ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp nông thôn chật vật để tồn tại

Ngày đăng: 06 | 10 | 2011

Trong số 49.000 doanh nghiệp giải thể có bao nhiêu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - đến nay chưa có con số thống kê chính thức.

Làng Đa Hội (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) chuyên sản xuất thép thủ công.
Song, thực tế hiện nay là các doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn và các làng nghề đang rất chật vật để tồn tại.
Doanh nghiệp chăn nuôi hoạt động "cầm hơi"
Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn, chăn nuôi VN nói đầy chua xót: "Thị trường thức ăn và chăn nuôi bây giờ gần như đã để cho các DN nước ngoài lấn át hết rồi!?". Nguyên nhân theo ông Lịch, là do các DN trong nước đang ngày một yếu, không thể cạnh tranh, lấn át nổi.
Ông Lịch cho biết, hầu hết các DN chăn nuôi và sản xuất thức ăn hiện nay rất khó vay được vốn phục vụ sản xuất nên đành hoạt động cầm chừng. Các ngân hàngcông bố lãi suất 17-18% nhưng cộng mọi chi phí vào thì lãi suất vay cũng lên tới 20%.
Chưa kể, các DN này thậm chí không vay được do là đối tượng rủi ro cao. Các chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho các DN nông thôn đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Trong khi chi phí đầu vào tăng cao thì giá sản phẩm của DN và nông dân lại giảm. Hiện giá thịt lợn hơi chỉ còn 54.000-55.000 đồng/kg, gà trắng 22.000-24.000 đồng/kg. "Với mức giá này, các DN trong nước chỉ có nước lỗ và giải thể" - ông Lịch nói.
Làng nghề khó khăn chồng chất
Với các làng nghề càng thấy rõ sự khó khăn chồng chất. Ông Nguyễn Thế Vạn - Giám đốc Công ty Toàn Thắng (làng nghề cơ khí tỉnh Bắc Ninh) cho biết, từ đầu năm đến nay, DN chỉ hoạt động cầm chừng, doanh thu chỉ đạt trên 2 tỷ đồng (trong khi năm 2010, tổng doanh thu trên 20 tỷ đồng).
Trong làng nghề của ông Vạn, DN còn sản xuất cũng chỉ đếm được còn vài nơi, còn lại đa số đã ngừng hoạt động, do lợi nhuận của DN không có, chi phí sản xuất thì tăng cao, đặc biệt là lãi suất ngân hàng cao và khó vay.
DN ở làng nghề cán thép Tiến Đạt (Bắc Ninh) do ông Trần Văn Hiền làm Giám đốc cũng vậy, chỉ còn hoạt động cầm chừng để giữ khách và giữ thợ. “Năm nay kinh tế quá khó khăn nên các DN như của tôi đã tiết kiệm mọi chi phí mà vẫn không có lợi nhuận” - ông Hiền nói.
Ông Lưu Duy Dần - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Làng nghề VN nêu thực tế: "Về nông thôn bây giờ khó khăn lắm. Khó làm ăn, khó vay vốn, khó tiêu thụ sản phẩm. Tình hình đã rất nguy". Ông Dần cho biết, hiện cả nước có gần 3.000 làng nghề, trong đó có 30% là làng nghề truyền thống. "Tới 60% DN làng nghề hoạt động cầm chừng" - ông Dần cho hay.
Ông Nguyễn Văn Mai - Giám đốc Công ty Ngọc Động (xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, Hà Nam) chuyên sản xuất thủ công mỹ nghệ, cho rằng: “Sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, đào tạo nhân lực, kỹ thuật sẽ giúp cho các DN làng nghề vượt qua khó khăn lúc này và có thể chủ động vươn ra thị trường”.
Khó khăn lớn nhất của các làng nghề vẫn là vốn. Ông Dần cho biết, có tới 80% các làng nghề, các chủ làng nghề không tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước. Khủng hoảng kinh tế khiến cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề cũng bị thu hẹp, bấp bênh. Làng nghề tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua trung gian càng đẩy chi phí lên cao khiến sản xuất thua lỗ. Nhiều làng nghề, các DN, hộ gia đình đã không phát triển được kinh tế bằng nghề truyền thống cũng vì những khó khăn nêu trên.
Ông Lê Bá Lịch cho rằng, các chính sách của Chính phủ với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã rõ ràng, nên chăng cần có các giải pháp cụ thể từ các bộ, ngành, ngân hàng nhằm giúp DN trong lĩnh vực nông nghiệp duy trì sản xuất.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/60709p1c25/doanh-nghiep-nong-thon-chat-vat-de-ton-tai.htm

NỘI DUNG KHÁC

Mục tiêu xuất 7 triệu tấn gạo sẽ được giữ vững

5-10-2011

Tại cuộc họp báo do Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức ngày 4/10 ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết, dự báo từ nay tới cuối năm giá xuất khẩu ổn định và tăng lên theo hướng có lợi cho người trồng lúa, đồng thời mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo năm 2011 sẽ vẫn được giữ vững.

Thiếu nguyên liệu cá tra xuất khẩu: Hệ lụy do phá hợp đồng

5-10-2011

Đua nhau phá hợp đồng, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đang ngấm đòn vì khủng hoảng thiếu nguyên liệu, còn nông dân ngán ngẩm không muốn nuôi cá. Mô hình nuôi, chế biến đơn lẻ trong ngành cá tra đã bộc lộ những điểm yếu.

Nhiều doanh nghiệp dệt may “đói” đơn hàng

5-10-2011

Năm trước, chỉ trong quý 3 các doanh nghiệp dệt may đã có được đơn hàng sản xuất đến hết quý 4, nhưng năm nay tình hình lại theo chiều hướng khác.

Xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm đạt hơn 2,8 tỷ USD

5-10-2011

Trong tháng 9, cả nước xuất khẩu được 560.000 tấn gạo, trị giá 291,500 triệu USD. Tính đến hết tháng 9, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 5,878 triệu tấn, trị giá 2,816 triệu USD.

49.000 doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng

5-10-2011

49.000 doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể trong 9 tháng năm 2011. Số liệu này vừa được Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh công bố.

Để doanh ngiệp bán lẻ trở thành địa chỉ tin cậy

4-10-2011

Có thể nói, năm 2011 không chỉ là năm bùng nổ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ mà sẽ là năm bùng nổ của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cạnh tranh giữ vững sân nhà đã được dự báo trước.

Những điều cần quan tâm khi xuất hàng sang Hoa Kỳ

4-10-2011

Sản phẩm tiêu dùng xuất sang thị trường Hoa Kỳ đều phải tuân theo "Đạo luật an toàn sản phẩm người tiêu dùng" ban hành năm 2008. Từ 14/8/2011, luật này có thêm quy định mới khắt khe hơn đối với các sản phẩm dành cho trẻ dưới 12 tuổi, áp dụng cho các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ và nhà phân phối các sản phẩm dành cho trẻ em.

Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam hướng về Indonesia

4-10-2011

Indonesia, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tính từ đầu năm đến nay, tiếp tục thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam, đặc biệt sau thông tin Thái Lan ngưng hợp đồng xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Indonesia, bước đầu thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân gây nhiều tranh cãi dự kiến thực hiện trong tuần này.

155 doanh nghiệp không được phép xuất khẩu gạo

3-10-2011

Từ ngày 1-10, Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo bắt đầu có hiệu lực. Hiện tại đã có 107 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Brazil tăng nhanh

3-10-2011

Trong những năm gần đây, Brazil đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hóa Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2011.

Đẩy mạnh XK vào thị trường TQ: Cần tăng độ sâu phân tích thị trường

29-9-2011

Sự vươn lên của nền kinh tế Trung Quốc là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Nói theo cách của cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Trương Đình Tuyển thì: "Ta phải quan tâm hơn đến thị trường này".

An Giang: 9 tháng đầu năm xuất hơn 491.000 tấn gạo

28-9-2011

Các doanh nghiệp trong tỉnh xuất khẩu gạo với giá bình quân 470 USD/ tấn, tăng 53USD/ tấn so cùng kỳ năm trước.