ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tăng cường các giải pháp để giữ vững vị thế của gạo Việt Nam

Ngày đăng: 31 | 05 | 2012

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trở thành trung tâm gạo của thế giới, song để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường quốc tế, đòi hỏi phải áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng giá trị và uy tín của hạt gạo Việt Nam.

Xuất khẩu gạo tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo Báo cáo mới công bố Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VAF) về tình xuất khẩu gạo, từ ngày 1 đến 17-5-2012, Việt Nam đã xuất khẩu 409.521 tấn gạo, trị giá hơn 177,8 triệu USD. Tính lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến nay thì nước ta đã xuất được 2,167 triệu tấn, trị giá hơn 997,6 triệu USD. Dự báo, khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2012 sẽ đạt mức gần 6,6 triệu tấn, giảm so với năm 2011 (7,1 triệu tấn) do tác động của thị rường thế giới.
Còn nhớ, trong 3 năm liên tiếp vừa qua, lúa gạo Việt Nam liên tục bứt phá để phá vỡ những kỷ lục mới. Năm 2009, xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 6 triệu tấn/năm, tăng gần 1,4 triệu tấn so với năm 2008, sang năm 2010, gạo xuất khẩu Việt Nam chiếm đến 21,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới với 6,75 triệu tấn gạo xuất khẩu, còn kết thúc năm năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 7,105 triệu tấn gạo, đạt giá trị 3,651 tỷ USD. Đây là những thành tích rực rỡ của ngành gạo Việt Nam mà ít có quốc gia nào đạt được. Với những thành công này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trở thành trung tâm gạo của thế giới, song xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện cũng đang đứng trước nhiều thách thức.
 
Theo VFA, hiện nay Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam, chiếm tới gần 70% lượng gạo xuất khẩu. Tiếp đến là những thị trường như: Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc, khu vực Trung Đông… Do thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á nên chịu sự cạnh tranh rất lớn của một số quốc gia như: Thái Lan, Ấn Độ, Mianma và Pakixtan... do đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp không ít khó khăn.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử ĐCSVN, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo gặp nhiều khó khăn, nhất là gạo phẩm cấp thấp, vì xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Mặc dù vừa rồi, đơn hàng xuất khẩu gạo có tăng vì Trung Quốc đẩy mạnh thu mua, mỗi ngày có hàng vạn tấn gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là cơ hội tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường này cũng chứa đựng nhiều rủi ro, bởi xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, không có kiểm soát, nên rủi ro càng lớn.
Bên cạnh đó, trong năm 2012, nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thương mại toàn cầu năm 2012, mặt hàng gạo được dự báo đạt 32,8 triệu tấn, nhưng giảm 7% so với năm 2011, do nhu cầu nhập khẩu của các nước nhập khẩu hàng đầu như: Bangladesh và Indonesia giảm, trong khi đó, một số quốc gia lại có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu, như Ấn Độ năm 2012 dự báo đạt 6,0 triệu tấn, tăng 1,8 triệu tấn so với năm 2011. Đây cũng là thách thức lớn mà ngành gạo Việt Nam phải đối mặt trong năm 2012.
Cũng theo ông Nguyễn Trí Ngọc, thực tế, thời gian qua, chúng ta hầu như chỉ quan tâm đến sản xuất, đến tăng năng suất, tăng sản lượng hơn chứ chưa chú trọng nhiều đến mở rộng thị trường và tăng chất lượng hạt gạo, chính vì thế, khi nguồn cung lớn, nhu cầu giảm đi trong khi chúng ta chưa tiềm kiếm được thị trường mới, nên đã gặp phải không ít khó khăn.
Đẩy mạnh các giải pháp
Để có thể lấy lại được vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu gạo và khẳng định thương hiệu của hạt gạo Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển hướng sang thị trường gạo cao cấp để phục vụ nhu cầu của thị trường quốc tế.
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, để khắc phục tình trạng này, cần phải điều chỉnh cơ cấu giống, giảm tối đa giống lúa phẩm cấp thấp. Ngay từ đầu vụ đông xuân vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khuyến cáo các địa phương chỉ sử dụng tối đa 15 - 20% diện tích lúa phẩm cấp thấp. Thế nhưng, có địa phương, diện tích sử dụng lúa phẩm cấp thấp vẫn lên tới 50%, điều này đang gây khó khăn lớn cho tiêu thụ ngay từ đầu năm nay.
Cùng với việc triển khai để điều chỉnh cơ cấu giống lúa, chuyển hướng sang thị trường gạo cao cấp, cấn phải tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thêm những thị trường tiêu thụ mới. “về lâu dài, để giải quyết bài toán này cần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, phải tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có cả châu Á và châu Phi”- ông Nguyễn Trí Ngọc nhấn mạnh.
Ngoài ra, cần tích cực đẩy mạnh quy hoạch sản xuất lúa hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến xây dựng thương hiệu của hạt gạo Việt Nam, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian tới, cần tiếp tục chủ động đẩy mạnh việc thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” giảm chi phí sản xuất, giữ ổn định chất lượng hạt gạo, tạo điều kiện cho xuất khẩu thuận lợi hơn.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước cần phải tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu để tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời xây dựng thương hiệu gạo để tăng lợi thế trên thị trường thế giới, làm được như vậy mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế...
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=524409#

NỘI DUNG KHÁC

Giải quyết triệt để vấn đề đất đai: Tiền đề cho tái cơ cấu kinh tế

21-5-2012

Đất đai sử dụng lãng phí, ruộng đất manh mún, người sử dụng hiệu quả không có điều kiện tích tụ đất, khai thác tài nguyên tự nhiên quá mức cho phép, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... những vấn đề vướng mắc đang đặt ra cho công tác xây dựng luật, chính sách đất đai cần giải quyết triệt để nhằm tạo một trong những tiền đề cho tái cơ cấu nền kinh tế.

Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản sắp phá sản: Sụp đổ dây chuyền

14-5-2012

Sau một thời gian phát triển “nóng” và được coi là đầu tàu kinh tế của khu vực ĐBSCL, hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản đang phá sản, nợ nần chồng chất, không lối thoát.

Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước

14-5-2012

Tình hình sản xuất, tiêu thụ trong tháng 4 vẫn không có dấu hiệu cải thiện đáng kể khi những chỉ số quan trọng về sản xuất công nghiệp, thương mại vẫn thấp. Đặc biệt, lượng hàng tồn kho đang ở mức cao. Năm 2012, Việt Nam đặt mục tiêu tăng 13% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, tương đương 108,8 tỷ USD.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng vững nhờ chủ động tạo nguồn nguyên liệu

14-5-2012

Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp ngành thủy sản lâm vào tình trạng khó khăn, phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động ổn định vì đã chú trọng tự đầu tư vùng nuôi thủy sản.

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long

9-5-2012

Lúa và thủy sản là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng ÐBSCL đạt 4 tỷ USD, chiếm hai phần ba tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.

Xuất khẩu gạo: Lại lo doanh nghiệp “xé rào”

9-5-2012

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính tới 30/4/2012, tổng số hợp đồng xuất khẩu gạo các doanh nghiệp ký là 4,4 triệu tấn gạo.

Ký hợp đồng xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo

9-5-2012

Những ngày đầu tháng 5, giá gạo thế giới tăng mạnh kéo giá gạo trong nước cũng tăng theo. Tuy nhiên, lượng lúa còn tồn trong dân không đáng kể, hoạt động xuất khẩu vì thế cũng gặp một số khó khăn lớn.

Vĩnh Phúc: “Bến đỗ” của nhiều doanh nghiệp FDI

4-5-2012

Từ nhiều năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc được coi là “Bình Dương của miền Bắc” với nhiều chính sách thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Kiểm tra thủy sản XK: Nafiqad nói cần, doanh nghiệp nói không

4-5-2012

Các doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) thủy sản và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) đã tranh cãi nhau dữ dội về việc lấy mẫu kiểm tra các lô hàng thủy sản XK hiện nay.

Một số lưu ý khi đưa hàng vào Hoa Kỳ

4-5-2012

Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2012 đã đặt ra yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, song nếu nhìn ở góc độ tích cực, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hóa để chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu bền vững.

XK cá tra sang châu Âu gặp khó

3-5-2012

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không nên vội vàng ký hợp đồng với giá thấp

3-5-2012

Đó là khuyến cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sau khi đưa ra nhận định giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng trong thời gian tới.