ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Hạn chế thủy sản nhiễm kháng sinh: DN nên gắn kết chặt với nông dân

Ngày đăng: 15 | 03 | 2012

Trước tình trạng nhiều lô hàng thủy sản nước ta bị phía nhập khẩu cảnh báo, trả lại do tồn dư kháng sinh, không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Bộ NNPTNT thông báo sẽ kiểm soát chặt chẽ các lô hàng trước khi xuất khẩu.

Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cho biết: Thời gian qua, các lô hàng thủy sản xuất khẩu của VN có tồn dư hóa chất kháng sinh vi phạm quy định của nước nhập khẩu chủ yếu và bị trả về có nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan.
Gần đây, nhiều lô hàng thủy sản của VN bị nước ngoài trả lại vì nhiễm kháng sinh.
 
Cụ thể, hiện Ủy ban Luật Thực phẩm quốc tế (CODEX) chưa ban hành đầy đủ các quy định về hóa chất, kháng sinh cấm; hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng nhưng phải đảm bảo mức tồn dư tối đa cho phép. Do vậy, các quốc gia đang có những quy định rất khác nhau. Mặt khác, việc khai thác, nuôi trồng thủy sản ở nước ta vẫn là quy mô nhỏ, manh mún, thiếu liên kết giữa các hộ nhỏ lẻ với nhau, thiếu sự gắn kết với đại lý thu gom, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu...
Thời gian qua, tình trạng vi phạm tồn dư kháng sinh trong các lô hàng thủy sản ngày càng xuất hiện nhiều. Ở đây, liệu có yếu tố doanh nghiệp cố tình vi phạm không, thưa ông?
- Đúng là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa thực sự gắn kết, đồng hành, hỗ trợ ngư dân, nông dân nuôi trồng thuỷ sản, đại lý nguyên liệu trong việc không lạm dụng hóa chất kháng sinh vì chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình là không những phải đảm bảo ATTP trong nhà máy của mình, mà còn có trách nhiệm trong thu mua nguyên liệu thủy sản an toàn để chế biến thực phẩm.
Trong khi đó, lực lượng quản lý thủy sản, thú y, khuyến ngư còn mỏng và chưa tập trung đúng mức vào việc hướng dẫn, vận động ngư dân, nông dân nuôi trồng thuỷ sản trong việc không lạm dụng hóa chất kháng sinh bằng cách áp dụng giải pháp thay thế như sử dụng chế phẩm sinh học hoặc cải tiến quy trình nuôi, đảm bảo thời gian cách ly khi phải dùng thuốc...
Để các mặt hàng tôm của nước ta không bị nhiễm kháng sinh và mất ATTP, các cơ sở, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến sản xuất, xuất khẩu của VN cần làm những gì?
- Đối với các cơ sở khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, đại lý thu gom nguyên liệu phải tuyệt đối không lạm dụng chất cấm để phòng, trị bệnh trong nuôi thủy sản, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong diệt tạp, xử lý ao nuôi. Không sử dụng thuốc chứa hóa chất kháng sinh để phòng bệnh và trị bệnh do virus; trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc trị bệnh, phải sử dụng thuốc có số lưu hành và đảm bảo thời gian cách ly do nhà sản xuất hoặc cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý chất lượng khuyến cáo. Đặc biệt, không được sử dụng chất cấm như chloramphenicol, urea... để bảo quản thủy sản khai thác.
Để các mặt hàng nông sản của VN giữ vững được thị trường truyền thống và phát triển thêm các thị trường mới, cần có những chính sách gì?
- VN là một trong những nước dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Khi thủy sản của chúng ta sang một số thị trường khó tính với sản lượng và giá trị lớn và ngày càng tăng, chắc chắn các thị trường này ngày càng kiểm soát chặt chẽ. Để giữ vững được thị trường truyền thống và phát triển thêm các thị trường mới, theo tôi, các cơ quan thẩm quyền nhà nước chủ động đàm phán với các đối tác thương mại nước nhập khẩu yêu cầu họ sửa đổi các quy định chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thiếu cơ sở khoa học. Kết hợp hiệu quả hơn đàm phán tiếp cận thị trường trong xuất khẩu với nhập khẩu nông, lâm, thủy sản.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong KD cà phê: Liên kết

13-3-2012

Với sản lượng thu mua lên tới 54% khối lượng càphê, các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đang dần chiếm lĩnh thị phần nguyên liệu càphê của Việt Nam. Không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, lợi nhuận kinh doanh của ngành còn rơi vào túi các nhà kinh doanh ngoại. Nhiều chuyên gia cho rằng, để không bị lép vế trên sân nhà, doanh nghiệp nội phải tổ chức lại sản xuất và liên kết chặt chẽ với nông dân.

Vì sao doanh nghiệp cà phê lép vế ngay sân nhà?

12-3-2012

Tại hội thảo chuyên đề “Ngành cà phê: cơ hội nào cho các nhà đầu tư” vừa mới diễn ra, ông Đoàn Triệu Nhạn, cố vấn cao cấp của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, năm nay cả nước có 570,9 nghìn ha cà phê, trong đó 533,8 nghìn ha cho thu hoạch.

Doanh nghiệp tìm cơ hội tại hội chợ Thủy sản Quốc tế Boston

12-3-2012

Tại thành phố Boston, Bang Massachussetts đang diễn ra Hội chợ Thủy sản Quốc tế, 26 doanh nghiệp của Việt Nam đã tham dự hội chợ này.

Nhiều doanh nghiệp điều có nguy cơ đóng cửa

12-3-2012

Thông tin này được Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đưa ra trong buổi làm việc mới đây với các ngân hàng tại TP HCM.

Kiến nghị hỗ trợ 100% lãi suất cho doanh nghiệp tạm trữ lúa gạo

12-3-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ lúa gạo.

Bỉ muốn hợp tác nhập nông sản Việt

12-3-2012

Ngày 11.3, Thái tử Bỉ Philippe cùng Công nương Mathilde và 3 vị Bộ trưởng khu vực dẫn đầu phái đoàn gồm 120 công ty, 300 doanh nhân và 210 quan chức cấp cao đã đến Hà Nội.

Xuất khẩu nông sản 2012: Nhiều thách thức

9-3-2012

Giá nông sản xuất khẩu giảm, sự cạnh tranh của các nước mới nổi, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn... là những rào cản khiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2012.

Doanh nghiệp dồn dập về làng

9-3-2012

Chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho nông dân, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giảm áp lực cho đô thị là những kết quả bước đầu của mô hình “Đưa doanh nghiệp về các khu vực nông thôn” ở Nam Định.

Đừng quá nôn nóng xuất khẩu gạo

9-3-2012

Đầu ra gặp khó, giá gạo XK của Việt Nam đã liên tục giảm xuống trong mấy tháng qua. Tuy nhiên nếu các DN còn tiếp tục giảm giá XK gạo xuống thấp thêm nữa, sẽ rất nguy hiểm.

XK hàng thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản: Cần chú trọng khâu thiết kế!

28-2-2012

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất - kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam đã tốn không ít công sức nhưng vẫn chưa thể đặt chân vào thị trường Nhật Bản khó tính. Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường này đã bão hòa, nhưng nếu các DN có chiến lược tiếp cận phù hợp thì chắc chắn sẽ ký được nhiều hợp đồng lớn.

DN nông nghiệp nông thôn cần được tạo điều kiện hơn nữa

28-2-2012

Sau 4 năm triển khai, Dự án Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực nông nghiệp – giai đoạn 2 và 3 do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã xây dựng được kênh thông tin hai chiều giữa cộng đồng DN nông nghiệp nông thôn và các nhà hoạch định chính sách. Đây được coi là nền tảng cho mô hình kết nối hiệu quả giữa những người thụ hưởng chính sách và các nhà hoạch định ở tất cả các ngành và lĩnh vực khác.

Xuất khẩu gạo đang giảm mạnh

28-2-2012

Bộ NN&PTNT vừa dự báo, năm nay lượng gạo dư thừa sau cân đối cung cầu khoảng 7,3 triệu tấn; đồng thời đề nghị Bộ Công Thương phối hợp điều hành xuất khẩu gạo, trong bối cảnh xuất khẩu mặt hàng này đang sụt giảm mạnh.