ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Bao nhiêu doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo là vừa?

Ngày đăng: 19 | 10 | 2011

Tuy không thể đưa ra câu trả lời cụ thể về số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia vào xuất khẩu gạo sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng vấn đề không phải là con số bao nhiêu.

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 5,9 triệu tấn gạo, trị giá trên 2,8 tỷ USD.
Theo các quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ- CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, hiện đã có 129 doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Một số doanh nghiệp khác vẫn tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp phép. 
Trước tình hình doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu gạo tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng việc cấp phép nên dừng lại, nếu không các doanh nghiệp sẽ  phải cạnh tranh để xuất khẩu sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) cho rằng: tinh thần của Nghị định 109 là muốn kiện toàn lại các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Theo đó, doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về tiềm lực tài chính, kho chứa, cơ sở xay xát. 
Các quy định này nhằm hạn chế tình trạng trước đây một số doanh nghiệp chỉ tham gia gián tiếp vào xuất khẩu gạo như thu gom, đánh bóng gạo gặp lúc thị trường thuận lợi cũng trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng xuất khẩu. Dẫn tới tình trạng tranh giành khách, hợp đồng xuất khẩu gạo ký ở mức giá thấp, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Ông Tiến phân tích tiếp, khi đã có quy định, mà cơ quan chức năng lại ấn định về số lượng doanh nghiệp tham gia thì có vẻ không “sòng phẳng” lắm. Nếu doanh nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu theo quy định họ phải được cấp giấy phép.
Trong kinh doanh, bao giờ doanh nghiệp chẳng muốn quanh mình tồn tại ít đối thủ. Nhưng xét ở góc độ thị trường, khi có nhiều nhà xuất khẩu, người sản xuất sẽ có nhiều cơ hội bán được sản phẩm với giá cạnh tranh.
Ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam, cũng đồng tình rằng rất khó tính toán số doanh nghiệp tham gia bao nhiêu là hiệu quả nhất, dù mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo. 
Vì vậy, theo ông Diệu vấn đề đáng quan tâm ở đây chính là những doanh nghiệp được cấp phép có thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 109 hay không. Do đó, các bộ ngành rất cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu tại Nghị định. Ngoài ra, còn phải tái kiểm tra định kỳ để tránh tình trạng doanh nghiệp chỉ “chạy vạy” để đáp ứng đủ các yêu cầu sau đó lại thôi.
TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại thì nhận định Nghị định 109 ra đời chắc chắn sẽ làm cho số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo từ 262 đơn vị giảm đi đáng kể. Nhưng số lượng doanh nghiệp tiếp tục tham gia xuất khẩu cũng không phải là điều quan trọng. 
Theo ông để thúc đẩy việc xuất khẩu gạo ngày càng hiệu quả hơn thì vai trò của VFA cần phải  tăng cường hơn nữa trong công tác điều hành. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nếu vi phạm các quy định đã được đưa ra cần phải có chế tài đủ mạnh để các doanh nghiệp khác không dám làm theo, có như thế mới xây dựng được công đồng kinh doanh gắn bó chặt chẽ không chỉ vì lợi ích của chính doanh nghiệp mà còn vì lợi ích chung của quốc gia.
Tính đến tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu được 5,9 triệu tấn gạo, trị giá trên 2,8 tỷ USD. Theo ước tính của VFA cả năm 2011, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, thu về trên 3 tỷ USD.
Hiện nay thị trường đang được đánh giá là có lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong 9 tháng qua, giá gạo xuất khẩu bình quân (giá FOB) đạt trên 520 USD/tấn, tăng khoảng 133 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Mới đây, Phó thủ tướng Thái Lan Kittiratt Na-Ranong còn tuyên bố quốc gia này sẵn sàng từ bỏ vị trí số 1 về xuất khẩu gạo trên thế giới để nâng giá và tăng lợi tức cho nông dân. Và Việt Nam đang được xem như là ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu này. 
Theo VnEconomy

Nguồn:http://vneconomy.vn/2011101412198825P0C19/bao-nhieu-doanh-nghiep-tham-gia-xuat-khau-gao-la-vua.htm

NỘI DUNG KHÁC

Vốn cho doanh nghiệp: Cần sự vào cuộc đồng bộ

19-10-2011

Trong năm 2011, Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát, trong đó cùng với cắt giảm đầu tư công, chỉ tiêu tăng tín dụng năm 2011 giảm còn dưới 20%. Giảm tăng trưởng tín dụng, đồng nghĩa với việc vốn đến tay doanh nghiệp ít đi. Giải pháp nào để giải quyết vấn đề về vốn, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xuất khẩu gạo năm 2011: Nhiều tín hiệu khả quan

19-10-2011

Trong những năm qua xuất khẩu gạo Việt Nam luôn thắng lớn, điển hình là trong 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên tiếp về số lượng và trị giá. Năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục mới là 7,5 triệu tấn- mức cao nhất trong vòng 20 năm qua.

DN nuôi trồng thủy sản: Xin bỏ vốn đầu tư cho thủy lợi

7-10-2011

Xuất khẩu thủy sản năm nay ước đạt 6 tỷ USD, nhưng người dân và doanh nghiệp đang lao đao vì thiệt hại do dịch bệnh, mà nguyên nhân chính là do thủy lợi cho thủy sản hầu như không có.

Khẩn trương giúp người trồng sắn ở miền trung tiêu thụ sản phẩm ứ đọng

7-10-2011

Do ảnh hưởng của hai cơn bão số 5 và 6, hàng chục nghìn ha sắn (mì) bị ngập, hư hại ở các tỉnh miền trung. Nông dân buộc phải thu hoạch sắn "chạy lũ" khiến sản lượng tăng đột biến, gây tình trạng ứ đọng sắn rất lớn.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn: Phải định lượng cụ thể

7-10-2011

Đó là kiến nghị của ông Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi trả lời phỏng vấn phóng viên NNNT xung quanh việc làm thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và mây tre đan vào thị trường Nhật Bản

7-10-2011

Ngày 6/10, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối họp với Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư&Du lịch ASEAN-Nhật Bản (AJC), tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và mây tre đan vào thị trường Nhật Bản” .

“Việt Nam vẫn chưa có chiến lược với xuất khẩu gạo”

6-10-2011

Bắt đầu từ ngày 7/10, Chính phủ Thái lan sẽ áp dụng mức giá mới khi thu mua lúa gạo cho nông dân. Mức giá này sẽ cao hơn so với hiện hành khoảng 47%. Cụ thể, lúa thường được thu mua với mức giá 15.000 Baht/tấn (tương đương 498 USD/tấn); lúa thơm với giá 20.000 Baht/tấn (664 USD/tấn).

Doanh nghiệp nông thôn chật vật để tồn tại

6-10-2011

Trong số 49.000 doanh nghiệp giải thể có bao nhiêu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - đến nay chưa có con số thống kê chính thức.

Mục tiêu xuất 7 triệu tấn gạo sẽ được giữ vững

5-10-2011

Tại cuộc họp báo do Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức ngày 4/10 ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết, dự báo từ nay tới cuối năm giá xuất khẩu ổn định và tăng lên theo hướng có lợi cho người trồng lúa, đồng thời mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo năm 2011 sẽ vẫn được giữ vững.

Thiếu nguyên liệu cá tra xuất khẩu: Hệ lụy do phá hợp đồng

5-10-2011

Đua nhau phá hợp đồng, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đang ngấm đòn vì khủng hoảng thiếu nguyên liệu, còn nông dân ngán ngẩm không muốn nuôi cá. Mô hình nuôi, chế biến đơn lẻ trong ngành cá tra đã bộc lộ những điểm yếu.

Nhiều doanh nghiệp dệt may “đói” đơn hàng

5-10-2011

Năm trước, chỉ trong quý 3 các doanh nghiệp dệt may đã có được đơn hàng sản xuất đến hết quý 4, nhưng năm nay tình hình lại theo chiều hướng khác.

Xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm đạt hơn 2,8 tỷ USD

5-10-2011

Trong tháng 9, cả nước xuất khẩu được 560.000 tấn gạo, trị giá 291,500 triệu USD. Tính đến hết tháng 9, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 5,878 triệu tấn, trị giá 2,816 triệu USD.