ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

"Bão" vỡ nợ cà phê ở Tây Nguyên: Phải trị bệnh từ gốc

Ngày đăng: 23 | 04 | 2012

Đa số cà phê ký gửi ở Tây Nguyên cho phép doanh nghiệp sử dụng “tùy tâm - tùy ý - tùy thích”, nên chuyện vỡ nợ là điều tất yếu.

Những đại lý… từ trên trời rơi xuống!
Khi tiếp nhận tài liệu của một số đại lý cà phê vỡ nợ ở huyện Đak Mil, tỉnh Đăk Nông, chúng tôi đã đến Văn phòng luật sư THT, Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk, để nhờ phân tích những lỗ hổng trong các chứng từ này.
Ngoài chỉ ra các thiếu sót rất nguy hiểm trong giao dịch, cho phép đại lý tùy tâm, tùy ý, tùy thích quyết định tài sản của nông dân, các luật sư còn đặt vấn đề: Các đại lý này là thành viên của công ty cà phê nào? Theo các luật sư, việc này là rất quan trọng, bởi phải là đại lý thật sự, mới có thể xem xét một cách thấu đáo trách nhiệm của đại lý, của doanh nghiệp.
Luật sư Tạ Quang Tòng, Văn phòng Luật sư THT phân tích: "Làm đại lý thật thì phải có một hợp đồng đại lý. Cơ quan chủ quản của đại lý phải chịu trách nhiệm về đại lý của mình. Tuy nhiên, các đại lý này có làm đại lý cho ai không? Hay là họ dựng lên một cái gọi là đại lý. Có gì để đảm bảo cho giao dịch với người dân được thực hiện một cách chặt chẽ từ đầu đến cuối? Có điều, gửi vào là nhanh nhất, nhưng lấy ra thì không biết đến bao giờ”.
Thực tế là có rất ít cơ sở thu mua cà phê ở Đắk Lắk và Đắk Nông làm đại lý chính thức cho một doanh nghiệp nào đó và tuân thủ các quy trình làm đại lý như quy định của pháp luật. Đa phần các cơ sở này coi khái niệm “đại lý” như thứ từ trên trời rơi xuống, đem lắp lên bảng hiệu, lên chứng từ của mình, mà không cần tuân thủ các quy định liên quan đến việc mở đại lý.
Nông dân gửi hàng cho đại lý "trên trời" và... đi đòi nợ
Và tất nhiên, các đại lý chẳng tội gì phải làm cái việc thừa ấy, vì không tuân quy định, “đại lý” của mình vẫn hoạt động bình thường, vẫn vô tư nhận cà phê ký gửi của nông dân.
Trải nghiệm từ những “thân chủ” của mình - tức là các nạn nhân của vỡ nợ cà phê muốn khởi kiện, đòi lại tài sản, Luật sư Tạ Quang Tòng cho rằng, mức độ rủi ro trong giao dịch ký gửi này quá cao. “không cần phải kinh doanh khó khăn, không cần cà phê trượt giá, chỉ cần chủ đại lý thua một canh bạc, trượt một “kèo” cá độ, thì tài sản của nông dân đã có thể “coi như xong” – ông Tòng cho hay.
Lợi nhuận cám dỗ, không ai tuyệt đối đáng tin
Không chỉ các luật sư mới nhìn thấy những nguy cơ trong giao dịch ký gửi cà phê hiện nay. Các doanh nhân cũng tự thấy môi trường giao dịch này thật sự không ổn.
Phó Giám đốc Công ty TNHH Anh Minh, 1 trong 3 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, ông Phan Hùng Anh, cho rằng các đại lý luôn chịu sự cám dỗ rất lớn bởi yếu tố lợi nhuận. Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn, nhỏ, hay hộ cá thể mà nhận cà phê ký gửi của nông dân một cách tự do, thì việc lạm dụng, như đầu cơ, “đánh quả” là điều khó tránh khỏi. Và vì thế, sớm muộn cũng lại dẫn chuyện nông dân mất tài sản vì đại lý, doanh nghiệp vỡ nợ. Và cũng vì vậy, không doanh nghiệp nào là tuyệt đối đáng tin để nông dân ký gửi tài sản của mình.
Quan điểm này được Luật sư Tạ Quang Tòng chia sẻ bằng một thực tế: Không phải đại lý tự do mới vỡ nợ. “Tôi đã từng tiếp nhận một trường hợp đại lý chỉ định đàng hoàng, đã làm sai nguyên tắc, không chuyển cà phê ký gửi của dân về công ty mẹ; tự ý đầu cơ, rồi thất bại, vỡ nợ. Nhưng nông dân cũng có đòi được tài sản đâu” – ông Tòng dẫn chứng.
Ông Tạ Văn Toàn, Chủ nhiệm HTX Minh An, huyện Đắk Mil, Đắk Nông (từng nhận cà phê ký gửi và vỡ nợ cách đây mấy năm), cũng thừa nhận: Kiểu hoạt động của các doanh nghiệp cà phê hiện nay rất không ổn. Ông Tạ Văn Toàn cho biết: “Ký gửi hàng là một bất cập. Thiếu vốn, nhà cung ứng đã phải bán hàng ký gửi của dân để hoạt động. Giá cả bấp bênh làm nhà cung ứng thua lỗ, nông dân mất tài sản. Nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ, đổi mới thì các đại lý sẽ tiếp tục đi vào đường hầm không lối thoát”.
BCEC: Liều thuốc “3 trong 1”?
Trong cảnh “dầu sôi lửa bỏng” của vỡ nợ cà phê, mọi người lại nhìn tới Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Thuột (BCEC) mà cám cảnh. Được đầu tư hàng chục tỷ đồng, tọa lạc tại thủ phủ cà phê của Việt Nam, gánh trên vai kỳ vọng hiện đại hoá giao dịch cà phê ở Việt Nam, nhưng sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, lượng giao dịch qua trung tâm vẫn gần như là điều điều bí mật. Bí mật, bởi nếu công bố ra, sự quá ít ỏi của những giao dịch khiến người ta thấy ngượng.
8.000m2 kho, 5.000m2 nhà xưởng (tổng công suất tương đương 150.000 tấn/năm) đang bị… nhện giăng. Sự hỗ trợ tài chính của Techcombank, hỗ trợ kỹ thuật của Cafe Control, hầu như chưa được dùng đến. Chọn lựa “đổi mới hay là chết”, đang thúc vào lưng trung tâm này.
Giám đốc BCEC, ông Nguyễn Tuấn Hà nói rằng, đổi mới mà BCEC cần là đổi mới về cơ chế, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm và hoạt động giao dịch cà phê nói chung. Cơ chế này phải do Trung ương đề ra thì mới đủ sức nặng pháp lý để cộng đồng cà phê công nhận. Thế nhưng hiện nay, Trung tâm vẫn do tỉnh quản lý. Mà tỉnh ban hành cơ chế thì không đủ sức thuyết phục.
Và vì thế, thị phần cà phê ký gửi vẫn thuộc về các đại lý cấp thôn, cấp xã, cấp huyện; tình trạng đại lý vỡ nợ-nông dân trắng tay vẫn dai dẳng đến tận bây giờ.
Theo ông Phan Hùng Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Anh Minh, sự bất lực của BCEC là vô cùng lãng phí và đáng tiếc, vì đơn vị này đang nắm giữ liều thuốc trị bệnh “tùy tâm-tùy ý- tùy thích” của các doanh nghiệp và đại lý cà phê.
“BCEC là đơn vị Nhà nước, là trung tâm môi giới, nên nó không bị cám dỗ bởi lợi nhuận, mức độ đáng tin là gần như tuyệt đối. BCEC còn được Techcombank bảo lãnh tài chính, nên có thể cho nông dân ký gửi được vay vốn, nên cũng rất thuận lợi”, ông Phan Hùng Anh đánh giá.
Vấn đề bây giờ là khắc phục những bất cập trong tổ chức bộ máy, cụ thể là phải thành lập các thành viên môi giới tại cơ sở, giống như các đại lý cà phê bây giờ, để nhận cà phê ký gửi của nông dân. Điểm khác là các đơn vị môi giới này được cấp chứng nhận thành viên, chịu sự quản lý toàn diện, và hoạt động theo quy trình mà BCEC xây dựng. Mặt khác, cần nghiêm cấm hoạt động nhận ký gửi một cách tự do như các đại lý hiện nay.
Ông Phan Hùng Anh đề xuất: “Cần nghiêm cấm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh không phải là thành viên của BCEC, tức là chỉ BCEC mới là đơn vị có chức năng nhận ký gửi. Các doanh nghiệp không là thành viên, không có chứng nhận thì không được nhận. Đề nghị bà con nông dân chỉ đem ký gửi tại BCEC hoặc các đại lý thành viên ở cấp huyện, xã. Khi bà con đem đến, sẽ được cấp một cuốn sổ. Và chỉ cần cầm sổ đó, bà con có thể tới Trung tâm hoặc các đơn vị thành viên bán sản phẩm và nhận tiền bất kỳ lúc nào”.
Giữa đề xuất và hiện thực hóa đề xuất là một khoảng cách xa. Nhưng nếu được quan tâm, đây sẽ là liều thuốc trị được cả 3 bệnh: Sự ốm yếu của BCEC, sự tùy tiện của giao dịch ký gửi cà phê, tạo sự thuận tiện và an toàn rất cao cho nông dân trong việc bán, ký gửi sản phẩm và vay vốn trên cơ sở ký gửi sản phẩm của mình, chấm dứt những trận “bão vỡ nợ cà phê” như đã từng xảy ra./.
Theo VOV Online

NỘI DUNG KHÁC

Vỡ nợ cà phê

20-4-2012

Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk, Đắk Nông đã và đang lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần, thậm chí phá sản. Đã có trên 40 doanh nghiệp - đại lý mua cà phê phải đóng cửa.

50% doanh nghiệp ngành điều ngừng hoạt động

19-4-2012

Giá điều thấp, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến người trồng điều ở Bình Phước ngán ngẩm bỏ vườn. Hệ lụy này kéo theo hàng trăm DN chế biến điều trên địa bàn lao đao do thiếu vốn và không có nguyên liệu.

Tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp

19-4-2012

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất - kinh doanh (SXKD) của nhiều doanh nghiệp (DN). Trước thực trạng này, mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức gặp mặt các DN trên địa bàn nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Ai được lợi từ mua tạm trữ lúa?

17-4-2012

Các doanh nghiệp đã gần hoàn thành chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn (quy gạo), nhằm đảm bảo nông dân trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long có lãi từ 30% trở lên. Thực tế, nông dân kêu không có lời, trong khi Chính phủ hàng năm vẫn chi nhiều tỷ đồng hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp mua tạm trữ. Vậy ai được lợi trong thương vụ này?

Xuất khẩu gạo năm 2012: Còn nhiều thách thức

11-4-2012

Mặc dù đạt được một số kết quả khả quan trong quý I/2012, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn được dự báo sẽ còn gặp nhiều thách thức trong thời gian tới. Để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường quốc tế, đòi hỏi phải áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng giá trị và uy tín của hạt gạo Việt Nam.

Cần tạo điều kiện đồng bộ cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển

11-4-2012

Đây là khẳng định của ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, hiện là Chủ tịch Hiệp hội cà phê Việt Nam khi nói về sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO (1997-2012).

Nhận diện yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam

27-3-2012

DN trong nước còn yếu về nhiều thứ, nhưng nổi lên hơn cả là năng lực quản lý, cạnh tranh, nhân lực, công nghệ và tinh thần đoàn kết.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 5,9 tỷ USD

27-3-2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những biến động của nền kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam những tháng đầu năm khiến cho tổng kim ngạch xuất khẩu quý 1 năm 2012 đạt gần 5,9 tỷ USD, xấp xỉ cùng kỳ năm 2011.

Xuất khẩu gạo khởi sắc

26-3-2012

Sau một thời gian ảm đạm, xuất khẩu gạo hiện đã khởi sắc với nhiều hợp đồng được ký kết, nhiều thị trường mới mở ra cho gạo Việt Nam.

Doanh nghiệp mía đường đến hẹn lại "than"

26-3-2012

Hiện, giá đường trong nước cao hơn thế giới trong khi chưa bước vào mùa cao điểm tiêu thụ đường. Tuy nhiên, mới đây, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã kiến nghị với liên bộ Công Thương, Nông nghiệp và PTNT cho phép xuất khẩu khoảng 100.000-150.000 tấn đường. Điều này liệu có hợp lý?

Ký hợp đồng xuất khẩu 2,6 triệu tấn gạo

23-3-2012

Ngày 21-3, ông Trương Thanh Phong, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, sau 5 ngày đầu triển khai việc tạm trữ, các doanh nghiệp đã mua được khoảng 200.000 tấn gạo.

Kinh doanh nông sản có điều kiện: Nhiều doanh nghiệp phản đối!

22-3-2012

Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến của các hiệp hội ngành hàng về việc bổ sung một số mặt hàng như cà phê, điều vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện.