TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thiếu quy hoạch, làng nghề khó lớn mạnh

Ngày đăng: 21 | 10 | 2011

Dù Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn đã được triển khai hơn 5 năm, nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là việc quy hoạch làng nghề.

Thiếu quy hoạch, khó tiếp cận vốn đang là vướng mắc lớn của làng nghề rèn Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng.
Nhiều vướng mắc đã được thẳng thắn "mổ xẻ" tại hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 66, do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 20.10.
Khó tiếp cận vốn
Theo số liệu Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra tháng 10.2011 và báo cáo của các địa phương, hiện cả nước có 4.575 làng nghề, trong đó 3.251 làng có nghề và 1.324 làng nghề được công nhận. Bình quân tốc độ phát triển làng nghề tăng từ 6-15%/năm.
Hoạt động sản xuất nghề ở khu vực nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút 30% lực lượng lao động nông thôn... với thu nhập trung bình đạt từ 450.000 đến 4 triệu đồng/tháng (gấp 1,5-4 lần lao động thuần nông).
Ông An Văn Khanh - Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông, lâm, thủy sản và nghề muối khẳng định, việc thực hiện Nghị định 66 đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhiều ngành nghề đang trên đà phát triển mạnh, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, việc thiếu quy hoạch làng nghề đang là vướng mắc lớn nhất để thúc đẩy có hiệu quả hơn ngành nghề ở nông thôn. Trong đó, việc khó tiếp cận nguồn vốn vay là rào cản để quy hoạch làng nghề phát triển bền vững.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước VN cho thấy, nếu như đến 31.12.2006, dư nợ cho vay phát triển ngành nghề nông thôn đạt khoảng 20.516 tỷ đồng thì đến tháng 3.2011 là 53.207,4 tỷ đồng. Tuy vậy, trên thực tế, đại diện của Sở Công Thương An Giang, cho rằng, so với các doanh nghiệp lớn việc vay vốn phát triển nghề truyền thống đang bị "phân biệt đối xử".
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hồ Xuân Hùng nói rõ: Dư nợ cho vay dù tăng nhưng nhiều địa phương vẫn đang thiếu vốn hoặc khó tiếp cận với vốn vay.
Chủ động, quyết liệt quy hoạch làng nghề
Ông Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề VN, cho rằng, việc phát triển làng nghề chưa có tính đột phá vì thiếu một cơ cấu khoa học. Theo ông, đã đến lúc phải có đột phá về chính sách và tổ chức thực hiện, trong đó đặc biệt là quy hoạch lại làng nghề. "Việc quy hoạch cụm làng nghề, chúng ta đã nói nhiều nhưng làm không được bao nhiêu" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Việc thiếu quy hoạch làng nghề dẫn đến một loạt hệ lụy như thiếu mặt bằng sản xuất, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng đề nghị thời điểm này các sở cần phải chủ động, nhanh chóng tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố về quy hoạch làng nghề và thực hiện một cách quyết liệt.
Việc thiếu quy hoạch làng nghề dẫn đến một loạt hệ lụy như thiếu mặt bằng sản xuất, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ông Hùng cũng thừa nhận, ô nhiễm môi trường làng nghề đang là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động, cộng đồng dân cư xung quanh và sẽ để lại những "di chứng" lâu dài. Ông Hùng cho biết, Bộ NNPTNT cùng với các bộ, ngành liên quan sẽ sớm hoàn thiện trình Quốc hội phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về môi trường làng nghề.
Việc chưa làm rõ chức năng, nhiệm vụ của Sở NNPTNT, Sở Công Thương cũng đang dẫn đến tình trạng chồng chéo hoặc trống trong quản lý nhà nước khi thực thi Nghị định 66. Thứ trưởng Hùng cho rằng đây là thiếu sót của Bộ NNPTNT dẫn đến việc yếu kém trong tổ chức thực hiện.
Trước mắt, theo ông Hùng, Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương sẽ ban hành thông tư liên bộ hướng dẫn các địa phương làm rõ chức năng, nhiệm vụ của Sở NNPTNT và Sở Công Thương theo hướng thống nhất về đầu mối một sở.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/62548p1c34/thieu-quy-hoachlang-nghe-kho-lon-manh.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều tỉnh hoàn thành Quy hoạch phát triển chăn nuôi

21-10-2011

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, thực hiện Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đến nay đã có 40/63 tỉnh, thành phố hoàn thành bản Quy hoạch phát triển chăn nuôi.

Tái đàn gia súc, gia cầm: Ngân hàng ngoảnh mặt

21-10-2011

Nhiều lãnh đạo Sở NN-PTNT kêu trời vì thái độ bất hợp tác của ngân hàng trước thảm cảnh khó khăn của nông dân. Hiện việc tái đàn gia súc, gia cầm gần như đình trệ vì các ngân hàng cương quyết không “làm ăn” với người chăn nuôi!

Khẩn trương hoàn thành Quy hoạch thủy lợi và sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL

21-10-2011

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 7341/VPCP-KTN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc Quy hoạch thủy lợi và sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL).

Nhập muối công nghiệp rồi bán làm muối ăn: Sự vô trách nhiệm “giết chết” diêm dân!

21-10-2011

Việc một doanh nghiệp nhập khẩu muối công nghiệp nhưng bán ra thị trường làm muối ăn đã làm lộ rõ sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý. Muối ngoại hại muối nội, bây giờ đã không còn là lời cảnh báo.

Việt Nam và Thái Lan “đóng băng” xuất khẩu gạo

21-10-2011

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Thái Lan gần như ngừng giao dịch trong khi Ấn Độ lại “rục rịch” xuất khẩu một lượng hàng lớn.

Sức vươn cây chè trên đất trung du

20-10-2011

Chè là cây trồng chủ đạo trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo của người dân Hạ Hòa (Phú Thọ). Trải qua sự biến động của giá cả thị trường, sự thay đổi trong tư duy của nông dân, đến nay, cây chè vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống của bà con, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động.

Ngân hàng ngại cho nông dân vay vốn?

20-10-2011

Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngày càng có nhiều nông dân bức xúc vì thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên, chi nhánh ngân hàng của ông cũng chỉ đứng ngoài nhìn mà không dám cho vay. Ông nhận xét: "Các ngân hàng, mà phần lớn là ngân hàng thương mại cổ phần, hầu như muốn bỏ qua đối tượng khách hàng nông dân".

Chưa thể triển khai bảo hiểm nông nghiệp

20-10-2011

Đại diện bảo hiểm Bảo Việt (Hà Nội) ngày 19.10 cho biết, đến thời điểm này, việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315 của Thủ tướng vẫn chưa được các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai được do gặp khá nhiều vướng mắc.

Đề xuất chính sách tín dụng riêng cho chăn nuôi

20-10-2011

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước không ủng hộ

Giải pháp mới cho phát triển nông nghiệp

20-10-2011

Liên kết công - tư đang trở thành xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp tại nước ta, tiến tới chuyên nghiệp hoá lĩnh vực nông nghiệp.

Muốn tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế: Cải cách thể chế

20-10-2011

Cải cách thể chế là việc nâng cao chất lượng chính sách, quy định của Nhà nước, qua đó thiết lập một môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp cùng phát triển và nền kinh tế có sức cạnh tranh hơn. Có một thể chế tốt cũng đồng nghĩa với việc sẽ giám sát hiệu quả việc phân bổ các nguồn lực, từ đó giúp Chính phủ có khả năng ứng phó tốt hơn với các "cú sốc" của nền kinh tế.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm biển đổi gen: Cần dán nhãn cho từng sản phẩm?

20-10-2011

Việc dán nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen để người tiêu dùng có thông tin chọn lựa hiện đang được nhiều quốc gia áp dụng, song một số chuyên gia Việt Nam lại cho rằng, điều này không cần thiết.