TIN TỨC-SỰ KIỆN

Công trình thủy lợi miền Trung: "Run rẩy" trong lũ lớn

Ngày đăng: 19 | 10 | 2011

Kiểm tra chuỗi thủy văn, các nhà chuyên môn nhận thấy trong thời gian từ năm 1964 đến nay, do chế độ khí hậu thất thường đã hình thành nhiều trận mưa liên tục, gây lũ chồng lũ trên địa bàn miền Trung tạo ra những cơn lũ quét, lũ kép. Điều nguy hại là tại khu vực này, phần lớn những công trình thủy lợi đã quá “già nua”.

Thi công hồ chứa nước Chí Hòa (Phù Mỹ)
Phần lớn hồ chứa trên khắp cả nước được xây dựng từ những thập niên 60-70-80 (thế kỷ 20). Đó là giai đoạn nền kinh tế của đất nước còn khó khăn nên hầu hết được xây dựng trong tình trạng thiếu vật tư. Khi ấy, công tác quản lý chất lượng công trình cũng chưa được xem trọng nên nhiều công trình nhanh chóng xuống cấp. Do xuống cấp hàng loạt, Nhà nước không đủ kinh phí để duy tu, sửa chữa đồng thời nên trong nhiều năm nay, nhiều công trình vẫn đang được vận hành trong tình trạng hư hỏng, quá sức.
Ông Nguyễn Văn Phú - GĐ Công ty TNHH KTCTTL Bình Định cho biết: “Bình Định hiện có 159 hồ chứa nước lớn nhỏ, ngoài 14 hồ chứa lớn do công ty quản lý là bảo đảm an toàn, số còn lại do địa phương quản lý hầu hết đã có trên dưới 40 tuổi, được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp thủ công, thiết kế sơ sài, thiết bị thi công kém nên đã... lung lay. Mặc dù hàng năm tỉnh đã chi hàng chục tỷ đồng cho việc sửa chữa các công trình lớn, chỉ đạo, đôn đốc UBND các huyện phải kịp thời sửa chữa các công trình do cấp huyện quản lý nhưng hiện vẫn còn hàng chục hồ trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng”.
Báo cáo mới nhất của Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định cho hay: Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định có 30 hồ chứa không bảo đảm an toàn, trong đó có 20 hồ đã hư hỏng nặng, có nguy cơ xảy ra sự cố khi có mưa lũ lớn.
Đáng quan ngại hơn khi tần suất lũ của các công trình trước đây chỉ được thiết kế 10% trong khi càng về sau lượng mưa có cường suất ngày càng cao hơn, tổng lượng mưa ngày càng lớn hơn nên nguy cơ mất an toàn của các công trình là rất lớn. Ngay cả những hồ chứa lớn đã được Bộ NN-PTNT cấp kinh phí sửa chữa, nâng cấp như: hồ Núi Một, hồ Hội Sơn (Bình Định) khi xét về tiêu chuẩn chống lũ hiện hành (TCVN 285-2002) vẫn còn thấp, nếu gặp thời tiết bất lợi thì sự mất an toàn vẫn có thể xảy ra.
“Cống lấy nước của hồ Núi Một đang bị rò nước qua các khớp nối, bê tông bị xâm hại nghiêm trọng. Nếu không có kinh phí sữa chữa kịp thời thì chỉ vài năm nữa thấm lớn sẽ gây nguy cơ vỡ đập. Bên cạnh đó, đập Tháp Mão (An Nhơn) được xây dựng từ năm 1963 bằng vật liệu đá xây nên giờ kết cấu đã rệu rã, nước rò rỉ nhiều nơi. Đập Lão Tâm (Phù Cát) xây dựng từ năm 1961 hiện phía sau hạ lưu đã bị xói sâu không biết trôi khi nào. Khẩu độ thoát lũ của 2 con đập trên rất hẹp, chỉ đạt 50-60% so với yêu cầu nên cần được cải tạo kịp thời”, ông Nguyễn Văn Phú cho biết thêm.
“Dãy núi Đông Trường Sơn chạy dọc miền Trung từ Quảng Bình trở vào đã làm cho những mùa mưa càng trở nên khắc nghiệt, vì nước mưa tuôn xuống từ dãy núi này (có nơi cao đến 1.100m) tạo nên thủy lực lớn trở thành mối đe dọa cho các công trình thủy lợi”, ông Nguyễn Hoài Phương-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam.
Ở Quảng Nam, tình hình hồ đập cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang có 72 hồ chứa nước thì chỉ có 17 hồ lớn (trên 1 triệu m3), số còn lại hầu hết là nhỏ, được xây dựng thiếu bền vững và cũng đã “cao niên” do các địa phương quản lý, nhiều hồ đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Đọc mục “hiện trạng công trình” trong “Bản thống kê hồ chứa nước trên địa bàn Quảng Nam”, chúng tôi nhận thấy “xói lở mái hạ lưu, thượng lưu đập; tràn xả lũ và cống lấy nước bị hư hỏng nặng; lòng hồ bị bồi lấp...” là tình trạng phổ biến trên hầu hết các hồ chứa của tỉnh này. Ông Nguyễn Hoài Phương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam bức xúc: “Những công trình dưới 1 triệu mét khối nước do các địa phương quản lý xuống cấp mạnh, lại không được chăm sóc chu đáo. Đây là những mối họa dễ thấy trước diễn biến mưa lũ ngày càng nghiêm trọng”.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/85209/Cong-trinh-thuy-loi-mien-Trung-Run-ray-trong-lu-lon.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Thị trường thịt lợn diễn biến thất thường: Bị làm giá?

19-10-2011

Từ tháng 4 đến tháng 7/2011, giá thịt lợn có lúc tăng tới đỉnh điểm nhưng hiện nay đang giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đáng chú ý là dấu hiệu bị làm giá bởi tư thương.

Quản lý sinh vật ngoại lai: Còn lúng túng

18-10-2011

Mất đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản kinh phí lớn cho các hoạt động diệt trừ chúng, tuy nhiên quản lý sao cho hiệu quả vẫn là vấn đề còn phải bàn.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Luật đã vào cuộc sống?

18-10-2011

Sau 3 tháng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực, tình trạng vi phạm VSATTP vẫn diễn ra khá phổ biến, còn văn bản hướng dẫn thực thi Luật không biết phải chờ đến bao giờ?

Phải tổ chức lại chuỗi chăn nuôi

18-10-2011

Suốt trong thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi nước ta luôn loay hoay với nỗi lo tăng- giảm giá trái ngược nhau, mà chưa tìm ra được một chiến lược phát triển ngành hợp lý.

Đừng để “fast food” thay cơm

17-10-2011

Duy trì thói quen ăn cơm đồng nghĩa với giữ gìn văn hoá dân tộc, theo đó, đất lúa không thể mất đi cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Châu Á đối mặt với thách thức trong nông nghiệp

13-10-2011

Từ ngày 13 – 15/10, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Quốc tế Hiệp hội các nhà Kinh tế Nông nghiệp châu Á lần thứ 7. Hội nghị do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) phối hợp tổ chức, với sự tham gia của hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, nhà vận động phát triển và hoạch định chính sách, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

ASAE - Biến đổi khí hậu và một nền nông nghiệp châu Á bền vững

14-10-2011

Ngày 16-10 hàng năm được chọn làm ngày lương thực thế giới. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, an ninh lương thực đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia. Trong khuôn khổ Hội nghị Các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) lần thứ 7 đang diễn ra tại Việt Nam, một lần nữa các vấn đề về biến đổi khí hậu và phát triển nền nông nghiệp châu Á bền vững đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia.

Châu Á “nóng” chuyện đất đai, đảm bảo an ninh lương thực

13-10-2011

Châu Á đang hình thành và phát triển trở thành khu vực kinh tế mới của thế giới, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào những thành công và phát triển của châu lục. Tuy nhiên, châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Nông nghiệp châu Á hướng tới sự phát triển bền vững

13-10-2011

Sáng 13/10, Hội nghị Quốc tế Hiệp hội Các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á lần thứ 7 đã khai mạc tại Hà Nội với chủ đề "Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai".

Khai mạc Hội nghị các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á

13-10-2011

Hội nghị quốc tế Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) lần thứ 7 với chủ đề “Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp Châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai” đã khai mạc sáng 13/10/2011 tại Hà Nội.

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng ở châu Á

13-10-2011

Hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, các nhà vận động phát triển, các nhà hoạch định chính sách đến từ 30 quốc gia và vùng lành thổ trên thế giới đã dự Hội nghị quốc tế các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á lần thứ 7 (ASAE) diễn ra tại Hà Nội trong 3 ngày 13 đến 15/10.

PGS.TS nguyễn Đình Long nhận Huân chương lao động hạng ba

11-10-2011

Hòa cùng với không khí chào mừng ngày giải phóng Thủ đô, Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp Phát triển nông thôn (IPSARD) đón nhận một tin vui khi đồng chí Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Đình Long – phó Viện trưởng IPSARD được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng III. Lễ trao tặng đã được tổ chức trọng thể tại hội trường Viện vào chiều 10/10/2011.