THỊ TRƯỜNG

Cá tra - thức ăn cùng... chết ngộp

Ngày đăng: 09 | 05 | 2012

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

Giá cá dưới giá thành
Ông Nguyễn Văn Thể, ở cù lao Tân Lộc, xã Tân Lộc, Thốt Nốt, TP Cần Thơ nói: Giá cá tra lao dốc đã làm cho người nuôi bấn loạn. Đã 3 tháng nay giá giảm mạnh, giá bán dưới giá thành làm sao người nuôi cá sống nổi. Hiện tại, giá cá tra đứng ở mức 22.500 đồng/kg trả tiền liền, 23.000 đồng/kg thì doanh nghiệp thiếu nợ. Với giá này nếu người nuôi giỏi kỹ thuật thì huề vốn, thiếu tiền đóng lãi ngân hàng, lãi mua thức ăn.  Ông Thể nói tiếp: Giải pháp cuối cùng là con nợ thỏa thuận gán ao cho chủ nợ với giá chỉ có 170 – 190 triệu đồng/ao (1.300m2). 
Ở Đồng Tháp, Cty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã nuôi cá thua lỗ, thiếu tiền thức ăn 45 tỷ đồng thế là đã chọn giải pháp giao 40 ha đất ao nuôi cá cho bà Trần Thị Nguyệt, Giám đốc Cty TS Ngư Long. Ngoài ra Cty này còn thiếu nợ vay của các ngân hàng tại thành phố Cần Thơ 241,974 tỷ đồng, trong đó nợ xấu 236,269 tỷ đồng. Đáng chú ý là Cty đã vay tại Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Hậu Giang với tổng dư nợ 29,107 tỷ đồng và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang 1,207 triệu USD. Các ngân hàng đã nhiều lần thông báo về số nợ quá hạn trên nhưng đến nay Cty vẫn chưa trả.
Cá tra, nhà máy chế biến thức ăn cùng chết ngộp
Cty thức ăn cũng hết thở!
Giá cá tra trượt dốc còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn lâm cảnh khốn khó. Ông Phạm Văn Bên, Chủ DNTN Cỏ May, khu công nghiệp TX Sa Đéc, Đồng Tháp nói: Ngành sản xuất thức ăn đang trên đà sàng lọc rất kịch liệt. Nếu như ở Đồng Tháp có khoảng 24 nhà máy chế biến thức ăn cho cá tra thì hiện chỉ còn chưa đầy một bàn tay nhà máy đứng vững, còn lại đang thoi thóp. Còn ở Vĩnh Long có khoảng 5 – 6 nhà máy thì gần như tạm dừng cỗ máy.
Bình quân 10 nhà máy chuyên sản xuất thức ăn cho cá tra ở ĐBSCL thì chỉ còn 1 – 2 nhà máy hoạt động. Trước khó khăn thị trường, bài học là doanh nghiệp nào có đủ lực tài chính, có uy tín mới đứng được trước quá trình sàng lọc. Đối với người nuôi cá đã trải qua nhiều đợt sàng lọc khá khắc nghiệt và lần này cũng vậy. Trước sân chơi kinh tế thị trường thì đòi hỏi người nuôi cá tra phải thật sự tiên tiến, có tay nghề và kỹ thuật giỏi cộng với biết kết hợp với những Cty sản xuất thức ăn uy tín mới có thể tồn tại. Với giá cá hiện nay nếu nông dân nuôi đạt mức 1,5 kg thức ăn thu lại 1kg cá thì có lãi chút ít đến hòa vốn, còn hệ số thức ăn tăng lên 1,8 kg mới được 1 kg thì kể như thua lỗ.
Ông Trần Văn Hùng, ở phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang nói: Trước đây, các đại lý cung cấp thức ăn còn cho gối đầu và được trả chậm đến khi thu hoạch cá. Còn hiện nay, mua thức ăn phải thanh toán tiền ngay họ mới bán. Ông Tăng Trình, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nói: Trước đây, nuôi cá tra dễ kiếm lời nên người nuôi cá có thể trả vốn lẫn lãi cho các đại lý cung cấp thức ăn một cách nhanh chóng. Bây giờ, đại lý buộc người nuôi cá phải ứng trước 50 - 70% tiền mới cung cấp thức ăn, chưa kể còn phải đóng lãi mua thức ăn ghi nợ.
Những khó khăn trên khiến mục tiêu xuất khẩu cá tra 2 tỷ USD trong năm 2012 là cực kỳ khó khăn. Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Cty CP Thủy sản Gò Đàng, khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang nói: Năm nay, tình hình xuất khẩu thủy sản nói chung, cá tra nói riêng đầy nỗi lo vì tín hiệu của thế giới vẫn chưa thể lạc quan. Kể cả các quốc gia có nguồn tài chính mạnh như Mỹ, Nhật… vẫn không đặt kỳ vọng lớn đến việc nhập khẩu.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/94400/Ca-trathuc-an-cung-chet-ngop.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Giá thực phẩm giảm vì nắng nóng, dịch bệnh

9-5-2012

Tại cuộc họp giao ban về tình hình các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm do Bộ NN-PTNT tổ chức chiều 8-5 tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi cho biết hiện nay giá nhiều loại thực phẩm và nông sản đang giảm do xảy ra nắng nóng và dịch bệnh.

Sản lượng cà phê xuất khẩu có thể đạt 1,25 triệu tấn

9-5-2012

Bộ NNPTNT vừa đưa ra dự báo, trong năm 2012, khối lượng cà phê xuất khẩu cả nước có thể đạt mức 1,25 triệu tấn, tăng hơn 100.000 tấn so với con số dự báo của tháng trước.

Xuất khẩu cao su năm 2012 có thể đạt hơn 2,6 tỷ USD

8-5-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo khối lượng cao su xuất khẩu của năm 2012 có thể đạt con số hơn 930 ngàn tấn, tăng khoảng 50 ngàn tấn so với con số dự báo trước đó. Giá trị cao su xuất khẩu dự báo có thể đạt mức hơn 2,6 tỷ USD.

Tăng cường kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, bảo vệ người tiêu dùng

4-5-2012

Dư luận đang rất xôn xao trước thông tin về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Đẩy mạnh việc kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần ổn định và phát triển chăn nuôi trên địa bàn cả nước đã và đang được các ngành chức năng tích cực vào cuộc.

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL: Do ô nhiễm?

4-5-2012

Thời gian này, người dân những vùng nuôi tôm trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long như ngồi trên đống lửa vì tôm chết hàng loạt. Bước đầu, ngành chức năng nhận định, tôm chết do bệnh hoại tử gan tụy, đốm trắng, đầu vàng nhưng nguyên nhân sâu xa khiến vụ nào tôm cũng chết trong vài năm gần đây là ô nhiễm môi trường thì chưa được khắc phục triệt để.

Nông sản rớt giá, người dân gặp khó

4-5-2012

Hiện giá nhiều mặt hàng nông sản trên thị trường đang giảm mạnh khiến nông dân gặp nhiều khó khăn.

Nông dân trồng mía đang ngồi trên đống lửa

4-5-2012

Đi dọc đường Hồ Chí Minh vào những ngày này nắng như nung, 2 bên đường những cánh đồng mía cháy khô, nhiều bãi mía đã được chặt chất đống, có những nơi mía chất đống cả tháng trời. Nhìn những cánh đồng mía đang bị nắng nóng thiêu đốt từng ngày dần biến thành củi, khiến người nông dân nơi đây đứng ngồi không yên.

Bấp bênh giá cá tra

4-5-2012

Sau khi chạm mốc 27.000 - 28.000 đồng/kg, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thành ĐBSCL quay đầu sụt giảm liên tục khiến người nuôi lo lắng. Hiện tại, giá cá chỉ còn 22.000 - 23.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất. Với giá này người nuôi chịu lỗ từ 1.000 - 1.500 đồng/kg, kéo theo hàng loạt ao hầm bỏ phế.

Giá lúa tạm trữ, nông dân lãi không được 30%

3-5-2012

Dù đã cam kết sẽ nâng giá thu mua lúa, đảm bảo cho nông dân có lãi tối thiểu 30% trong đợt mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vừa qua (15/3-30/4) nhưng thực tế thị trường lại diễn ra không đúng như vậy.

Thiếu hay thừa đường: Hiệp hội mía đường nói ngược Bộ NN&PTNT

3-5-2012

Trước dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) rằng đến tháng 8,9 năm nay Việt Nam sẽ thiếu hụt đường, Hiệp hội mía đường Việt Nam lại cho rằng, nguồn cung trong nước đủ đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ đường 2012/13.

Thực phẩm biến đổi gen: Qua mặt quản lý, bán tràn lan

3-5-2012

Ngoài thị trường, sản phẩm từ GMO lại được chính cơ quan quản lý xác nhận là đã vào Việt Nam từ lâu. Hơn nữa, nó còn qua mặt nhà quản lý tràn lan trên thị trường, tranh chiếm đất với hàng đã kiểm duyệt.

Thị trường cao su dần sáng sủa

3-5-2012

Cuối năm 2011, từ chỗ giao dịch cao su có lúc gần như “tê liệt”, chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, nhiều Cty cao su lo ngay ngáy vì lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn, có Cty tồn tới 7.000 tấn. Thế nhưng, sang quí 1/2012 và đến nay tình hình sáng sủa hẳn lên, giá cao su tăng mạnh trở lại gần 30%.