ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Muối công nghiệp: Bộ nói đủ, doanh nghiệp kêu thiếu

Ngày đăng: 09 | 02 | 2012

Hôm qua (8.2), Bộ NNPTNT đã công bố dự báo sản lượng muối công nghiệp sản xuất trong nước năm 2012 ước đạt khoảng 280.000 tấn, dư gần 70.000 tấn.

Sản lượng muối năm 2012 dự báo sẽ dư thừa.
Bộ nói đủ muối
Đến cuối năm 2011, diện tích muối cả nước đạt hơn 146.000ha, trong đó diện tích muối công nghiệp đạt gần 3.000ha với sản lượng đạt 817.000 tấn, bằng 69% cùng kỳ năm 2010.
Theo dự báo của Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), năm 2012, nếu thời tiết diễn biến bình thường, sản lượng muối có thể đạt 1 triệu tấn (tăng tương đương 183.000 tấn so với năm 2011), trong đó muối công nghiệp đạt khoảng 280.000 - 300.000 tấn.
Như vậy, với lượng muối tồn năm 2011 là 170.000 tấn, cộng với sản lượng trong nước, dự trữ gối vụ và nhập khẩu, nguồn cung muối cả nước sẽ đạt khoảng 1,52 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ muối năm nay được dự báo là 1,45 triệu tấn. Do đó, dự báo cả nước sẽ dư thừa tới 70.000 tấn muối các loại.
Một vấn đề nổi cộm của ngành muối hiện nay, đó là muối công nghiệp. Báo cáo của các đơn vị sản xuất cho biết, sản lượng năm nay sẽ đạt khoảng 280.000 tấn, song nhu cầu của các doanh nghiệp tiêu thụ chỉ khoảng 222.000 tấn.
Ông An Văn Khanh- Phó Cục trưởng Cục Chế biến đánh giá: "Trong năm qua, các đơn vị sản xuất muối đã tăng cường đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng muối và giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết như sử dụng bạt che mưa để thực hiện muối kết tinh dài ngày, đầu tư dây chuyền rửa muối cho công nghiệp. Cho nên, chúng ta hoàn toàn không đáng lo ngại việc thiếu muối công nghiệp".
Doanh nghiệp kêu thiếu
Ngay sau lập luận của ông Khanh, bà Phan Thị Diệu Hà- Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) lại đặt câu hỏi: "Vì sao sản lượng muối trong nước đảm bảo nhu cầu, mà các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, y tế vẫn xin hạn ngạch nhập khẩu muối? Thậm chí, nếu không cấp hạn ngạch, DN có thể nhập ngoài hạn ngạch, thuế suất lên đến 60%, cao gấp đôi so với thuế trong hạn ngạch. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu muối công nghiệp".
Được bà Hà "chia lửa", ông Đào Quang Tuyến- Giám đốc Công ty Hóa chất Việt Trì đã bày tỏ thái độ: "Hồi năm 2011, chúng tôi đã rất nhiều lần chào thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc mời các nhà sản xuất trong nước cung ứng muối công nghiệp cho công ty, nhưng không có hồi âm. Do vậy, tôi khẳng định, trong nước chưa có cơ sở sản xuất nào đủ sức cung ứng số lượng lớn muối công nghiệp". Ngoài ra, cũng theo ông Tuyến, chất lượng muối sản xuất trong nước hiện nay không đủ tiêu chuẩn, nên các doanh nghiệp hóa chất vẫn buộc phải nhập khẩu muối công nghiệp để có hiệu quả kinh tế hơn.
Tại cuộc họp bàn về sản xuất, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết: "Tôi luôn đề nghị các DN tiêu thụ ưu tiên sử dụng muối sản xuất trong nước, nhưng với bối cảnh hiện tại vẫn đang tồn tại nghịch lý thừa và thiếu muối công nghiệp".
Theo bà Phan Thị Diệu Hà, trong 5-10 năm tới, nhu cầu muối công nghiệp trong nước rất lớn. Thời gian tới đây, khi nhà máy sản xuất sô đa ở Quảng Ngãi đi vào hoạt động, lượng muối công nghiệp tiêu thụ còn lớn hơn gấp nhiều lần so với hiện nay. Vì thế, nếu chúng ta cứ không cấp hạn ngạch nhập khẩu muối, sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.
Cũng theo ông Tần, trước mắt, cần định hướng lại cơ cấu phát triển ngành muối công nghiệp. Theo đó, miền Trung có thể làm trung tâm sản xuất sản phẩm này, còn miền Bắc và các tỉnh phía Nam thì sản xuất muối ăn. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng muối công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/75842p1c25/muoi-cong-nghiep-bo-noi-du-doanh-nghiep-keu-thieu.htm

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang vượt Thái Lan

9-2-2012

Nhật báo Dân tộc vừa đưa tin xuất khẩu gạo của Thái Lan trong tháng 1/2012 đã giảm mạnh 57,96% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn gần 387.750 tấn. Đây là mức thấp nhất trong khoảng 10 năm nay.

Lời giải cho thách thức kinh tế toàn cầu

9-2-2012

Cách đây vài năm, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới họp thường niên tại Davos, một sáng kiến quan trọng được đưa ra lấy tên là “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” với sự tham gia của nhiều tập đoàn đa quốc gia và nhiều tổ chức phát triển của thế giới. Mục tiêu của sáng kiến này có thể tóm tắt là: trong 10 năm, cố gắng tăng sản lượng nông nghiệp lên 20% trong khi giảm 20% tỷ lệ đói nghèo và giảm 20% mức phát thải các- bon.

XK thủy sản nguy cơ mất thị trường lớn

8-2-2012

Việc liên tục nhận được những cảnh báo từ các nước nhập khẩu về lượng thuốc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, đang đặt Việt Nam trước nguy cơ bị mất đi nhiều thị trường lớn trên thế giới, đặc biệt là Mĩ, Nhật và EU…

Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn: Thủ tục còn rườm

8-2-2012

Được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, một số doanh nghiệp, trang trại trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã vượt qua khó khăn trong bối cảnh tín dụng khó khăn.

Thái Lan muốn hợp tác với Việt Nam để giữ giá lúa gạo ở mức cao

8-2-2012

Một phái đoàn Thái Lan đến thăm Việt Nam vào tháng tới, để tìm kiếm sự hợp tác gần gũi hơn nữa giữa hai chính phủ trong thương mại thóc gạo.

Nhiều nhà máy đường hạ giá bán

8-2-2012

Thời điểm này, nhiều nhà máy đường tiếp tục giảm giá xuất xưởng thêm 1.000 đồng/kg so với tháng trước đó, để kích thích việc tiêu thụ.

Xuất khẩu gạo tháng 1 chỉ đạt trên 279.000 tấn

6-2-2012

Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 1/2012, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 279.266 tấn, trị giá 153,650 triệu USD. Con số này chỉ bằng 50% cùng kỳ năm trước với lượng gạo xuất khẩu 541.000 tấn, thu về 282,08 triệu USD.

Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình: Chất lượng sản phẩm là hàng đầu

2-2-2012

Trong những năm qua, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) là một doanh nghiệp luôn “xông xáo” đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chọn tạo các giống lúa chất lượng cao cho miền Bắc. Đồng thời, TSC cũng thực hiện việc nhập khẩu, chuyển giao nhiều giống lúa lai “siêu” năng suất.

Từ 2012 Việt Nam có thể xuất khẩu phân đạm urê

2-2-2012

Từ một nước luôn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn phân đạm urê nhập khẩu, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã có thể tự chủ hoàn toàn được loại phân bón quan trọng này.

Xuất khẩu năm 2011: Nhiều kết quả khả quan

2-2-2012

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 41,8 tỷ USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 54,5 tỷ USD, tăng 39,3%.

Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng quyết liệt

2-2-2012

Thị trường gạo xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2011 cực kỳ khó khăn, giá gạo trong nước và quốc tế giảm nhanh, sự cạnh tranh trên thị trường này ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

XK 2012: Tận dụng mọi cơ hội

12-1-2012

Nhiều mỹ từ đã được Tổng cục Thống kê dùng để nói về thành tích xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2011: điểm sáng của bức tranh kinh tế; năm thành công nhất trong hoạt động xuất - nhập khẩu 10 năm qua... Không sai khi đánh giá như vậy, song đằng sau thành tích ấy, vẫn còn đó những nỗi lo.