TIN TỨC-SỰ KIỆN

Việt Nam và Thái Lan “đóng băng” xuất khẩu gạo

Ngày đăng: 21 | 10 | 2011

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Thái Lan gần như ngừng giao dịch trong khi Ấn Độ lại “rục rịch” xuất khẩu một lượng hàng lớn.

Tại thời điểm này, gạo VN có ít người mua.
Đó là những thông tin được đề cập tại Hội nghị quốc tế về gạo tổ chức tại TP.HCM trong ngày 20.10.
Liên tục trong nhiều ngày qua, giá lúa tại ĐBSCL tăng mạnh từ 7.000 đồng/kg lên 7.300 đồng rồi 7.500 - 7.600 đồng/kg vào ngày 19.10. Giá xuất khẩu cũng đã tăng lên 575 - 590 USD/tấn gạo 5% tấm (giá FOB), tăng 10 - 15 USD/tấn so với tuần trước.
Theo nhận định của đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa đang bị đẩy lên cao là do thị trường đang hút hàng nhưng trong dân không còn lúa để bán.
“Thị trường Việt Nam gần như “đóng băng” vì không có người mua lẫn người bán do lượng dự trữ trong dân hầu như không còn. Doanh nghiệp cũng không ký được hợp đồng nào mới, chỉ tập trung giao các hợp đồng cũ” – ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA) thông tin.
Tình trạng ngừng giao dịch này dự báo sẽ còn kéo dài cho đến khi Việt Nam hết lũ và bước vào thu hoạch rộ vụ thu đông. Tương tự như thế, thị trường xuất khẩu gạo Thái Lan cũng sẽ chỉ hồi phục sau khi đất nước này hết lũ lụt.
Các thương gia cho rằng tình trạng khó khăn về hậu cần và giá cao ở Thái Lan, Việt Nam có thể khiến việc nhập khẩu vào Indonesia, châu Phi và Trung Đông bị chậm lại. Và bởi những lý do trên, các thương nhân thế giới đang chuyển hướng sang tìm kiếm các nguồn cung khác có giá rẻ hơn như Ấn Độ và Pakistan. Hiện giá gạo Ấn Độ đang rẻ hơn khoảng 110 - 140 USD/tấn so với gạo Việt Nam và Thái Lan với giá chào bán từ 460 – 470 USD/tấn tùy loại.
Tại hội nghị, các thương nhân thế giới đang khá chú ý đến gạo đồ của Việt Nam. Phần lớn đánh giá rằng chất lượng gạo đồ của Việt Nam hơn hẳn một số nước trong khu vực. Trong năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 60.000 tấn gạo đồ và sẽ hướng tới mục tiêu xuất khẩu 300.000 – 400.000 tấn/năm trong tương lai.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/62499p1c25/viet-nam-va-thai-lan-dong-bang-xuat-khau-gao.htm

NỘI DUNG KHÁC

Sức vươn cây chè trên đất trung du

20-10-2011

Chè là cây trồng chủ đạo trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo của người dân Hạ Hòa (Phú Thọ). Trải qua sự biến động của giá cả thị trường, sự thay đổi trong tư duy của nông dân, đến nay, cây chè vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống của bà con, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động.

Ngân hàng ngại cho nông dân vay vốn?

20-10-2011

Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngày càng có nhiều nông dân bức xúc vì thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên, chi nhánh ngân hàng của ông cũng chỉ đứng ngoài nhìn mà không dám cho vay. Ông nhận xét: "Các ngân hàng, mà phần lớn là ngân hàng thương mại cổ phần, hầu như muốn bỏ qua đối tượng khách hàng nông dân".

Chưa thể triển khai bảo hiểm nông nghiệp

20-10-2011

Đại diện bảo hiểm Bảo Việt (Hà Nội) ngày 19.10 cho biết, đến thời điểm này, việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315 của Thủ tướng vẫn chưa được các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai được do gặp khá nhiều vướng mắc.

Đề xuất chính sách tín dụng riêng cho chăn nuôi

20-10-2011

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước không ủng hộ

Giải pháp mới cho phát triển nông nghiệp

20-10-2011

Liên kết công - tư đang trở thành xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp tại nước ta, tiến tới chuyên nghiệp hoá lĩnh vực nông nghiệp.

Muốn tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế: Cải cách thể chế

20-10-2011

Cải cách thể chế là việc nâng cao chất lượng chính sách, quy định của Nhà nước, qua đó thiết lập một môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp cùng phát triển và nền kinh tế có sức cạnh tranh hơn. Có một thể chế tốt cũng đồng nghĩa với việc sẽ giám sát hiệu quả việc phân bổ các nguồn lực, từ đó giúp Chính phủ có khả năng ứng phó tốt hơn với các "cú sốc" của nền kinh tế.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm biển đổi gen: Cần dán nhãn cho từng sản phẩm?

20-10-2011

Việc dán nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen để người tiêu dùng có thông tin chọn lựa hiện đang được nhiều quốc gia áp dụng, song một số chuyên gia Việt Nam lại cho rằng, điều này không cần thiết.

Giữ đúng lịch thời vụ đông xuân

19-10-2011

Mấy năm trước, vào thời điểm này người trồng lúa ĐBSCL chuẩn bị bắt tay xuống giống vụ đông xuân, thậm chí nhiều nơi đã xuống giống vì nước đã rút. Nhưng năm nay, do lũ cao, việc xuống giống đầu vụ đông xuân sẽ ra sao?

Nghịch lý giá thực phẩm từ chuồng nuôi ra chợ

19-10-2011

Giá các loại thực phẩm như lợn, gà ở các trang trại liên tục giảm mạnh, nông dân lỗ nặng. Nghịch lý ở chỗ, giá bán các sản phẩm nói trên tại các chợ ở thành phố, siêu thị vẫn cao ngất ngưởng.

Sẽ siết điều kiện kinh doanh cà phê xuất khẩu

19-10-2011

Dự thảo văn bản về điều kiện kinh doanh cà phê đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành có liên quan.

Quyết định SX vụ thu đông là chính xác

19-10-2011

Đánh giá về SX vụ thu đông (vụ 3) ở ĐBSCL, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, mặc dù có hơn 8 nghìn hecta lúa vụ 3 bị mất trắng vì lũ nhưng quyết định mở rộng SX vụ 3 là chính xác, được nhiều hơn mất. Vụ 3 năm 2011 ở ĐBSCL sẽ có thu và đóng góp đáng kể để hoàn thành mục tiêu 41 triệu tấn lương thực năm 2011.

Lời giải bài toán thâm canh ngô

19-10-2011

Trong canh tác sản xuất ngô, giống tốt là tiền đề quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm thì giải pháp thâm canh phù hợp là điều kiện đủ để phát huy hết tiềm năng của giống. Thực tiễn cho thấy, bà con nông dân còn theo tư duy canh tác cũ, mức độ thâm canh hạn chế nên năng suất ngô còn ở mức rất thấp.