ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Một số lưu ý khi đưa hàng vào Hoa Kỳ

Ngày đăng: 04 | 05 | 2012

Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2012 đã đặt ra yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, song nếu nhìn ở góc độ tích cực, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hóa để chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu bền vững.

Cá tra philê, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN vào Hoa Kỳ.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), từ khi Việt Nam-Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường này đạt 16,9 tỉ USD, tăng 18,9% so với năm 2010, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và đến thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất - nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Mỹ với tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2012 đạt gần 3,3 tỉ USD.
Tuy nhiên, theo ông David Lennaez, từng là chuyên gia kỹ thuật của FDA, nếu tận dụng triệt để các lợi thế của mình, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ thành công hơn nữa, bởi đến nay nhiều DN vẫn chưa hiểu biết cặn kẽ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ. Đặc biệt, Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA đã tạo ra những thay đổi quan trọng đối với hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm trong hơn 70 năm qua.
Theo đó, từ năm 2012, cứ 2 năm một lần, mỗi cơ sở thực phẩm phải đăng ký lại với FDA và phải thực hiện trong quý IV năm chẵn. Cơ sở đặt bên ngoài Hoa Kỳ sẽ tiếp tục được yêu cầu phải chỉ định một đại diện tại nước này để FDA liên lạc theo Luật Chống khủng bố sinh học năm 2002. “Các DN Việt Nam phải thông báo bằng văn bản về tên hàng, số lượng và các văn bản liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm… tới FDA trước khi lô hàng cập cảng để hạn chế thấp nhất rủi ro phát sinh. Bởi nếu phát hiện sai phạm, FDA có thể đình chỉ đăng ký một cơ sở sản xuất thực phẩm, cho tới khi họ xác định nguyên nhân đã được sửa chữa và không gây hại cho sức khỏe về sau. Không những thế, nếu lô hàng bị nghi ngờ sản phẩm lẫn tạp chất hoặc ghi sai nhãn còn bị lưu giữ tại biên giới trong 30 ngày”, ông David Lennarz khuyến cáo.
Đại diện Công ty cổ phần Vina Commodities, bà Ôn Bích Lệ cho biết, thực tế là việc áp dụng Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA cũng không làm DN tăng nhiều chi phí, bởi khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào khác, đơn vị vẫn phải thực hiện đầy đủ các loại chứng từ về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Chỉ có điều phức tạp hơn là, Hoa Kỳ yêu cầu DN phải gửi trước bộ chứng từ để họ kiểm tra có khớp với quy định hay không, sau đó hàng hóa mới được vào thị trường này. Điều này khiến việc thông quan chậm hơn một chút, chứ chi phí không gia tăng thêm bao nhiêu”, bà Lệ khẳng định.
Đại diện Công ty TNHH chè Á Châu, ông Lê Phương cho biết, việc nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa khi vào Hoa Kỳ chưa hẳn là hàng rào kỹ thuật hạn chế thương mại, bởi dù công nghệ sản xuất của DN Việt Nam không bằng một số nước phát triển, nhưng nếu muốn xuất hàng sang Hoa Kỳ, DN phải vươn lên bằng cách áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của họ, nếu không thì phải chịu thiệt.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/5/33949.html

NỘI DUNG KHÁC

XK cá tra sang châu Âu gặp khó

3-5-2012

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không nên vội vàng ký hợp đồng với giá thấp

3-5-2012

Đó là khuyến cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sau khi đưa ra nhận định giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

VFA: Không nên vội ký hợp đồng xuất khẩu gạo

25-4-2012

Lượng hợp đồng xuất khẩu gạo tăng dồn dập trong tháng 3 đã đánh dấu đây là tháng có hợp đồng ký nhiều nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng các doanh nghiệp không nên vội vã ký tiếp để hạn chế rủi ro khi giá gạo có xu hướng tăng.

Doanh nghiệp cà phê vỡ nợ hàng loạt

25-4-2012

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2012 đến nay có hơn 100 doanh nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên đã và đang vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng. Thiệt hại vẫn thuộc về người dân, bởi hầu hết khi ký gửi cà phê, cho vay tiền mặt họ chỉ có giấy nợ viết tay.

Gỡ khó cho cá tra xuất khẩu

24-4-2012

Giá cá tra nguyên liệu liên tục biến động theo chiều giảm, hiện đứng ở mức từ 23.000 - 25.000 đồng/kg. Đây là mức thấp nhất trong nhiều tháng qua và với mức giá trên, người nuôi cá cầm chắc lỗ. Thế nhưng, nghịch lý khác là các khoản chi phí đầu vào tăng và tăng liên tục. Đây chính là thách thức lớn, nếu không nhanh chóng tìm biện pháp tháo gỡ, chắc chắn nghề nuôi và chế biến cá tra ở khu vực ĐBSCL nói chung, An Giang nói riêng sẽ còn gặp khó...

Các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được 1,08 triệu tấn gạo

24-4-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, tính đến ngày 16/4, các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được 1,08 triệu tấn gạo, đạt 108% so với kế hoạch Chính phủ giao.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp - lời giải cho phát triển bền vững

23-4-2012

Hơn 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhất là vào năm 2011 xuất khẩu nông sản đạt 25 tỷ USD, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện.

"Bão" vỡ nợ cà phê ở Tây Nguyên: Phải trị bệnh từ gốc

23-4-2012

Đa số cà phê ký gửi ở Tây Nguyên cho phép doanh nghiệp sử dụng “tùy tâm - tùy ý - tùy thích”, nên chuyện vỡ nợ là điều tất yếu.

Vỡ nợ cà phê

20-4-2012

Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk, Đắk Nông đã và đang lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần, thậm chí phá sản. Đã có trên 40 doanh nghiệp - đại lý mua cà phê phải đóng cửa.

50% doanh nghiệp ngành điều ngừng hoạt động

19-4-2012

Giá điều thấp, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến người trồng điều ở Bình Phước ngán ngẩm bỏ vườn. Hệ lụy này kéo theo hàng trăm DN chế biến điều trên địa bàn lao đao do thiếu vốn và không có nguyên liệu.

Tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp

19-4-2012

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất - kinh doanh (SXKD) của nhiều doanh nghiệp (DN). Trước thực trạng này, mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức gặp mặt các DN trên địa bàn nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Ai được lợi từ mua tạm trữ lúa?

17-4-2012

Các doanh nghiệp đã gần hoàn thành chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn (quy gạo), nhằm đảm bảo nông dân trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long có lãi từ 30% trở lên. Thực tế, nông dân kêu không có lời, trong khi Chính phủ hàng năm vẫn chi nhiều tỷ đồng hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp mua tạm trữ. Vậy ai được lợi trong thương vụ này?