sự vào cuộc của Agifish cùng 30 hộ dân. Từ đó đến nay, hàng chục mô hình tương tự đã được thành lập. Hiện diện tích nuôi cá tra của DN chế biến, xuất khẩu cá tra đã lên tới 40% tổng diện tích cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long.  
Đẩy mạnh mô hình liên kết nông dân - DN cũng là mong muốn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và VASEP. Từ năm 2012, hầu hết DN chế biến, xuất khẩu thủy sản chủ động được nguồn nguyên liệu. Khi đó, người nông dân nuôi tự phát, nhỏ lẻ càng đứng trước nguy cơ bị ép giá.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lương Lê Phương cho rằng, cần tiến tới đưa ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra trở thành ngành “có điều kiện”. Theo đó, đối với DN, phải có vùng nguyên liệu, phải có thị trường, sản phẩm đạt chất lượng, được kiểm tra đầy đủ các tiêu chuẩn mới cho xuất khẩu. Với nông dân, phải có hợp đồng mới cho nuôi.
Tuy nhiên, theo các DN, hiện mô hình liên kết nông dân - DN gặp khó khăn lớn nhất là vốn đầu tư khôi phục, cải tiến vùng nuôi, bởi hầu hết các ngân hàng đều ngán ngẩm với nuôi trồng thủy sản.
Theo Báo Đầu tư
Nguồn:
 

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều doanh nghiệp dệt may “đói” đơn hàng

5-10-2011

Năm trước, chỉ trong quý 3 các doanh nghiệp dệt may đã có được đơn hàng sản xuất đến hết quý 4, nhưng năm nay tình hình lại theo chiều hướng khác.

Xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm đạt hơn 2,8 tỷ USD

5-10-2011

Trong tháng 9, cả nước xuất khẩu được 560.000 tấn gạo, trị giá 291,500 triệu USD. Tính đến hết tháng 9, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 5,878 triệu tấn, trị giá 2,816 triệu USD.

49.000 doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng

5-10-2011

49.000 doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể trong 9 tháng năm 2011. Số liệu này vừa được Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh công bố.

Để doanh ngiệp bán lẻ trở thành địa chỉ tin cậy

4-10-2011

Có thể nói, năm 2011 không chỉ là năm bùng nổ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ mà sẽ là năm bùng nổ của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cạnh tranh giữ vững sân nhà đã được dự báo trước.

Những điều cần quan tâm khi xuất hàng sang Hoa Kỳ

4-10-2011

Sản phẩm tiêu dùng xuất sang thị trường Hoa Kỳ đều phải tuân theo "Đạo luật an toàn sản phẩm người tiêu dùng" ban hành năm 2008. Từ 14/8/2011, luật này có thêm quy định mới khắt khe hơn đối với các sản phẩm dành cho trẻ dưới 12 tuổi, áp dụng cho các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ và nhà phân phối các sản phẩm dành cho trẻ em.

Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam hướng về Indonesia

4-10-2011

Indonesia, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tính từ đầu năm đến nay, tiếp tục thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam, đặc biệt sau thông tin Thái Lan ngưng hợp đồng xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Indonesia, bước đầu thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân gây nhiều tranh cãi dự kiến thực hiện trong tuần này.

155 doanh nghiệp không được phép xuất khẩu gạo

3-10-2011

Từ ngày 1-10, Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo bắt đầu có hiệu lực. Hiện tại đã có 107 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Brazil tăng nhanh

3-10-2011

Trong những năm gần đây, Brazil đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hóa Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2011.

Đẩy mạnh XK vào thị trường TQ: Cần tăng độ sâu phân tích thị trường

29-9-2011

Sự vươn lên của nền kinh tế Trung Quốc là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Nói theo cách của cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Trương Đình Tuyển thì: "Ta phải quan tâm hơn đến thị trường này".

An Giang: 9 tháng đầu năm xuất hơn 491.000 tấn gạo

28-9-2011

Các doanh nghiệp trong tỉnh xuất khẩu gạo với giá bình quân 470 USD/ tấn, tăng 53USD/ tấn so cùng kỳ năm trước.

“Doanh nghiệp nhà nước phải được xã hội giám sát!”

28-9-2011

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ông Nguyễn Đình Cung, cho rằng việc công khai thông tin hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước “nhìn thì tưởng đó là việc đơn giản, dễ làm, nhưng nếu thực hiện được, đó sẽ là “cú nhảy vọt” cho sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước”.

DN FDI và câu chuyện lỗ giả, lãi thực

28-9-2011

Báo giới trong nước được một phen “giật mình” khi Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thông báo bên lề một cuộc hội thảo mới đây về chính sách thuế cho DN.