TIN TỨC-SỰ KIỆN

TỰ TIN VỚI SẢN XUẤT LÚA KHI NƯỚC BIỂN DÂNG

Ngày đăng: 19 | 10 | 2011

PGS.TS Phạm Văn Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa có chuyến đi kiểm tra tình hình sản xuất và bảo vệ vụ thu đông (vụ 3) ở các tỉnh ĐBSCL. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Dư quanh vấn đề này.

PGS.TS Phạm Văn Dư
Thưa ông lũ ở ĐBSCL đang ở mức cao, vậy nhiều diện tích lúa thu đông liệu có an toàn không?
Diện tích xuống giống vụ thu đông năm nay trên toàn vùng ĐBSCL là 643.656 ha. Như vậy, năm nay là năm có diện tích cao nhất từ trước đến nay (trước đây, năm 2005 là năm có diện tích vụ thu đông cao nhất, với 520.000 ha). Do nước lũ lên cao, đã có 8.461 ha lúa thu đông bị thiệt hại (chiếm 1,31%).
Diện tích bị thiệt hại chủ yếu ở những nơi không có đê bao hay ở những tuyến đê bao mới làm, chân đê còn yếu, trong khi kinh nghiệm chống lũ cao của chính quyền và người dân địa phương còn hạn chế, nên đê bao đã không đứng vững được trước sức nước quá lớn.
Tuy nhiên, phần lớn các tuyến đê bao còn lại đã được làm khá vững chắc. Bên cạnh đó, ở các tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, cùng sự sát cánh rất tận tình của quân đội, nên phần lớn các tuyến đê đã được giữ vững trong điều kiện nước lũ dâng cao, vây ép tứ bề.
 Nhờ đó, dù đang có lũ lớn, đã có 260.000 ha lúa ở An Giang và Đồng Tháp được thu hoạch, với năng suất bình quân 5,3 tấn/ha. Thậm chí ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), một trong những huyện trọng điểm về ngập lũ, năng suất lên tới 7 tấn/ha. Vụ thu đông năm nay, nhìn chung ít sâu bệnh, nông dân không phải chi phí nhiều cho phân bón, thuốc BVTV …, nên giá thành sản xuất không cao. Trong khi đó, giá lúa khô hiện tại đã lên tới trên 7.000 đ/kg, nông dân thu lợi nhuận đáng kể.
Nhìn chung, xét trên toàn cục, vụ này là thành công.
Thưa ông, nếu những năm tới, nước lũ ở ĐBSCL tiếp tục ở mức cao như năm nay, thì triển vọng của vụ thu đông sẽ ra sao?
Trong điều kiện tình hình lương thực trên thế giới ngày càng gay go, quỹ đất lúa của chúng ta hạn hẹp thì chúng ta không thể nào không tiếp tục đẩy mạnh sản xuất vụ thu đông để tăng sản lượng lương thực. Đây là phương án bền bỉ, lâu dài nhất để tăng sản lượng lúa, tăng lợi nhuận cho người nông dân. Bởi lâu nay, vụ thu đông vẫn được coi là vụ phụ, là phần thưởng thêm cho người nông dân sau 2 vụ chính là đông xuân và hè thu.
Có thể nói, với mức nước lũ cao của năm nay mà chúng ta vẫn làm thành công, thì vụ thu đông này sẽ là cái mốc để tiếp tục củng cố, mở rộng vụ thu đông trong những năm tới, kể cả ở những khu vực lũ lớn.
Vừa rồi, khi đi An Giang, Đồng Tháp, là những tỉnh đầu nguồn lũ, tôi đã chứng kiến rất nhiều khu vực đê bao năm lọt thỏm giữa biển nước. Vậy mà bên trong đê bao, người dân vẫn sản xuất lúa một cách rất bình thường. Như vậy, với hệ thống đê bao này, trong những năm tới, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể sản xuất vụ thu đông một cách thành công. Và quan trọng hơn là nó cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể chủ động sản xuất được lúa trong điều kiện nước biển dâng.
Nhìn trên tổng thể, diện tích thiệt hại vì lũ ở vụ thu đông năm nay là không lớn, nhưng vẫn gây tổn thất cho nhiều người dân. Chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu thiệt hại đó trong những năm tới?
Để phát triển vụ thu đông một cách bền vững, chúng ta cần phải chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, củng cố các tuyến đê bao chống lũ. Theo đó, các địa phương cần phải tính toán, quy hoạch thật kỹ càng.  Xây dựng đê bao nên gắn với phát triển tuyến dân cư giống như mô hình ở xã An Bình B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Mô hình này cho thấy khi nước lũ dâng cao, đã luôn có sẵn người dân sinh sống ngay tại chỗ, sẵn sàng tham gia vào việc giữ đê. Đồng thời, trong mùa lũ, sự hỗ trợ của các đơn vị quân đội là rất cần thiết. Thực tế trong mùa lũ năm nay, chính nhờ có quân đội mà nhiều tuyến đê đã được bảo vệ an toàn hoặc nhanh chóng được khắc phụ sau khi xảy ra sự cố.
Để tránh đất ruộng trong vùng đê bao bị bạc màu vì thiếu sự bổ sung của phù sa từ nước lũ, khi làm các tuyến đê bao, chúng ta sẽ phải tính tới phương án làm sao có thể xả lũ luân phiên ở những vùng trồng lúa 3 vụ.
Xin cám ơn ông!
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/85170/PGSTS-PHAM-VAN-DU-PHO-CUC-TRUONG-CUC-TRONG-TROT-TU-TIN-VOI-SAN-XUAT-LUA-KHI-NUOC-BIEN-DANG-.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Công trình thủy lợi miền Trung: "Run rẩy" trong lũ lớn

19-10-2011

Kiểm tra chuỗi thủy văn, các nhà chuyên môn nhận thấy trong thời gian từ năm 1964 đến nay, do chế độ khí hậu thất thường đã hình thành nhiều trận mưa liên tục, gây lũ chồng lũ trên địa bàn miền Trung tạo ra những cơn lũ quét, lũ kép. Điều nguy hại là tại khu vực này, phần lớn những công trình thủy lợi đã quá “già nua”.

Thị trường thịt lợn diễn biến thất thường: Bị làm giá?

19-10-2011

Từ tháng 4 đến tháng 7/2011, giá thịt lợn có lúc tăng tới đỉnh điểm nhưng hiện nay đang giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đáng chú ý là dấu hiệu bị làm giá bởi tư thương.

Quản lý sinh vật ngoại lai: Còn lúng túng

18-10-2011

Mất đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản kinh phí lớn cho các hoạt động diệt trừ chúng, tuy nhiên quản lý sao cho hiệu quả vẫn là vấn đề còn phải bàn.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Luật đã vào cuộc sống?

18-10-2011

Sau 3 tháng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực, tình trạng vi phạm VSATTP vẫn diễn ra khá phổ biến, còn văn bản hướng dẫn thực thi Luật không biết phải chờ đến bao giờ?

Phải tổ chức lại chuỗi chăn nuôi

18-10-2011

Suốt trong thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi nước ta luôn loay hoay với nỗi lo tăng- giảm giá trái ngược nhau, mà chưa tìm ra được một chiến lược phát triển ngành hợp lý.

Đừng để “fast food” thay cơm

17-10-2011

Duy trì thói quen ăn cơm đồng nghĩa với giữ gìn văn hoá dân tộc, theo đó, đất lúa không thể mất đi cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Châu Á đối mặt với thách thức trong nông nghiệp

13-10-2011

Từ ngày 13 – 15/10, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Quốc tế Hiệp hội các nhà Kinh tế Nông nghiệp châu Á lần thứ 7. Hội nghị do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) phối hợp tổ chức, với sự tham gia của hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, nhà vận động phát triển và hoạch định chính sách, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

ASAE - Biến đổi khí hậu và một nền nông nghiệp châu Á bền vững

14-10-2011

Ngày 16-10 hàng năm được chọn làm ngày lương thực thế giới. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, an ninh lương thực đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia. Trong khuôn khổ Hội nghị Các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) lần thứ 7 đang diễn ra tại Việt Nam, một lần nữa các vấn đề về biến đổi khí hậu và phát triển nền nông nghiệp châu Á bền vững đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia.

Châu Á “nóng” chuyện đất đai, đảm bảo an ninh lương thực

13-10-2011

Châu Á đang hình thành và phát triển trở thành khu vực kinh tế mới của thế giới, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào những thành công và phát triển của châu lục. Tuy nhiên, châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Nông nghiệp châu Á hướng tới sự phát triển bền vững

13-10-2011

Sáng 13/10, Hội nghị Quốc tế Hiệp hội Các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á lần thứ 7 đã khai mạc tại Hà Nội với chủ đề "Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai".

Khai mạc Hội nghị các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á

13-10-2011

Hội nghị quốc tế Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) lần thứ 7 với chủ đề “Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp Châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai” đã khai mạc sáng 13/10/2011 tại Hà Nội.

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng ở châu Á

13-10-2011

Hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, các nhà vận động phát triển, các nhà hoạch định chính sách đến từ 30 quốc gia và vùng lành thổ trên thế giới đã dự Hội nghị quốc tế các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á lần thứ 7 (ASAE) diễn ra tại Hà Nội trong 3 ngày 13 đến 15/10.