TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhập muối công nghiệp rồi bán làm muối ăn: Sự vô trách nhiệm “giết chết” diêm dân!

Ngày đăng: 21 | 10 | 2011

Việc một doanh nghiệp nhập khẩu muối công nghiệp nhưng bán ra thị trường làm muối ăn đã làm lộ rõ sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý. Muối ngoại hại muối nội, bây giờ đã không còn là lời cảnh báo.

Gây thiệt hại lớn
Thông tin từ Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan cho biết, vừa phát hiện Tổng công ty TNHH Hóa chất cơ bản miền Nam lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế để nhập khẩu muối về làm muối công nghiệp, sau đó đã bán 23.000 tấn ra thị trường làm muối ăn.
Đây là điều khó chấp nhận trong bối cảnh mà nhiều năm nay ngành muối cứ được mùa thì lại mất giá. Tình trạng giá muối xuống thấp, có khi 300 - 400 đồng/kg, đã khiến nhiều diêm dân “khóc ròng”. Đó là chưa kể, lượng muối tồn kho năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.
Việc nhập khẩu muối công nghiệp, rồi chế biến thành muối ăn chắc chắn làm hại diêm dân
Trong khi giá muối thấp, lượng muối trong kho vẫn tồn ứ lớn thì các cơ quan quản lý lại cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu muối với lý do “nhập muối công nghiệp chứ không nhập muối ăn”.
Lãnh đạo Bộ Công Thương trước phản ứng của dư luận đã lên tiếng trấn an: Một, việc nhập khẩu muối không làm ảnh hưởng đến giá muối trong nước, bởi nhập khẩu muối chủ yếu phục vụ sản xuất công nghiệp, tập trung vào loại muối VN không sản xuất được.
Hai, doanh nghiệp không dại gì nhập khẩu muối công nghiệp về làm muối ăn do giá muối công nghiệp nhập đắt hơn muối nội. Thực tế thì sao qua vụ tung 23.000 tấn muối ăn ra thị trường (từ muối công nghiệp) của Công ty Hoá chất Cơ bản miền Nam?
Một chuyên gia kinh tế nói thẳng với NTNN, thực tế không phải như phát biểu của lãnh đạo Bộ Công Thương. Thứ nhất, nếu 23.000 tấn muối công nghiệp được “hoá phép” thành muối ăn và tung ra thị trường thì rõ ràng, lượng muối ế trong nước chắc chắn càng... ế. Thứ hai, hoá ra, mọi tính toán và các con số Bộ Công Thương đưa ra để chứng minh “muối công nghiệp đắt hơn muối nội” chỉ là bao biện, che chắn cho doanh nghiệp.
“Bởi nếu đắt hơn thì có doanh nghiệp nào dại dột chế biến muối công nghiệp nhập khẩu thành... muối ăn? - chuyên gia này nói. Như vậy, có thể khẳng định, việc cho nhập khẩu muối, nhìn từ vụ việc nói trên rõ ràng đã làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất của diêm dân, đó là chưa kể đã gây thất thu thuế một khoản ngân sách lớn cho nhà nước. Bởi muối nhập khẩu theo hạn ngạch chỉ chịu thuế nhập khẩu 15%, trong khi nhập không theo hạn ngạch phải chịu thuế 50-60%.
Ai chịu trách nhiệm ?
Trở lại câu chuyện của Công ty Hoá chất Cơ bản miền Nam, đầu tháng 9 vừa qua, khi đề xuất nhập khẩu muối, ông Lê Văn Hùng - Giám đốc Công ty này cho biết, đơn vị chỉ có thể sản xuất đến giữa tháng 10 tới nếu Bộ Công Thương không cấp quota nhập muối cho doanh nghiệp. “Tồn kho của doanh nghiệp hiện chỉ còn hơn 10.000 tấn muối công nghiệp. Nếu muối trong nước phục vụ đủ doanh nghiệp sản xuất thì chúng tôi không xin nhập muối làm gì"-ông Hùng nói.
Bộ Công Thương lúc đó đã dễ dàng cấp quota để doanh nghiệp này cũng như nhiều doanh nghiệp khác nhập khẩu muối bất chấp vào thời điểm đó lượng muối tồn kho vẫn còn khoảng 217.036 tấn (miền Bắc tồn 35.392 tấn, miền Trung tồn 48.133 tấn, ĐBSCL tồn 133.511 tấn).
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Phùng Hà - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết: Theo quy định về nhập khẩu muối theo hạn ngạch, thì các doanh nghiệp không được dùng muối này để trao đổi hàng hóa hoặc kinh doanh thương mại. Hiện trong số các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu muối công nghiệp để sản xuất xút chỉ có Công ty Hóa chất cơ bản miền Nam có thêm dây chuyền sản xuất muối ăn.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Phùng Hà -Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết: Chúng tôi đã biết thông tin về việc doanh nghiệp này nhập muối công nghiệp về để sản xuất muối ăn từ các phương tiện thông tin đại chúng. Quan điểm của Bộ Công Thương là doanh nghiệp nào làm sai, doanh nghiệp ấy phải tự chịu trách nhiệm. Bộ đang soạn thảo công văn yêu cầu Tập đoàn Hóa chất VN và Công ty Hóa chất cơ bản miền Nam giải trình về việc nhập khẩu muối trong hạn ngạch thuê quan để sản xuất muối ăn, làm cơ sở để xử lý.
Việc bắt doanh nghiệp kiểm tra, giải trình là đúng nhưng có lẽ chỉ kiểm tra một doanh nghiệp nhập khẩu muối vẫn chưa đủ. Lâu nay Bộ Công Thương luôn giải thích với dư luận rằng, phải nhập khẩu muối công nghiệp vì trong nước không sản xuất được. Điệp khúc này sẽ còn tiếp diễn nếu những khuất tất biến muối công nghiệp thành muối ăn để kiếm lợi của doanh nghiệp nhập khẩu không được ngăn chặn.
Xử lý nghiêm cho dân nhờ
Nói thì dễ nghe, nào là quản lý chặt chẽ không để các doanh nghiệp bán ra ngoài… tới chừng nhập rồi thì quản không nổi. Mấy năm trước, thị trường tràn lan muối ngoại, lấn át giá muối nội. Năm nay, ai cũng cứ lo lắng muối ngoại sẽ “tấn công” tiếp. Mong Cục Điều tra chống buôn lậu ra tay sớm cho dân nhờ. (Ông Lê Văn Đấu - Giám đốc Công ty Muối Đông Hải, Bạc Liêu)
Cơ quan chức năng làm vậy hay lắm, đã chặn được tiêu cực. Cả làng muối xứ này ai cũng mừng, hy vọng diêm dân sẽ đỡ khổ hơn, giá muối sẽ giữ ở mức cao để diêm dân có lãi. Phải xử lý doanh nghiệp vi phạm, vì họ góp phần làm diêm dân chúng tôi lao đao, lận đận, cả làng muối khổ vì bị “đè giá” triền miên. (Ông Lê Đông - diêm dân ở ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu)
Khi hay thông tin 5 năm qua, Công ty TNHH Hóa chất cơ bản miền Nam nhập trên 240.000 tấn muối theo hạn ngạch để sản xuất xút, nhưng lại “biến” 23.000 tấn trong số đó thành muối ăn, chúng tôi thực sự choáng váng. Không chỉ bị lừa 1 hay 2 lần mà chúng ta đang bị lừa tới 5 năm qua mà không biết. Đây là việc làm đáng lên án cả về mặt pháp luật lẫn đạo đức. Sự lừa dối này đã không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh muối trung thực, mà còn gây chèn ép diêm dân - giới nghèo khổ trong xã hội.
Theo tôi, chính việc “có hạn ngạch” mới nảy sinh ra chuyện muối công nghiệp và muối thực phẩm mà đơn vị trên mới có sơ hở lợi dụng. Vì vậy, theo tôi, Nhà nước quản lý việc nhập khẩu muối nên bằng chính sách thuế chứ không phải hạn ngạch. (Ông Ngô Tấn Bán - Giám đốc Công ty CP Thương mại và Dịch vụ muối Miền Trung)
 
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/62530p1c25/su-vo-trach-nhiem-giet-chet-diem-dan!.htm

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam và Thái Lan “đóng băng” xuất khẩu gạo

21-10-2011

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Thái Lan gần như ngừng giao dịch trong khi Ấn Độ lại “rục rịch” xuất khẩu một lượng hàng lớn.

Sức vươn cây chè trên đất trung du

20-10-2011

Chè là cây trồng chủ đạo trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo của người dân Hạ Hòa (Phú Thọ). Trải qua sự biến động của giá cả thị trường, sự thay đổi trong tư duy của nông dân, đến nay, cây chè vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống của bà con, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động.

Ngân hàng ngại cho nông dân vay vốn?

20-10-2011

Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngày càng có nhiều nông dân bức xúc vì thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên, chi nhánh ngân hàng của ông cũng chỉ đứng ngoài nhìn mà không dám cho vay. Ông nhận xét: "Các ngân hàng, mà phần lớn là ngân hàng thương mại cổ phần, hầu như muốn bỏ qua đối tượng khách hàng nông dân".

Chưa thể triển khai bảo hiểm nông nghiệp

20-10-2011

Đại diện bảo hiểm Bảo Việt (Hà Nội) ngày 19.10 cho biết, đến thời điểm này, việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315 của Thủ tướng vẫn chưa được các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai được do gặp khá nhiều vướng mắc.

Đề xuất chính sách tín dụng riêng cho chăn nuôi

20-10-2011

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước không ủng hộ

Giải pháp mới cho phát triển nông nghiệp

20-10-2011

Liên kết công - tư đang trở thành xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp tại nước ta, tiến tới chuyên nghiệp hoá lĩnh vực nông nghiệp.

Muốn tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế: Cải cách thể chế

20-10-2011

Cải cách thể chế là việc nâng cao chất lượng chính sách, quy định của Nhà nước, qua đó thiết lập một môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp cùng phát triển và nền kinh tế có sức cạnh tranh hơn. Có một thể chế tốt cũng đồng nghĩa với việc sẽ giám sát hiệu quả việc phân bổ các nguồn lực, từ đó giúp Chính phủ có khả năng ứng phó tốt hơn với các "cú sốc" của nền kinh tế.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm biển đổi gen: Cần dán nhãn cho từng sản phẩm?

20-10-2011

Việc dán nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen để người tiêu dùng có thông tin chọn lựa hiện đang được nhiều quốc gia áp dụng, song một số chuyên gia Việt Nam lại cho rằng, điều này không cần thiết.

Giữ đúng lịch thời vụ đông xuân

19-10-2011

Mấy năm trước, vào thời điểm này người trồng lúa ĐBSCL chuẩn bị bắt tay xuống giống vụ đông xuân, thậm chí nhiều nơi đã xuống giống vì nước đã rút. Nhưng năm nay, do lũ cao, việc xuống giống đầu vụ đông xuân sẽ ra sao?

Nghịch lý giá thực phẩm từ chuồng nuôi ra chợ

19-10-2011

Giá các loại thực phẩm như lợn, gà ở các trang trại liên tục giảm mạnh, nông dân lỗ nặng. Nghịch lý ở chỗ, giá bán các sản phẩm nói trên tại các chợ ở thành phố, siêu thị vẫn cao ngất ngưởng.

Sẽ siết điều kiện kinh doanh cà phê xuất khẩu

19-10-2011

Dự thảo văn bản về điều kiện kinh doanh cà phê đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành có liên quan.

Quyết định SX vụ thu đông là chính xác

19-10-2011

Đánh giá về SX vụ thu đông (vụ 3) ở ĐBSCL, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, mặc dù có hơn 8 nghìn hecta lúa vụ 3 bị mất trắng vì lũ nhưng quyết định mở rộng SX vụ 3 là chính xác, được nhiều hơn mất. Vụ 3 năm 2011 ở ĐBSCL sẽ có thu và đóng góp đáng kể để hoàn thành mục tiêu 41 triệu tấn lương thực năm 2011.