TIN TỨC-SỰ KIỆN

Muốn tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế: Cải cách thể chế

Ngày đăng: 20 | 10 | 2011

Cải cách thể chế là việc nâng cao chất lượng chính sách, quy định của Nhà nước, qua đó thiết lập một môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp cùng phát triển và nền kinh tế có sức cạnh tranh hơn. Có một thể chế tốt cũng đồng nghĩa với việc sẽ giám sát hiệu quả việc phân bổ các nguồn lực, từ đó giúp Chính phủ có khả năng ứng phó tốt hơn với các "cú sốc" của nền kinh tế.

Gánh nặng và rừng quy định gây khó khăn lớn trong quản lý và nâng cao chất lượng thể chế của VN.
"Điểm nghẽn" thể chế
TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, cải cách thể chế là một khái niệm còn mới ở Việt Nam, về cơ bản nó khác với cải cách hành chính, tuy cũng có những điểm tương đồng. Môi trường thể chế là một yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Một môi trường lành mạnh sẽ giúp Việt Nam thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ với WTO, bảo vệ tốt hơn người dân, môi trường và xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, song môi trường thể chế của Việt Nam vẫn bị coi là còn nhiều "điểm nghẽn". Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 tại Đại hội XI của Đảng khẳng định: "Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa nghiêm..., chưa tạo được sự chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc".
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thừa nhận, so sánh với nền kinh tế của 12 quốc gia tại khu vực Đông Á thì chỉ số hiệu quả Nhà nước của Việt Nam chỉ đứng thứ 10, dưới 50% điểm, trên Campuchia và Lào. Điều này cho thấy, chất lượng thể chế tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.
Theo ông Cường, số lượng văn bản pháp luật tăng nhanh trong khi chất lượng của nhiều văn bản chưa đảm bảo; việc lấy ý kiến công chúng tuy có được cải thiện nhưng chưa thực sự thay đổi về chất; bản thân nước ta vẫn thiếu một cơ quan đầu mối, các công cụ, tiêu chí kiểm soát chất lượng văn bản pháp luật. Trong khi đó, cơ quan Nhà nước vẫn thường áp dụng biện pháp ban hành quy định để xử lý phát sinh mà chưa chú trọng tới các giải pháp thị trường, đặc biệt là vẫn tồn tại tình trạng luật khung, luật ống.
Trong bảng chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2011-2012, Việt Nam xếp thứ 65/142 quốc gia, lùi 6 bậc so với năm 2010-2011. Việc tụt lùi này bắt đầu từ các yếu tố mà theo ông Faisal Naru, Cố vấn trưởng về cải cách thể chế (Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam - USAID/VNCI) là lạm phát, bất ổn chính trị, bộ máy hành chính kém hiệu quả và các quy định về ngoại tệ, thuế và lao động.
Những quan ngại
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện cải thiện môi trường thể chế nhưng công tác này chưa mang tính thường xuyên và có hệ thống. Hiện, nước ta đứng thứ 113/142 quốc gia về gánh nặng quy định.
Theo ông Cung, tình trạng hệ thống quy định pháp luật chưa được pháp điển hóa và có quá nhiều quy định được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền, cộng thêm việc phân chia trách nhiệm không rõ ràng và chồng chéo cho thấy, môi trường thể chế của Việt Nam chưa được cải cách toàn diện, có hệ thống hoặc chưa được quản lý tốt.
Trên thực tế, mỗi năm nước ta ban hành một số lượng lớn quy định mới, trong khi chất lượng các quy định cũng là một vấn đề. Nhà nước còn sử dụng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước, chính việc này đã kìm hãm cạnh tranh, gây ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động, vì chúng làm giảm sút động lực, nâng cao hiệu suất và thực hiện đổi mới của các doanh nghiệp.
Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước (Đề án 30) đã đem lại thành tựu lớn cho Việt Nam như đã rà soát 5.421 thủ tục, cắt giảm 8,8%, đơn giản hóa 77% và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp tới 1,4 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn tiếp theo, ông Scott Jacobs, Chuyên gia quốc tế thuộc USAID/VNCI cho rằng, Việt Nam cần cắt giảm tiếp khoảng 30-50% thủ tục hành chính; đơn giản hóa hầu hết các thủ tục còn lại và nếu làm được điều đó, mức tăng GDP tiềm năng có thể lên tới 9 tỷ USD/năm.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, hiện nền kinh tế Việt Nam vẫn ở mức lạm phát cao, sức cạnh tranh thấp, do vậy cần một làn sóng cải cách mới để giải phóng lực lượng sản xuất bị kìm hãm bởi các quy định và chính sách không phù hợp. Ngoài ra, làn sóng cải cách mới này cũng để nâng cao chất lượng điều hành, tức là xây dựng các quy định tốt hơn, hiệu quả và hỗ trợ tăng trưởng dựa trên các nguyên tắc thị trường, nâng cao chất lượng phân tích chính sách, tính minh bạch và công tác phối hợp.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/10/30797.html

NỘI DUNG KHÁC

Kiểm soát chất lượng sản phẩm biển đổi gen: Cần dán nhãn cho từng sản phẩm?

20-10-2011

Việc dán nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen để người tiêu dùng có thông tin chọn lựa hiện đang được nhiều quốc gia áp dụng, song một số chuyên gia Việt Nam lại cho rằng, điều này không cần thiết.

Giữ đúng lịch thời vụ đông xuân

19-10-2011

Mấy năm trước, vào thời điểm này người trồng lúa ĐBSCL chuẩn bị bắt tay xuống giống vụ đông xuân, thậm chí nhiều nơi đã xuống giống vì nước đã rút. Nhưng năm nay, do lũ cao, việc xuống giống đầu vụ đông xuân sẽ ra sao?

Nghịch lý giá thực phẩm từ chuồng nuôi ra chợ

19-10-2011

Giá các loại thực phẩm như lợn, gà ở các trang trại liên tục giảm mạnh, nông dân lỗ nặng. Nghịch lý ở chỗ, giá bán các sản phẩm nói trên tại các chợ ở thành phố, siêu thị vẫn cao ngất ngưởng.

Sẽ siết điều kiện kinh doanh cà phê xuất khẩu

19-10-2011

Dự thảo văn bản về điều kiện kinh doanh cà phê đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành có liên quan.

Quyết định SX vụ thu đông là chính xác

19-10-2011

Đánh giá về SX vụ thu đông (vụ 3) ở ĐBSCL, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, mặc dù có hơn 8 nghìn hecta lúa vụ 3 bị mất trắng vì lũ nhưng quyết định mở rộng SX vụ 3 là chính xác, được nhiều hơn mất. Vụ 3 năm 2011 ở ĐBSCL sẽ có thu và đóng góp đáng kể để hoàn thành mục tiêu 41 triệu tấn lương thực năm 2011.

Lời giải bài toán thâm canh ngô

19-10-2011

Trong canh tác sản xuất ngô, giống tốt là tiền đề quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm thì giải pháp thâm canh phù hợp là điều kiện đủ để phát huy hết tiềm năng của giống. Thực tiễn cho thấy, bà con nông dân còn theo tư duy canh tác cũ, mức độ thâm canh hạn chế nên năng suất ngô còn ở mức rất thấp.

TỰ TIN VỚI SẢN XUẤT LÚA KHI NƯỚC BIỂN DÂNG

19-10-2011

PGS.TS Phạm Văn Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa có chuyến đi kiểm tra tình hình sản xuất và bảo vệ vụ thu đông (vụ 3) ở các tỉnh ĐBSCL. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Dư quanh vấn đề này.

Công trình thủy lợi miền Trung: "Run rẩy" trong lũ lớn

19-10-2011

Kiểm tra chuỗi thủy văn, các nhà chuyên môn nhận thấy trong thời gian từ năm 1964 đến nay, do chế độ khí hậu thất thường đã hình thành nhiều trận mưa liên tục, gây lũ chồng lũ trên địa bàn miền Trung tạo ra những cơn lũ quét, lũ kép. Điều nguy hại là tại khu vực này, phần lớn những công trình thủy lợi đã quá “già nua”.

Thị trường thịt lợn diễn biến thất thường: Bị làm giá?

19-10-2011

Từ tháng 4 đến tháng 7/2011, giá thịt lợn có lúc tăng tới đỉnh điểm nhưng hiện nay đang giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đáng chú ý là dấu hiệu bị làm giá bởi tư thương.

Quản lý sinh vật ngoại lai: Còn lúng túng

18-10-2011

Mất đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản kinh phí lớn cho các hoạt động diệt trừ chúng, tuy nhiên quản lý sao cho hiệu quả vẫn là vấn đề còn phải bàn.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Luật đã vào cuộc sống?

18-10-2011

Sau 3 tháng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực, tình trạng vi phạm VSATTP vẫn diễn ra khá phổ biến, còn văn bản hướng dẫn thực thi Luật không biết phải chờ đến bao giờ?

Phải tổ chức lại chuỗi chăn nuôi

18-10-2011

Suốt trong thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi nước ta luôn loay hoay với nỗi lo tăng- giảm giá trái ngược nhau, mà chưa tìm ra được một chiến lược phát triển ngành hợp lý.