ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nhiều nhà máy đường hạ giá bán

Ngày đăng: 08 | 02 | 2012

Thời điểm này, nhiều nhà máy đường tiếp tục giảm giá xuất xưởng thêm 1.000 đồng/kg so với tháng trước đó, để kích thích việc tiêu thụ.

Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến trung tuần tháng 1/2012, toàn bộ 38 nhà máy đường của cả nước đã đi vào sản xuất. Lượng đường đã ép được từ đầu vụ đến nay đạt 461.100 tấn, tăng 48.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Về lượng đường tồn kho của các nhà máy tính đến 15/1, hiện ở mức là 151.000 tấn. So với cùng kỳ năm trước, lượng tồn cao hơn khoảng 5.600 tấn.
Tại các tỉnh phía Nam, mía nguyên liệu đang được thu mua ở mức 1 - 1,2 triệu đồng/tấn.
 
Trước tình hình trên, giá đường trắng loại 1 đã có thuế VAT tại kho các nhà máy đang được bán ra từ 16.300 - 17.700 đồng/kg, giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với giá bán của tháng trước đó.
Ông Hà Hữu Phái, nguyên Tổng thư ký của Hiệp hội  Mía đường Việt Nam cho hay, đối với các nhà máy mía đường ở các tỉnh phía Bắc, bán sản phẩm ở mức trên 16.000 đồng/kg còn có lãi. Nhưng các doanh nghiệp ở phía Nam, nếu bán ở mức giá này sẽ gặp không ít khó khăn, do tại các tỉnh phía Bắc giá mía nguyên liệu được thu mua phổ biến từ 900.000 - 1 triệu đồng/tấn. Trong khi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giá mía nguyên liệu thường ở mức 1 - 1,2 triệu đồng/tấn. Không những thế, lượng đường trong mía cây tại miền Bắc cũng cao hơn so với các tỉnh miền Nam. 
Mặc dù vậy, nhiều nhà máy vẫn phải bán ở mức giá này để có tiền quay vòng sản xuất, trả tiền mua mía nguyên liệu cho bà con nông dân. “Thiếu vốn phục vụ sản xuất luôn là vấn đề các doanh nghiệp trong ngành mía đường phải đối mặt”, ông Phái chia sẻ.
Thêm vào đó, niên vụ 2011 - 2012, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn ngành sẽ sản xuất được khoảng 1,4 triệu tấn đường thành phẩm, tăng khoảng 250.000 tấn so với niên vụ trước. 
Trong khi năm 2012, do ảnh hưởng của những khó khăn chung của nền kinh tế nên lượng đường tiêu thụ trong nước có thể chỉ đạt 1,3 triệu tấn. Lượng đường tồn kho chuyển từ năm trước sang khoảng 100.000 tấn. Cộng thêm lượng đường nhập khẩu tối thiểu theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO ở mức 70.000 tấn. Đó là chưa kể tới lượng đường không nhỏ hàng năm vẫn được thẩm lậu vào nước ta qua tuyến biên giới Tây Nam. Như vậy, theo ước tính của Hiệp hội Mía đường, năm nay, Việt Nam sẽ dư thừa khoảng trên 200.000 tấn đường.
Do đó, vị đại diện Hiệp hội Mía đường kiến nghị Bộ Công Thương cần có cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được xuất khẩu đường, để giữ giá trong nước không giảm xuống quá thấp. 
Theo phân tích của ông Phái, nếu giá đường trong nước giảm xuống mức thấp sẽ không đảm bảo lợi nhuận của người trồng mía. Người dân có thể sẽ chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác. Hậu quả kéo theo là các nhà máy mía đường sẽ thiếu nguyên liệu sản xuất khi bước vào niên vụ tới.
Song điều đáng nói là, mặc dù các nhà máy sản xuất đã liên tục giảm giá bán tại kho, nhưng theo khảo sát của phóng viên VnEconomy, tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn thủ đô, giá đường vẫn đang được bán ở mức 22.000 - 23.000 đồng/kg, tức không hề giảm so với hồi đầu vụ.
Theo VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gạo tháng 1 chỉ đạt trên 279.000 tấn

6-2-2012

Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 1/2012, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 279.266 tấn, trị giá 153,650 triệu USD. Con số này chỉ bằng 50% cùng kỳ năm trước với lượng gạo xuất khẩu 541.000 tấn, thu về 282,08 triệu USD.

Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình: Chất lượng sản phẩm là hàng đầu

2-2-2012

Trong những năm qua, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) là một doanh nghiệp luôn “xông xáo” đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chọn tạo các giống lúa chất lượng cao cho miền Bắc. Đồng thời, TSC cũng thực hiện việc nhập khẩu, chuyển giao nhiều giống lúa lai “siêu” năng suất.

Từ 2012 Việt Nam có thể xuất khẩu phân đạm urê

2-2-2012

Từ một nước luôn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn phân đạm urê nhập khẩu, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã có thể tự chủ hoàn toàn được loại phân bón quan trọng này.

Xuất khẩu năm 2011: Nhiều kết quả khả quan

2-2-2012

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 41,8 tỷ USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 54,5 tỷ USD, tăng 39,3%.

Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng quyết liệt

2-2-2012

Thị trường gạo xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2011 cực kỳ khó khăn, giá gạo trong nước và quốc tế giảm nhanh, sự cạnh tranh trên thị trường này ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

XK 2012: Tận dụng mọi cơ hội

12-1-2012

Nhiều mỹ từ đã được Tổng cục Thống kê dùng để nói về thành tích xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2011: điểm sáng của bức tranh kinh tế; năm thành công nhất trong hoạt động xuất - nhập khẩu 10 năm qua... Không sai khi đánh giá như vậy, song đằng sau thành tích ấy, vẫn còn đó những nỗi lo.

XK gạo đầu năm 2012: Bí lối ra gạo cấp thấp!

11-1-2012

Những thông tin mới nhất từ thực tế xuống giống vụ đông xuân và tình hình thị trường XK gạo đầu năm nay đã cho thấy lúa gạo phẩm cấp thấp sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tiêu thụ.

Chăn nuôi nông hộ: Lối đi nào?

11-1-2012

Theo nhiều chuyên gia, việc tái cơ cấu phương thức chăn nuôi, trong đó phát triển đa dạng loại hình chăn nuôi trang trại sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành chăn nuôi VN.

Xây dựng nền nông nghiệp mới: Nông dân phải là chủ thể

4-1-2012

Một nền nông nghiệp mới phải phù hợp những đòi hỏi và thách thức của thời đại cả về kinh tế, xã hội và môi trường, có những sứ mệnh phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Giải pháp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt qua khó khăn

17-11-2011

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu gặp phải không ít khó khăn, thách thức, tìm giải pháp giúp đỡ các doanh nghiệp là vấn đề được đặt ra..

Đổi mới lâm trường quốc doanh: Bình mới rượu cũ

17-11-2011

Sau 6 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, đến nay, các công ty lâm nghiệp trên toàn quốc đã hoàn tất việc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, phần lớn các công ty mới chỉ thực hiện được việc đổi tên, còn hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

DN giống gia cầm: "Đục nước, béo cò"

3-11-2011

Trong khi người chăn nuôi gia cầm mấy tháng nay lỗ chổng vó vì giá thịt rẻ như bèo thì giá giống hiện vẫn cao ngất ngưởng. Có ông chủ trang trại bức xúc “tố” rằng, DN làm giống đang bắt chẹt người chăn nuôi.